Apple bị kiện vì ‘ép’ người dùng sửa iPhone tại hãng
Việc Apple khóa iPhone bằng Lỗi 53 ( Error 53) khi khách hàng sửa máy tại các bên không do hãng ủy quyền có thể vi phạm Luật Tiêu dùng Australia.
Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Australia đã bắt đầu tố tụng chống lại Apple khi cho rằng công ty công nghệ Mỹ vi phạm quyền lợi khách hàng. Cụ thể, người dùng sửa iPhone liên quan đến phím Home tại các trung tâm không thuộc Apple đã bị hãng khóa máy thành “cục gạch” và hiện thông báo “Error 53″.
Dù đã ra bản phần mềm khắc phục “Error 53″ nhưng Apple vẫn phải đối mặt với vụ kiện tại Australia.
Tháng 2/2016, Apple cho rằng vấn đề mà khách hàng gặp phải là “kết quả của cuộc kiểm tra an ninh mà hãng thiết kế nhằm bảo vệ người dùng”, là cơ chế nhằm ngăn ngừa cảm biến vân tay Touch ID bị xâm phạm. Sau đó không lâu hãng đã tung iOS 9.2.1 nhằm khắc phục lỗi trên, đồng thời tránh rơi vào rắc rối pháp lý.
Chuyên gia cho rằng hành động của Apple có thể bị coi là bất hợp pháp khi vô hiệu hóa thiết bị của người dùng, trừ khi họ chọn cách sửa chữa tốn kém của hãng. Luật Tiêu dùng Australia đảm bảo người dùng có quyền sửa chữa hoặc hoàn trả nếu sản phẩm không phù hợp, ngay cả khi bảo hành của hãng bị hạn chế hoặc hết hạn.
“Từ chối quyền lợi của người tiêu dùng khi họ sửa chữa sản phẩm ở bên thứ ba không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn là hành động ngăn cản họ chọn những nơi có chi phí sửa chữa hợp lý hơn hãng”, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia ( ACCC) Rod Sims cho biết.
ACCC đã kiện Apple tại Tòa án Liên bang Australia và đang đề nghị hình phạt tiền, lệnh cấm và buộc Apple phải khai báo, tuân thủ và công khai chi phí sửa chữa. Tuy nhiên vụ tố tụng pháp lý này có thể phải kéo dài vài tháng.
Video đang HOT
Bảo Anh
Theo VNE
Apple bị buộc trả 14,5 tỷ USD tiền tránh thuế
Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Ireland thu 14,5 tỷ USD tiền thuế từ Apple cùng với các khoản lãi suất theo quy định.
Ủy ban Châu Âu cáo buộc Apple đã nhận được những ưu đãi thuế bất hợp pháp từ chính phủ Ireland. Quyết định này tiến thêm một bước trong quá trình điều tra những thủ đoạn gian lận thuế của các công ty đa quốc gia từ Mỹ trên phạm vi châu Âu.
Trong thông cáo báo chí về quyết định trên, những nhà thực thi luật chống độc quyền cho rằng hai thỏa thuận thuế của Apple với chính phủ Ireland đã "làm giảm bất thường và căn bản" số tiền thuế mà Apple phải trả cho nước này kể từ năm 1991.
Đây không phải lần đầu tiên Apple dính các vụ nghi vấn trốn thuế. Ảnh: North Jersey.
Thỏa thuận năm 1991 cho phép Apple khai báo lợi nhuận từ hai công ty con thuộc Ireland là Apple Sales International và Apple Operations Europe. Theo công bố của Ủy ban Châu Âu, hai công ty này "không tương xứng với tình trạng nền kinh tế", do đó các thỏa thuận thuế là bất hợp pháp bởi nó trao cho Apple "lợi thế đáng kể so với các đối thủ cùng chịu 1 luật thuế trên".
"Các nước thành viên Ủy Ban không thể trao lợi thế về thuế cho riêng một vài công ty - điều này đi trái với các hiệp định hợp tác của EU", Margrethe Vestager, người đứng đầu bộ phận Chính sách cạnh tranh của Ủy ban phát biểu.
"Các cuộc điều tra của Ủy ban đã kết luận rằng Ireland trao các quyền lợi thuế bất hợp pháp cho Apple, giúp công ty này trả ít thuế hơn hẳn so với các đối thủ qua nhiều năm. Ưu đãi này cho phép Apple chỉ trả thuế suất thực tế tương đương 0.005% lợi nhuận tại châu Âu vào năm 2014, giảm mạnh từ mức 1% vào năm 2003".
Vụ việc này có thể ảnh hưởng đến sự kiện ra mắt iPhone 7 vào tuần sau. Ảnh: USAToday.
Các nhà hành pháp châu Âu đã tiến hành hàng loạt cuộc điều tra liên quan các "thỏa thuận ngọt ngào" được các nước thành viên gợi ý cho các công ty đa quốc gia. Các thỏa thuận này cho phép các công ty chuyển lợi nhuận đi và lợi dụng các lỗ hổng luật để trả tỷ lệ thuế thấp hơn.
Quyết định cáo buộc Apple được đưa ra vào thứ ba (30/8), theo sau các cáo buộc tương tự với Starbuck và Fiat vào năm 2015.
Vụ việc này có thể ảnh hưởng đến Apple khi họ sắp ra mắt sản phẩm mới vào tuần sau, cùng với đó tác động mạnh đến các chính sách thuế ở châu Âu nhằm tránh các mưu đồ né thuế như trên, về lâu dài thay đổi căn bản chiến lược thuế của các công ty.
Nó cũng có thể khiến quan hệ Mỹ - châu Âu căng thẳng về mặt thương mại. Bộ Ngân khố Mỹ đã chỉ trích các nhà hoạt động thuế tại châu Âu vào tuần trước, cho rằng Ủy ban đang hành động như một "quan chức thuế xuyên quốc gia", làm khó khăn hơn nỗ lực cải tổ ngành thuế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Ireland Michael Noonan nói với Reuters rằng nước này không đồng tình với quyết định của Ủy ban.
"Quyết định này khiến chúng tôi phải tìm đến sự đồng thuận từ chính phủ", Noonan nói: "Điều này là cần thiết để đảm bảo tính nguyên vẹn của hệ thống thuế, đảm bảo cho các doanh nghiệp, cũng như chống lại sự áp đặt các luật lệ EU vào bộ luật thuế của các thành viên tối cao".
Apple tuyên bố phản đối mọi cáo buộc. Ảnh: The Verge.
Nói với BBC, Apple tuyên bố chống lại cáo buộc này: "Ủy ban Châu Âu đang cố viết lại lịch sử của Apple tại lục địa này, lờ đi các luật thuế của Ireland và làm đảo lộn hệ thống thuế quốc tế".
"Các điều tra của EU không nhằm vào việc Apple trả thuế bao nhiêu, mà hướng đến việc các quốc gia thu thập tiền thuế như thế nào. Hành động này sẽ ảnh hưởng sâu rộng, tạo hiệu ứng xấu đến dòng đầu tư và quá trình tạo việc làm ở châu Âu. Apple luôn làm theo luật và trả thuế đầy đủ tại các quốc gia chúng tôi hoạt động. Chúng tôi sẽ phản đối này và tự tin quyết định này sẽ bị rút lại", Apple tuyên bố.
Lê Phát
Theo Zing
Apple lại bị kiện tại Trung Quốc Cơ quan giám sát phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng Apple vi phạm quyền tác giả khi cho phép người dùng xem một bộ phim mang nội dung tuyên truyền qua ứng dụng Youku HD. Công ty trụ sở tại California hiện đang bị kiện bởi bộ phận quản lý phương tiện truyền thông đại chúng nhà nước Trung Quốc (SARFT)...