Apple bị kiện tập thể với cáo buộc tiếp thị gian dối và lừa đảo đối với các vấn đề về màn hình của MacBook M1
Nhiều khách hàng đã phàn nàn rằng màn hình trên những chiếc MacBook M1 mới của họ đột nhiên bị nứt hoặc hiển thị các đường ngang dọc màu đen khiến chúng không thể sử dụng được.
Apple đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể mới ở Mỹ với cáo buộc tiếp thị sai lệch và/hoặc lừa đảo đối với MacBook Pro và MacBook Air M1, cùng với đó là cáo buộc về các hoạt động kinh doanh gian lận, hành vi sai trái trong hỗ trợ khách hàng và vi phạm luật tiêu dùng.
Vụ kiện được đệ trình trong tuần này tại Bắc California, đại diện cho các khách hàng của Apple trên khắp nước Mỹ, những người đã phải đối mặt với các lỗi phần cứng trên M1 MacBook Pro và MacBook Air của họ.
Trong vài tháng qua, nhiều khách hàng đã phàn nàn rằng màn hình trên những chiếc MacBook M1 mới của họ đột nhiên bị nứt hoặc hiển thị các đường ngang dọc màu đen khiến chúng không thể sử dụng được. Theo cáo buộc trong hồ sơ vụ kiện, những khách hàng đó nói rằng các vết nứt và lỗi này là do lỗi phần cứng chứ không phải do người dùng tự gây ra.
Nhiều người dùng bàn tán về việc màn hình MacBook Air M1 tự nứt trên trang hỗ trợ của Apple
Video đang HOT
Vụ kiện đề cập đến vấn đề lớn hơn đối với hoạt động kinh doanh “tiếp thị lừa đảo” và “gian lận” của Apple. Vụ kiện cáo buộc Apple quảng cáo sai màn hình 13 inch trong MacBook Pro và MacBook Air là “chất lượng, đáng tin cậy và độ bền cao”, mặc dù thực tế là ngược lại.
Apple bị cho là cố tình lừa dối khách hàng bằng cách ca ngợi chất lượng màn hình của MacBook Pro và MacBook Air. Theo hồ sơ, Apple đã biết về lỗi của màn hình trong khi thực hiện các bài kiểm tra chất lượng, nhưng vẫn quyết định mở bán và “quảng cáo” chất lượng cực tốt.
” Để đảm bảo độ bền, chúng tôi đã đánh giá MacBook Air 13 inch trong Phòng thí nghiệm kiểm tra độ tin cậy của chúng tôi, sử dụng các phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt mô phỏng trải nghiệm của khách hàng”, đơn kiện trích lời Apple như một tài liệu bổ sung cho thấy công ty đã biết về lỗi này. Công ty đã “cẩu thả” khi không xác định được yếu điểm của màn hình, theo đơn kiện.
Vụ kiện tiếp tục cáo buộc Apple vi phạm nghiêm trọng luật người tiêu dùng, theo luật ở bang California. Cụ thể, đơn kiện cáo buộc Apple vi phạm luật tiêu dùng khi từ chối sửa chữa màn hình cho khách hàng, ngay cả khi chúng còn bảo hành.
Đơn kiện trích dẫn một khách hàng đã được báo giá 480 USD cho việc thay thế màn hình trong MacBook Air bị hỏng, trong khi một khách hàng khác được cho biết chi phí là 615 USD. Trong nhiều trường hợp khác, theo đơn kiện, Apple đã từ chối sửa chữa màn hình theo bảo hành vì công ty cho rằng chúng do người dùng gây ra và được coi là rơi vỡ ngẫu nhiên.
Trong một số trường hợp, những vật lạ nhỏ kẹt giữa MacBook và màn hình của nó có thể gây ra hư hỏng; tuy nhiên, đơn kiện tuyên bố không có khách hàng nào làm như vậy và bản chất phổ biến của lỗi này càng chứng tỏ rằng đó là một lỗi sản xuất hơn là bất cứ điều gì khác. Những khách hàng này cáo buộc Apple thực hiện mô hình kinh doanh sai trái, luôn sử dụng lý do hỏng màn hình để cố tình đưa họ vào cái vòng luẩn quẩn trong việc sửa màn hình.
Hiện tại, đơn kiện không yêu cầu Apple bồi thường thiệt hại hoặc tiền bạc. Thay vào đó, họ yêu cầu Apple thay đổi việc “tiếp thị sai lệch” về chất lượng và độ tin cậy của màn hình MacBook, và chấm dứt việc “sửa chữa, thay thế hoặc khắc phục bất hợp pháp, không công bằng, sai sự thật và/hoặc lừa đảo.”
Vụ kiện tập thể cho Apple thời gian 30 ngày, kể từ ngày 30 tháng 8, để trả lời các khách hàng và xác định lỗi màn hình bị cáo buộc. Sau 30 ngày trôi qua mà Apple không có động thái nào, vụ kiện, đại diện cho khách hàng của Apple và những người khác có liên quan, sẽ được chuyển sang yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại.
Số tiền thiệt hại cụ thể mà vụ kiện mong muốn sẽ được xác định sau trong quá trình xét xử do bồi thẩm đoàn yêu cầu. Mặc dù vậy, dự đoán thiệt hại tập thể từ những khách hàng của Apple gặp phải lỗi màn hình nói trên có thể lên đến hơn 5 triệu USD, chưa tính phí phạt thu nhập bất chính và phí trừng phạt do “hành vi lừa dối” của Apple gây ra.
Người phát ngôn của Apple từ chối bình luận khi được liên hệ để phản hồi về vụ kiện.
Theo chân Apple, Google sẽ dùng chip "nhà trồng" trên laptop Chromebook vào năm 2023
Google hiện đang sử dụng các chip do Intel và AMD sản xuất trên Chromebook.
Cuối năm 2020, Apple đã ra mắt MacBook với chip "nhà trồng" M1, đánh dấu một sự thay đổi lớn trên thị trường. Giờ đây, theo chân Apple, Google đang tiến gần hơn đến việc tung ra các CPU của riêng mình cho dòng laptop Chromebook, theo những nguồn tin nội bộ của trang Nikkei Asia.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ được cho là có kế hoạch sử dụng CPU của mình trong Chromebook và tablet chạy ChromeOS từ khoảng năm 2023. Google chưa đưa ra phản hồi về thông tin này.
Sundar Pichai, CEO Google, giới thiệu Chromebook Pixel vào ngày 21 tháng 2 năm 2013
CPU có thể được coi là bộ não của máy tính khi chúng thực hiện tất cả các tác vụ chính. Google hiện đang sử dụng các CPU do Intel và AMD sản xuất để dùng trên Chromebook. Các chip mới của Google được cho là dựa trên kiến trúc của Arm, hãng thiết kế chip nước Anh thuộc sở hữu của SoftBank, đây cũng là hãng cung cấp kiến trúc chip cho 90% smartphone trên thế giới.
Đầu tháng này, Google đã thông báo rằng họ sẽ sử dụng bộ xử lý smartphone của riêng mình có tên là Google Tensor. Con chip này sẽ cung cấp sức mạnh cho các thiết bị Pixel 6 và Pixel 6 Pro mới, dự kiến sẽ được bán vào mùa thu năm nay.
Apple duy trì vị trí thứ hai trong thị trường PC Apple đang duy trì vị trí thứ hai trên thị trường PC nhờ vào sức mạnh đến từ doanh số Mac dựa trên M1 nhằm bù đắp cho doanh số iPad đang giảm sút. Doanh số máy Mac tăng nhưng iPad giảm đã ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của Apple trên thị trường PC Theo AppleInsider , các điều kiện phức tạp...