Apple bị kiện
Apple đối mặt vụ kiện tập thể tại California sau khi bị vạch trần hành động thu thập thông tin người dùng iPhone, kể cả khi tính năng theo dõi dữ liệu được tắt.
Logo Apple trước một cửa hàng tại San Francisco, California. Ảnh: Time.
Đơn kiện tập thể được gửi lên tòa án California (Mỹ) vào ngày 10/11, cáo buộc Apple thu thập dữ liệu người dùng iPhone ngay cả khi các cài đặt được tắt.
Đơn kiện cáo buộc Apple vi phạm Đạo luật Xâm phạm Quyền Riêng tư California. Trước đó, trang Gizmodo đã xuất bản bài viết chứng minh dữ liệu iPhone được gửi về Apple, bất kể người dùng có bật cài đặt quyền riêng tư hay không.
“Quyền riêng tư là một trong những yếu tố được Apple sử dụng để tạo ra khác biệt trong sản phẩm của họ so với đối thủ. Tuy nhiên, những phát ngôn về quyền riêng tư của công ty chỉ là viển vông”, Elliot Libman, đại diện nguyên đơn cho biết.
Thông tin trong bài được phân tích bởi 2 lập trình viên thuộc công ty phần mềm Mysk. Trong một ví dụ, kho ứng dụng App Store thu thập các hành động theo thời gian thực, bao gồm nội dung được nhấn, ứng dụng đang tìm kiếm, quảng cáo được nhìn thấy, thời gian xem app…
Không chỉ App Store, các ứng dụng mặc định như Apple Music, Apple TV, Books, iTunes Store và Stocks đều gửi dữ liệu thống kê về Apple. Một số thông tin được thu thập có thể gắn với danh tính thiết bị như model iPhone, độ phân giải màn hình, ngôn ngữ bàn phím… Việc tắt cài đặt “ iPhone Analytics” không mang đến khác biệt rõ rệt.
Dù ứng dụng Health và Wallet không thu thập thông tin phân tích, hành động thu thập chi tiết hành động, thông tin nhận dạng iPhone trong các app khác của Apple gây nhiều bất ngờ.
Theo Gizmodo, những dữ liệu có thể rất nhạy cảm trong một số trường hợp, đặc biệt nếu người dùng tìm kiếm app liên quan đến tôn giáo, sức khỏe…
“Thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách thu thập, theo dõi dữ liệu rộng rãi và bất hợp pháp, Apple hoàn toàn biết những khía cạnh mật thiết, kể cả góc tối trong việc sử dụng app của người dùng, kể cả khi họ có chấp nhận đề nghị viển vông của Apple nhằm giữ các thông tin một cách riêng tư hay không”, đơn kiện cho biết.
Video đang HOT
Giao diện chính của kho ứng dụng App Store trên iPhone. Ảnh: MobileSyrup.
Apple luôn tạo dựng hình ảnh như một công ty bảo mật, quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng. Hãng công nghệ từng chạy biển quảng cáo với khẩu hiệu “Nếu nói về bảo mật, phải nói về iPhone” (Privacy. That’s iPhone) suốt nhiều tháng để khẳng định khả năng bảo vệ quyền riêng tư của mình.
Tuy nhiên, những thay đổi gần đây cho thấy Apple đang đi ngược lại tôn chỉ, trong bối cảnh công ty mở rộng sang lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Chỉ trong năm 2021, Apple thu về hơn 68 tỷ USD doanh thu dịch vụ. Theo nhà phân tích Wamsi Mohan, trong tháng 7, Táo khuyết đã thu về 5 tỷ USD doanh thu từ hệ thống quảng cáo riêng.
“Tôi hy vọng Apple, một hãng luôn đề cao quyền riêng tư, sẽ có cách thu thập số liệu minh bạch hơn”, công ty phần mềm Mysk chia sẻ.
Apple đi ngược tôn chỉ, thu thập hàng loạt dữ liệu người dùng iPhone
Dù đã tắt các cài đặt, iPhone vẫn có cách thu thập dữ liệu người dùng và gửi về máy chủ Apple.
iPhone thu thập dữ liệu người dùng từng phút từng giây. Ảnh: 9to5mac.
Trong bản cập nhật iOS 14.5, Apple đã giới thiệu tính năng "App Tracking Transparency" (ATT), cho phép người dùng iPhone kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, thông tin của bản thân trước các ứng dụng bên thứ ba.
Tuy nhiên, mới đây lập trình viên của công ty phần mềm Mysk đã chỉ ra những ứng dụng mặc định của Apple mới chính là "thủ phạm" thu thập dữ liệu người dùng trái phép.
Apple gây sốc vì bí mật thu thập dữ liệu người dùng
Trên Twitter, lập trình viên đã cảnh báo người dùng về "nguy cơ quyền riêng tư" trên iPhone, đồng thời đăng tải ảnh chụp và video chứng minh App Store đang thu thập dữ liệu trên thiết bị của mình.
"Những thay đổi gần đây liên quan đến quảng cáo trên App Store của Apple đã tạo ra nhiều nguy cơ về quyền riêng tư. Mọi thao tác của người dùng trên App Store đều sẽ được gửi về Apple", Mysk khẳng định.
Theo công ty phần mềm, người dùng chỉ cần nhấn vào App Store, Táo khuyết sẽ ngay lập tức nhận được toàn bộ dữ liệu sử dụng một cách chi tiết nhất. Những dữ liệu bị Apple thu thập bao gồm loại thiết bị, độ phân giải màn hình, kết nối mạng, bàn phím ảo người dùng sử dụng cùng với những thông tin nhạy cảm như nhận dạng vân tay.
Tính năng ATT được Apple giới thiệu sẽ giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Ảnh: PCMag.
Apple sẽ biết ứng dụng mà người dùng từng tìm kiếm, những quảng cáo họ đã xem và thời gian họ dành cho từng ứng dụng khác nhau. Đây đều là những dữ liệu mà tính năng ATT chặn các ứng dụng bên thứ 3 truy cập.
Nhóm kỹ sư cho biết việc tắt tất cả tính năng cá nhân hóa vẫn không ảnh hưởng đến lượng thống kê mà App Store gửi về Apple. Chúng sẽ được gửi đến Apple mặc dù người đã tắt tính năng cá nhân hóa quảng cáo, đề xuất và vô hiệu hóa chia sẻ dữ liệu và số liệu phân tích. "Với một công ty như Apple, mức độ chi tiết của các thông tin này sẽ tạo ra một cú sốc lớn", Mysk nói với Gizmodo.
Không chỉ App Store, các ứng dụng mặc định khác như Apple Music, Apple TV, Books, iTunes Store và Stocks đều gửi dữ liệu thống kê về Apple, tiếp tay hãng công nghệ theo dõi mọi hành vi người dùng thông qua các dịch vụ của mình.
Đơn cử như app Stocks cho phép Apple xem những mã chứng khoán bạn đã xem, đã tìm kiếm cùng với dấu thời gian và mọi tin tức bạn từng đọc bên trong ứng dụng. Những thông tin này được gửi đến một website khác, tách biệt với kho dữ liệu đám mây iCloud.
Apple đi ngược lại tôn chỉ
Để chứng minh cho điều này, các lập trình viên đã thử nghiệm trên nhiều thiết bị khác nhau. Đầu tiên, họ sử dụng iPhone đã bị bẻ khóa (jailbreak) trên phiên bản iOS 14.6. Sau đó, lập trình viên thử nghiệm trên iPhone chạy iOS 16 và cũng cho ra kết quả tương tự. Các ứng dụng trên cả hai thiết bị đều gửi dữ liệu về Apple cùng một lúc dù họ có bật các cài đặt về quyền riêng tư hay không.
Các thông tin người dùng trên iPhone liên tục được gửi về Apple. Ảnh: Mysk.
Mysk nhận định việc Apple theo dõi người dùng như vậy đã đi ngược lại tiêu chuẩn bảo mật trong lĩnh vực công nghệ. Nhóm lập trình viên đã thử thực hiện thí nghiệm tương tự trên Google Chrome và Edge của Microsoft. Kết quả cho thấy cả hai trình duyệt này đều không gửi dữ liệu về máy chủ nếu tắt tính năng thu thập thông tin.
Theo Gizmodo, bảo mật là tính năng mà Apple luôn tự hào rằng mình vượt trội những hãng khác. Hãng công nghệ từng chạy biển quảng cáo với khẩu hiệu "Nếu nói về bảo mật, phải nói về iPhone" (Privacy. That's iPhone) suốt nhiều tháng để khẳng định về khả năng bảo vệ quyền riêng tư của mình.
Trên website chính thức, tập đoàn công nghệ còn khẳng định: "Những nền tảng quảng cáo của Apple không bao giờ theo dõi người dùng, không lợi dụng các dữ liệu từ các app để quảng cáo mục tiêu hay chia sẻ chúng với các nhà môi giới".
Apple luôn tự hào về khả năng bảo mật của mình. Ảnh: Apple.
Tuy nhiên, những thay đổi gần đây của Apple cho thấy hãng đang dần đi ngược lại với tôn chỉ của mình và làm dấy lên nhiều lo ngại liên quan đến quyền riêng tư. Tập đoàn công nghệ Mỹ đang tham vọng bành trướng trong ngành công nghiệp tiếp thị.
Chỉ riêng trong năm 2021, Apple thu về hơn 68 tỷ USD doanh thu dịch vụ. Theo nhà phân tích Wamsi Mohan, trong tháng 7 vừa qua, Apple đã thu về 5 tỷ USD doanh thu chỉ từ hệ thống quảng cáo riêng của hãng.
"Tôi hy vọng Apple, một hãng luôn đề cao quyền riêng tư, sẽ có cách thức thu thập số liệu minh bạch hơn", công ty phần mềm Mysk chia sẻ.
Vì sao iPhone phải cập nhật iOS 15.6 ngay lập tức? Apple thúc giục người dùng cài đặt iOS 15.6, phiên bản vá 39 lỗi bảo mật mà hacker có thể khai thác để thu thập dữ liệu nhạy cảm và theo dõi iPhone. Hàng triệu người dùng iPhone có thể gặp nguy hiểm. (Ảnh: Shutterstock) Apple hối thúc người dùng cài phiên bản hệ điều hành mới nhất, iOS 15.6, vì nó bao...