Apple bị cáo buộc “bắt nạt” các nhà mạng di động tại Hàn Quốc
Apple có vẻ khó lòng tránh được khỏi các rắc rối pháp lý. Sau một loạt các vụ kiện tại Trung Quốc và Đức, gã khổng lồ công nghệ Mỹ hiện đang phải đối mặt với con thịnh nộ mới, đến từ quê nhà của Samsung.
Cơ quan giám sát chống độc quyền Hàn Quốc vừa cáo buộc Apple sử dụng vị trí dẫn đầu về điện thoại di động tại nước này để chèn ép các doanh nghiệp viễn thông địa phương, buộc họ chi trả nhiều khoản chi phí vô lý liên quan đến việc bán iPhone.
Trong phiên điều trần gần đây, Ủy ban thương mại (FTC) cho biết Apple đã buộc các nhà mạng phải chịu các khoản phí quảng cáo, các sự kiện ra mắt, thậm chí là cả chi phí sửa chữa.
“Lợi thế cửa trên của Apple trong đàm phán kinh doanh với các nhà mạng địa phương được nhận định qua các phân tích kinh tế. Việc Apple thu quỹ quảng cáo là một cách bòn rút lợi nhuận từ các nhà mạng viễn thông Hàn Quốc”, tờ The Korea Herald trích lời một quan chức cấp cao của FTC.
Đứng về phía Apple, bao gồm nhiều học giả và các nhà kinh tế, cho rằng Apple đã không hề lạm dụng quyền lực đang có, bởi cả cả Apple lẫn các nhà mạng đều ít nhiều hưởng lợi từ các khoản đầu tư tại xứ sở kim chi.
“Khi các quỹ quảng cáo hình thành, chúng mang lại lợi ích cho cả Apple và các nhà mạng di động. Sự tham gia của Apple vào các hoạt động quảng cáo là hoàn toàn hợp lý nhằm duy trì thương hiệu của chính công ty”, họ giải thích.
Những cáo buộc trước đây
Apple từng bị buộc tội gây sức ép lên các nhà mạng Hàn Quốc, yêu cầu thay đổi toàn bộ hệ thống bán hàng từ Windows sang iOS hồi cuối năm 2017. Thêm vào đó, gã khổng lồ công nghệ Mỹ vướng phải cáo buộc đòi hỏi các nhà mạng phải chi trả phí chuyển đổi sang iPad, ước tính lên tới hàng triệu USD.
Các doanh nghiệp viễn thông không đủ khả năng chống lại yêu cầu từ phía Apple. Apple với lượng khách hàng trung thành lớn, cùng sự cạng tranh gay gắt giữa bản thân các nhà mạng, khiến họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận chịu đựng những yêu cầu này.
Video đang HOT
Tháng 11/2018, những khiếu nại tương tự cũng đã từng xuất hiện, khi Hiệp hội các nhà phân phối di động Hàn Quốc tiết lộ Apple yêu cầu các nhà bán lẻ địa phương phải trả tiền cho các sản phẩm dùng thử cũng như các chi phí xoay quanh kệ trưng bày sản phẩm của hãng.
Theo VnReview
Bảy câu cha mẹ cần hỏi nếu nghĩ con bị bắt nạt ở trường
"Sao con lại chọn đường xa hơn để đến trường?", "Sao con không dùng nhà vệ sinh ở trường?" là câu hỏi giúp xác định tình huống bắt nạt.
Tiến sĩ Michele Borba, nhà tâm lý giáo dục được công nhận quốc tế, chuyên gia về nạn bắt nạt học đường chia sẻ trên US News bí quyết để trẻ mở lời với bố mẹ về tình huống bị bắt nạt.
Phụ huynh thường hỏi tôi làm thế nào để biết con đang bị bắt nạt ở trường khi con không chủ động nói về chuyện đó.
Vấn đề này không hề dễ "điều tra". Nhưng nếu con thực sự đang rơi vào tình huống này, bạn cần biết để giải quyết sớm, hạn chế tổn thương về cả tinh thần lẫn thể xác.
Vậy bạn có thể làm gì nếu trẻ không tự nguyện cung cấp thông tin? Hãy hỏi đúng câu cần thiết và chú ý đến những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt. Dưới đây là bảy câu hỏi gợi ý của tôi.
Đó có phải là tai nạn không?
Những vết cào ra máu hay bầm xước mà không được giải thích cụ thể, quần áo xộc xệch hay có vết rách, dụng cụ học tập hay tiền ăn trưa bị mất có thể là manh mối giúp bạn tìm ra sự thật. Nếu các dấu hiệu trên xuất hiện thường xuyên, bạn nên đặc biệt lưu tâm.
Bắt nạt thường là hành động có chủ ý, không phải vô tình. Do đó, bạn có thể hỏi sâu hơn nếu biết con bị làm đau: "Bạn ấy có cố ý không?", "Con có bảo bạn ngừng lại không?", "Bạn có tiếp tục làm bất chấp lời con nói không?".
Ảnh: iStockPhoto
Con ngồi ở đâu?
Cố tình để một đứa trẻ ngồi một mình trong căng tin là hành vi bắt nạt kiểu tẩy chay. Cách để dò hỏi về chuyện này là "Con ngồi ở đâu?", "Có ai ngồi cạnh con không?", "Các bạn khác ngồi ở chỗ nào?". Nếu con không có ai để ngồi cùng hay trò chuyện vào những lúc như thế, bạn hãy giúp con kết bạn hoặc tham gia một câu lạc bộ nào đó thường sinh hoạt vào giờ ăn trưa.
Tại sao con không dùng nhà vệ sinh ở trường?
Những cuộc khảo sát về nạn bắt nạt cho thấy nhiều học sinh sợ dùng nhà vệ sinh ở trường vì nơi đó dễ trở thành nạn nhân nhất. Nếu con phải đợi cho đến khi về nhà để chạy ào vào nhà vệ sinh, bạn có thể nghĩ đến khả năng con bị bắt nạt ở trường.
Để tìm hiểu, bạn hãy dùng câu hỏi: "Con và các bạn ở trường có thể an toàn khi dùng nhà vệ sinh không?". Nếu mọi việc đúng như bạn nghĩ, hãy gặp giáo viên đề nghị giải pháp thay thế, chẳng hạn dùng nhờ nhà vệ sinh ở phòng y tế hay để trẻ đi cùng một người bạn thân.
Con sẽ làm gì nếu bị bắt nạt?
Trẻ cần biết cách báo cáo người lớn khi bị bắt nạt và bạn nên để trẻ làm quen với quy trình đó. Nhiều trường sẽ ghi đầy đủ thông tin hướng dẫn trên website. Bạn hãy thử hỏi: "Con sẽ báo cáo về nạn bắt nạt ở đâu nào?", "Con sẽ gặp ai để nhờ giúp đỡ?", "Khi bạn nào đó bị bắt nạt, cô giáo có biết không". Phản ứng của trẻ sẽ giúp bạn biết được cảm nhận của trẻ về mức độ an toàn hiện tại và can thiệp nếu cần thiết.
Tại sao con lại đi một đường mới?
Bắt nạt thường diễn ra ở những nơi không bị người lớn giám sát. Nếu trẻ đột ngột thay đổi đường đến trường hoặc tránh một khu vực nhất định, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt.
Bạn nên hỏi: "Sao con không bắt xe bus?", "Tại sao con lại chọn đường xa hơn trước để tới trường?", "Giám thị có hay coi chừng học sinh ở hành lang không?".
Ai nhắn tin cho con vậy?
Con bạn có úp điện thoại xuống khi tin nhắn nào đó tới? Mỗi khi dùng máy tính, thái độ của con bình thường hay vội vàng tắt hết cửa sổ khi thấy bạn bước vào phòng? Có nhiều nguyên nhân khác ngoài lý do bị bắt nạt qua mạng, nhưng bạn có thể hỏi nhẹ nhàng: "Con không muốn mẹ nhìn thấy cái gì à?".
Đồng thời, bạn nên để ý nhiều hơn đến dấu hiệu lạ khi con dùng mạng xã hội, bởi bắt nạt qua nền tảng này rất phổ biến và có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tại sao con lại không ngủ được?
Khi bị bắt nạt, trẻ thường lo lắng, bất an và tâm trạng đó ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Không chỉ khó ngủ, đôi khi trẻ còn gặp ác mộng hoặc trông mệt mỏi hơn bình thường khi vừa ngủ dậy. Bạn hãy thể hiện sự quan tâm: "Con ngủ không ngon à? Ở trường có chuyện gì không con?".
Khi cảm thấy thoải mái và tin tưởng ở bố mẹ, trẻ sẽ chia sẻ với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi tình huống xấu.
Thùy Linh
Theo VNE
Apple bị cáo buộc chèn ép các nhà mạng Hàn Quốc Sau Trung Quốc, đến lượt thị trường quê nhà của Samsung quay lưng với Apple. Apple thực sự không thể tránh xa khỏi những rắc rối pháp lý, khi mà những vụ kiện tại Trung Quốc và Đức trôi qua chưa được bao lâu, họ lại phải đối mặt với con thịnh nộ đến từ quê nhà Hàn Quốc của Samsung. Cụ thể,...