Apple bác bỏ cáo buộc độc quyền tại thị trường ứng dụng Ấn Độ
Reuters cho biết, ‘ Táo khuyết’ đã đệ trình đơn đề nghị cơ quan chống độc quyền Ấn Độ dỡ bỏ vụ kiện liên quan đến hành vi chi phối thị trường ứng dụng tại quốc gia Nam Á này.
Nhân viên đang trao đổi với khách hàng tại một đại lý Apple ở Mumbai, Ấn Độ ngày 1/9/2021.
Động thái được đưa ra sau khi Ủy ban cạnh tranh Ấn Độ (CCI) bắt đầu xem xét cáo buộc Apple vi phạm nguyên tắc cạnh tranh khi buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng hệ thống độc quyền của hãng và tính phí hoa hồng lên tới 30% đối với các giao dịch trong ứng dụng (In-App purchase).
Apple phủ nhận các cáo buộc trong đơn gửi CCI và nhấn mạnh, thị phần của họ tại Ấn Độ chỉ chiếm ở mức “không đáng kể” từ 0-5%, trong khi Google chiếm tới 90-100% do nền tảng Android được cài đặt trên phần lớn smartphone.
“Apple không thống lĩnh thị trường tại Ấn Độ. Khi không chiếm đa số thì không thể có các hành vi lạm dụng”, trích bản đệ trình ngày 16/11 ký bởi Giám đốc Quản trị Tuân thủ, Kyle Andeer.
Video đang HOT
Apple và CCI chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Người phát ngôn công ty Alphabet (Google) từ chối bình luận khi được hỏi về những khẳng định của Apple trong đơn gửi tới cơ quan chức năng.
Nguyên đơn trong vụ kiện là nhóm phi lợi nhuận ít tên tuổi có tên “Together We Fight Society”, khẳng định Apple với iOS đang thống trị thị trường dành cho các hệ điều hành di động không cấp phép.
Trong đơn, Apple đã phản bác rằng cần xem xét toàn bộ thị trường điện thoại thông minh, bao gồm cả những hệ điều hành cấp phép như Android. Công ty cũng cho rằng phía nguyên đơn có dấu hiệu “được uỷ quyền” và “có vẻ như đang hành động cùng các bên có tranh chấp hợp đồng, thương mại với Apple trên toàn cầu hoặc đã khiếu nại, tranh chấp với công ty tại cơ quan quản lý khác”.
Hãng công nghệ khổng lồ Mỹ không đưa ra bằng chứng đối với các tuyên bố trên. Đáp lại, tổ chức phi lợi nhuận khẳng định nhận xét của Apple đưa ra nhằm đánh lạc hướng CCI khi không hề có bằng chứng xác thực.
CCI sẽ tiến hành xem xét phản ứng của Apple đối với cáo buộc và có thể yêu cầu một cuộc điều tra mở rộng hoặc bác bỏ hoàn toàn vụ việc trong trường hợp không tìm được chứng cứ. Chi tiết về các cuộc điều tra của CCI không được tiết lộ công khai.
Theo Counterpoint Research, dù số lượng điện thoại thông minh của Apple đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm qua tại Ấn Độ, hệ điều hành iOS chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số 250 triệu smartphone tại đây, phần còn lại thuộc về Android.
Apple đang đối mặt với cáo buộc tương tự tại nhiều nơi khác. Tại Mỹ, hãng vướng vào cuộc chiến pháp lý với Epic Games, nhà phát triển “Fornite”. Hàn Quốc trong năm nay vừa trở thành quốc gia đầu tiên cấm những công ty vận hành chợ ứng dụng bắt buộc các nhà phát triển phải sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền. Năm 2020, Liên minh EU đã tiến hành điều tra mức phí của Apple trong việc phân phối nội dung kỹ thuật số trả tiền.
Các công ty như Apple và Google biện minh rằng mức phí họ đưa ra bao gồm lợi ích bảo mật và tiếp thị mà cửa hàng ứng dụng của họ cung cấp.
Vừa huy động được 4,4 tỷ USD cho IPO, ứng dụng gọi xe Didi Chuxing đã bị Trung Quốc yêu cầu gỡ khỏi cửa hàng ứng dụng
Ứng dụng gọi xe này bị cáo buộc không tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu người dùng của Trung Quốc và buộc phải gỡ bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng đến khi thay đổi.
Chỉ vài ngày sau thương vụ IPO đình đám trên đất Mỹ, ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing đã bị Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ra lệnh loại bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng lớn nhất nước này, bao gồm cả App Store của Apple và AppGallery của Huawei. Các quan chức trong cơ quan này tuyên bố, ứng dụng Didi đã thu thập trái phép dữ liệu cá nhân từ người dùng.
Bên cạnh đó cơ quan này cũng cho biết đã yêu cầu Didi cập nhật các dịch vụ của mình tuân thủ theo quy định bảo vệ dữ liệu tại của Trung Quốc. Mặc dù vậy cơ quan này không cho biết Didi đã vi phạm các quy định nào.
Theo Reuters, Didi hiện đã dừng đăng ký người dùng mới và đang trong quá trình gỡ bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng. Công ty cũng cho biết sẽ tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cũng như bảo vệ quyền của người dùng.
Trong khi việc gỡ bỏ ứng dụng khỏi cửa hàng ứng dụng sẽ làm công ty không có thêm người dùng mới, nhưng ứng dụng sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trên các thiết bị đã được cài đặt. Hiện tại, trung bình mỗi ngày ứng dụng này giúp thực hiện 20 triệu chuyến đi tại Trung Quốc.
Yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng Didi được đưa ra sau khi CAC thực hiện một cuộc điều tra vào công ty này nhằm bảo vệ "an ninh quốc gia và lợi ích người dân". Vào thứ Tư tuần trước, công ty Didi Chuxing đã tiến hành IPO trên sàn giao dịch chứng khoán New York và huy động được 4,4 tỷ USD - đây được xem là thương vụ IPO lớn nhất của các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ từ sau thương vụ IPO của Alibaba đến nay.
Trước đó Didi Chuxing từng được định giá đến 100 tỷ USD, nhưng sau thương vụ IPO, mức định giá cho hãng gọi xe Trung Quốc đã tụt xuống chỉ còn 67,5 tỷ USD.
Apple cũng đầu tư 1 tỷ USD vào Didi từ năm 2016 và là một thành viên trong Ban quản trị của công ty này. Bên cạnh dịch vụ gọi xe, Didi còn quan tâm đến các phương tiện xe tự lái, tương tự như nỗ lực nghiên cứu và phát triển Apple Car của Apple.
Cách kích hoạt tính năng Báo cáo bảo mật ứng dụng trên iOS 15.2 Trong bản cập nhật iOS 15.2, Apple ra mắt tính năng Báo cáo bảo mật ứng dụng (App Privacy Report), giúp người dùng quản lý và giám sát quyền riêng tư từ các ứng dụng tốt hơn. Theo mô tả của Apple, tính năng này "cho biết tần suất mà các ứng dụng sử dụng quyền mà bạn đã cấp để truy cập...