App giao đồ ăn bị phạt 79 triệu EUR
Do vi phạm luật lao động, ứng dụng giao đồ ăn Glovo của Delivery Hero bị Tây Ban Nha phạt 79 triệu EUR (78 triệu USD).
Tài xế Glovo tại Kyiv, Ukraine tháng 8/2020. (Ảnh: Reuters)
Ngày 21/9, Bộ trưởng Lao động Tây Ban Nha Yolanda Diaz cho biết, nước này phạt Glovo 79 triệu EUR. Glovo tuyên bố sẽ kháng cáo. Bộ Lao động tố cáo công ty này không đóng góp cho an sinh xã hội và thực hiện các khoản thanh toán khác từ năm 2018 đến năm 2021, do không ký hợp đồng chính thức với tài xế giao hàng.
Trả lời phóng viên, bà Diaz khẳng định Glovo đã vi phạm quyền lao động cơ bản và cản trở công việc điều tra. Vì lý do đó, Bộ đã có hành động đối với công ty và sẽ “buộc họ tuân thủ luật”. Đáp lại, Glovo cho rằng họ hoàn toàn phối hợp điều tra, vốn diễn ra trước khi luật mới có hiệu lực.
Video đang HOT
Tháng 5/2021, Tây Ban Nha thông qua dự luật liên quan đến quyền lợi của những người làm công việc độc lập (gig worker), yêu cầu các nền tảng giao đồ ăn phải tuyển dụng tài xế làm nhân viên chính thức. Luật có hiệu lực vào tháng 8 cùng năm.
Dù vậy, nhiều người, chẳng hạn tài xế Giancarlo của Glovo, tiết lộ vẫn chưa được đề nghị hợp đồng chính thức. “Tôi muốn làm việc nhận lương hơn vì nó dễ hơn việc phải tự kiếm đơn cho mình”, Giancarlo nói với Reuters. Trong khi đó, Nicolli, tài xế 22 tuổi người Brazil, lại muốn làm tự do (freelance) hơn vì thoải mái hơn và kiếm được nhiều hơn.
Bộ Lao động Tây Ban Nha cho biết, Glovo từ chối cấp hợp đồng lao động cho hơn 10.600 tài xế tại Barcelona và Valencia từ khi luật có hiệu lực.
Nhóm tỷ phú kiếm tiền nhanh như vũ bão, giờ dần trắng tay sau đại dịch
Đầu đại dịch, khi những thực khách khó tính chuyển sang đặt hàng trực tuyến, một kiểu tỷ phú mới đã xuất hiện: ông trùm giao đồ ăn.
Ba người đồng sáng lập của DoorDash Inc. có trụ sở tại San Francisco, mỗi người đều tích lũy được khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD trở lên. Jitse Groen - chủ của hãng giao thực phẩm ở châu Âu Just Eat Takeaway.com, cũng có trong tay 1,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, những người giàu có trong lĩnh vực giao đồ ăn giờ đây dường như chỉ là ảo ảnh khi thế giới quay trở lại ăn uống tại các nhà hàng thay vì chỉ gọi món mang về, trong khi cổ phiếu công nghệ không còn được lòng các nhà đầu tư trong bối cảnh môi trường vĩ mô thay đổi.
Cổ phần của Groen đã giảm xuống còn 350 triệu USD, trong khi Andy Fang và Stanley Tang của DoorDash không còn là tỷ phú nữa và giá trị tài sản ròng của Giám đốc điều hành Tony Xu đã giảm xuống còn 1,1 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg. Một số tỷ phú khác cũng trải qua những biến động lớn, bao gồm Will Shu của Deliveroo ghi nhận cổ phần trong công ty giảm xuống còn khoảng 150 triệu USD từ mức 620 triệu USD vào tháng 8.
Mott Smith, Giám đốc điều hành của Amped Kitchens, công ty cho thuê không gian bếp, cho biết: "Những đợt phong tỏa kết thúc đã cho chúng ta thấy sự hạn chế của ngành giao đồ ăn."
Sau khi đạt được mức tăng khổng lồ vào năm 2020 và phần lớn năm ngoái, sự sụt giảm giá cổ phiếu của các công ty giao đồ ăn lớn diễn ra nhanh chóng và liên tục, làm mất đi hơn 100 tỷ USD giá trị thị trường. Và trong khi hầu hết vẫn đang cố gắng tăng doanh thu, mức tăng trưởng đó đã chững lại mạnh so với mức tăng đột biến năm 2020.
Sự suy thoái thị trường gần đây cũng như lạm phát dai dẳng cũng đang làm xói mòn khoản tiền tiết kiệm của người tiêu dùng, cắt giảm số tiền mà mọi người có thể chi tiêu để đặt hàng.
Trước đại dịch, sự tăng trưởng của các công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dường như không có điểm dừng. DoorDash lên sàn vào tháng 12/2020, cổ phiếu công ty này tăng vọt 92% và là một trong những mức tăng lớn nhất ở phiên giao dịch đầu tiên vào năm đó.
Nhiều hãng giao đồ ăn từng thu lợi lớn nhờ giá cổ phiếu tăng cao - và bất ngờ lao dốc mạnh, có trụ sở ở châu Âu. Ở khu vực này, văn hóa giao đồ ăn lại không thực sự phổ biến. Trong khi đó, người dân châu Âu lại đang quay trở lại với cuộc sống bình thường với tốc độ khá nhanh.
Usha Haley - giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Bang Wichita, nhận định: "Đây là hiện tượng có 1 không 2 ở Mỹ và có lúc đã lan rộng ra toàn thế giới." Khi khối tài sản sụt giảm nhanh chóng, những nhà sáng lập này đã trải qua một khía cạnh khác trong cuộc sống ở Mỹ: Không phải tỷ phú nào giàu lên nhanh chóng cũng giữ được khối tài sản của mình.
Thượng viện Thụy Sĩ phản đối kiểu trừng phạt đơn phương, bảo toàn vị thế trung lập Ủy ban an ninh quốc hội của Hội đồng Quốc gia (CPS-E) Thụy Sĩ đã nhất trí ngăn chặn khả năng nước này đưa ra các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các cá nhân bị cáo buộc vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng. Thụy Sĩ có lịch sử trung lập lâu đời và thường đóng vai trò trung gian...