Ập vào căn hộ biển Đà Nẵng, phát hiện người nước ngoài trồng cần sa
Ngày 14.2, Công an P.Phước Mỹ (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao vụ người nước ngoài trồng cần sa ngay trong căn hộ thuê ở khu vực biển Đà Nẵng cho Công an Q.Sơn Trà thụ lý theo thẩm quyền.
Trước đó, trong quá trình quản lý cư trú, nắm tình hình an ninh trật tự và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn, chiều 13.2 Công an P.Phước Mỹ nhận được tin báo có vụ việc nghi vấn liên quan đến trồng cần sa.
Công an phát hiện một người nước ngoài trồng cần sa ở tầng 3 khu căn hộ.Ảnh VĂN TIẾN
Các chậu cần sa bị phát hiện . Ảnh VĂN TIẾN
Công an P.Phước Mỹ ập vào kiểm tra một căn nhà cho thuê căn hộ trên đường Phước Mỹ 1 thuộc địa bàn phường, phát hiện tại một căn hộ có 2 khay nhựa chứa cần sa khô cùng một số nguyên liệu, vật dụng dùng để trồng, sử dụng cần sa.
Video đang HOT
Có buồng trồng cây cần sa đã phát triển tốt . Ảnh VĂN TIẾN
Lúc này, trong căn hộ có ông K.E. (40 tuổi) và bà S.N. (36 tuổi, cùng quốc tịch Nhật Bản). Trong đó, ông K.E đã đăng ký lưu trú tại đây từ ngày 29.6.2022.
Các khay cần sa khô. Ảnh VĂN TIẾN
Tiếp tục kiểm tra tại tầng 3 của căn nhà, công an phát hiện thêm 3 nhà lồng tự dựng bằng vải, màu đen. Trong đó, lồng thứ nhất có 8 chậu (bên trong mỗi chậu có trồng cần sa); lồng thứ hai có 19 thân, lá, hoa cần sa đã khô. Lồng thứ ba có chứa 7 chậu, trong mỗi chậu trồng 1 cây cần sa.
Cần sa sấy khô trong các buồng kín. Ảnh VĂN TIẾN
Ngoài ra còn có các khay nhựa chứa 7 cây cần sa khô và nhiều trang thiết bị như quạt, đèn, chai, lọ đựng hóa chất phục vụ việc trồng cần sa.
Đây là lần đầu tiên phát hiện người nước ngoài trồng cần sa ở TP.Đà Nẵng. Hiện các đơn vị nghiệp vụ của Công an Q.Sơn Trà và Công an TP.Đà Nẵng tiếp tục làm rõ vụ việc.
Tái diễn trò lừa bịp 'sỹ quan vùng chiến sự cần gửi quà cho em'!
Bộ Công an mới đây tiếp tục phát thông báo liên quan đến tình trạng lừa đảo, mạo danh người nước ngoài ở vùng chiến sự nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân tại Việt Nam.
Đây là chiêu trò không mới, được cảnh báo nhiều lần nhưng các đối tượng vẫn áp dụng thành công.
Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác.
Tại tỉnh Bắc Kạn, thực tế đã có một số người nhận được những tin nhắn qua mạng xã hội với nội dung từ các đối tượng như: Giả mạo là người nước ngoài, tự nhận là sỹ quan, binh lính đang tham gia chiến tranh, làm nhiệm vụ quốc tế tại các khu vực chiến sự...không có người thân và thông qua mạng xã hội để làm quen, tiếp cận các nạn nhân.
Hình ảnh các đối tượng gửi cho nạn nhân qua mạng xã hội facebook để tạo lòng tin; Bộ Công an phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gửi tin nhắn tuyên truyền đến người dân.
Sau thời gian trò chuyện, bằng cách tạo dựng mối quan hệ bạn bè, tình cảm, khi có được niềm tin, sẽ lấy lý do gửi quà, đồ vật giá trị, thậm chí là ngoại tệ, vàng nhờ nạn nhân nhận, quản lý và lưu giữ giúp. Khi nạn nhân đồng ý, bước tiếp theo kẻ gian sẽ giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế...để yêu cầu nộp tiền cước vận chuyển, phí, tiền phạt, chi phí tiêu cực...để chiếm đoạt.
Với thủ đoạn này, cuối năm 2022, đã có 2 nạn nhân tại Bắc Kạn đến Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để chuyển tiền theo hướng dẫn của các đối tượng, với số tiền 25 triệu đồng và 40 triệu đồng. Nhận thấy sự bất thường, nhân viên giao dịch Ngân hàng, phối hợp với Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn được 2 vụ lừa đảo chuyển tiền trên.
Đây là chiêu trò không mới, đã được cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng, với vỏ bọc là Việt Kiều, người nước ngoài, binh lính với vẻ ngoài lịch lãm, sang trọng và cách nói chuyện dễ gây thiện cảm, chiếm được lòng tin của các nạn nhân. Phương thức tiếp cận chủ yếu qua mạng xã hội như Facebook, Zalo...Sau khi dụ thành công các " con mồi" chuyển tiền, các đối tượng sẽ chặn, xóa mọi liên kết, tài khoản và những cuộc trao đổi.
Nhằm tránh những thiệt hại về tài sản, Bộ Công an đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, không thực hiện theo bất cứ yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng yêu cầu. Khi nhận được những tin nhắn, đường link lạ với nội dung tương tự, hãy trình báo với cơ quan Công an nơi gần nhất để được giải quyết.
Lừa đảo kiểu... ngoại! 75 bị cáo, trong đó 23 bị cáo bị truy tố về tội "Tổ chức đánh bạc" và 52 bị cáo bị truy tố về tội "Đánh bạc" do người nước ngoài cầm đầu. TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đánh bạc khủng do Chiu Hao Cheng -quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc) cầm đầu...