AP: Tổng thống Phần Lan tới Thổ Nhĩ Kỳ để nhận tin ‘tích cực’ về việc gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ “ bật đèn xanh” cho Phần Lan trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong những ngày tới, trong khi để quốc gia đồng hành với Phần Lan là Thụy Điển trong tình trạng lấp lửng.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay sau một cuộc họp báo ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/10/2015. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, được cho là để nhận tin tức tích cực từ Ankara về nỗ lực trở thành thành viên NATO của Helsniki.
Ông Niinist bắt đầu đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16/3 và thăm những khu vực bị tàn phá bởi hàng loạt trận động đất và dư chấn hồi tháng 2 vừa qua, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người khác cần hỗ trợ thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.
Ngày 17/3, Tổng thống Niinist sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul.
Video đang HOT
“Ngoài việc tái thiết sau động đất, các chủ đề thảo luận là tình hình địa chính trị, quan hệ song phương giữa Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển”, văn phòng tổng thống Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.
Chuyến công du của ông Niinist – chuyến thăm mới nhất trong một loạt các chuyến đi ngoại giao con thoi của các chính trị gia cấp cao Phần Lan nhằm tăng cường hỗ trợ cho quá trình xin gia nhập NATO đang bị đình trệ của họ – diễn ra khi Tổng thống Erdogan báo hiệu rằng cuối cùng Ankara cũng có thể phê chuẩn đơn xin gia nhập (NATO của Phần Lan).
Khi được các phóng viên hỏi về việc “bật đèn xanh” cho Phần Lan, ông Erdogan trả lời: “Chúa sẵn lòng, nếu đó là điều tốt nhất”. Về phần mình, ông Niinist nói: “Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã hy vọng rằng tôi sẽ có mặt khi họ thông báo quyết định này. Tất nhiên, tôi đã nhận lời và sẽ có mặt để tiếp nhận”.
Cho đến nay, 28 trong số 30 thành viên NATO đã phê chuẩn đơn gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển. Chỉ còn Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa có động thái tương tự. Mặc dù hai nước Bắc Âu ban đầu dự định cùng nhau tham gia NATO, quá trình trở thành thành viên của Phần Lan có vẻ sẽ được hoàn hành mà không có Thụy Điển do Ankara tiếp tục bất mãn với Stockholm.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển quá mềm mỏng với các nhóm mà họ coi là tổ chức khủng bố và các mối đe dọa hiện hữu, bao gồm các nhóm người Kurd và những người chỉ trích ông Erdogan. Nhưng đối với Phần Lan, Ankara nói rằng họ có ít vấn đề hơn với tư cách thành viên của Helsinki.
Phát biểu trong chuyến thăm Berlin ngày 15/3, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson lưu ý rằng trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan trước Thụy Điển. Ông Kristersson nói: “Chúng tôi cũng đã chuẩn bị cho tình huống đó”.
Tuy nhiên, các quan chức phương Tây vẫn hy vọng rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển – có thể sau cuộc bầu cử vào tháng 5 của nước này và trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo NATO dự kiến vào tháng 7 tới tại Litva.
“Mục tiêu của tôi là cả Thụy Điển và Phần Lan sẽ trở thành thành viên đầy đủ của NATO càng sớm càng tốt, ít nhất là trước Hội nghị thượng đỉnh Vilnius”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hồi đầu tháng này.
Đức cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc tấn công trên bộ ở Syria
Cảnh báo của Đức được đưa ra khi Ankara tiếp tục từ chối phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: EPA
Theo mạng tin Euractiv.de (Đức) ngày 1/12, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã kêu gọi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt Cavusoglu không thực hiện bất kỳ biện pháp nào làm leo thang căng thẳng hơn nữa sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan đe dọa tiến hành một cuộc tấn công trên bộ ở miền Bắc Syria.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Đức cho biết bà đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không mở rộng các cuộc tấn công vào người Kurd ở miền Bắc Syria và Bắc Iraq sau cuộc họp của các ngoại trưởng NATO tại Bucharest, Romania hôm 30/11.
"Mục tiêu chính của chúng tôi là bảo vệ thường dân. Trong trường hợp này, luật pháp quốc tế được áp dụng, bao gồm cả việc chống khủng bố", Ngoại trưởng Baerbock nêu rõ, đồng thời cho biết thêm rằng bà đã "khẩn cấp" cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ "từ bỏ bất kỳ biện pháp nào có thể tiếp tục đẩy vòng xoáy căng thẳng leo thang".
Đáp lại, ông Cavusoglu lập luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi sự hỗ trợ từ các đối tác NATO trong cuộc chiến chống khủng bố. "Các bạn không thể miêu tả những kẻ khủng bố là nạn nhân", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói, đề cập đến các nhóm người Kurd như PKK (Đảng Công nhân người Kurd), mà Ankara coi là những kẻ khủng bố.
Tổng thống Erdoan gần đây đã đe dọa tiến hành một cuộc tấn công trên bộ ở Syria sau khi Ankara bắt đầu nhắm mục tiêu vào các cơ sở của người Kurd ở phía Bắc Syria và Iraq thông qua các cuộc không kích từ ngày 20/11, sau một cuộc tấn công ở Istanbul mà Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đổ lỗi cho PKK.
Những lời chỉ trích gay gắt của bà Baerbock với Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh Ankara tiếp tục từ chối phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Để đổi lấy sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara yêu cầu hai nước tăng cường hành động chống lại các tổ chức bị họ coi là khủng bố.
Tuy nhiên, tiến bộ mà hai nước Bắc Âu trên đạt được về vấn đề này cho đến nay là "chưa đủ", ông Cavusoglu lưu ý tại cuộc họp cấp ngoại trưởng NATO diễn ra ở Romania từ ngày 29/11-1/12.
Dư luận Thụy Điển bất bình vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để được gia nhập NATO Chính phủ Thụy Điển đã bị chỉ trích vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy sự ủng hộ của Ankara đối với việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto chụp ảnh tại Nhà Trắng ở Washington ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP Các...