Áp thấp nhiệt đới hình thành, Bắc Bộ có thể đón bão trong 2 ngày tới
Vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, có khả năng tiếp tục mạnh lên thành bão và đi vào Vịnh Bắc Bộ trong 2 ngày tới.
Sáng 30/7, vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa 400 km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20 km/h và có khả năng mạnh thêm. Sáng 31/7, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam 200 km về phía đông với sức gió vùng gần tâm mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam khiến khu vực bắc và giữa Biển Đông có mưa dông mạnh. Hiện, Bắc Biển Đông có gió giật cấp 9, sóng biển cao 2 – 3,5 m, biển động mạnh.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong 2 ngày tới. Ảnh: NCHMF.
Video đang HOT
Trong 2 ngày tới, áp thấp nhiệt đới giữ nguyên hướng di chuyển nhưng đi chậm hơn với vận tốc 10-15 km/h, có khả năng mạnh lên thành bão. Lúc này, vị trí tâm bão được dự báo nằm trên vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái ( Quảng Ninh) khoảng 200 km và cách Nam Định khoảng 330 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Sau khi đi vào vùng biển Bắc Bộ, bão tiếp tục mạnh lên và di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 10 km/h.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục tây bắc – đông nam nối với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông, Bắc Bộ sẽ có mưa rào và dông trong đêm 30/7. Các tỉnh miền núi có nguy cơ xảy ra mưa lớn kèm theo lốc, sét và mưa đá.
Nếu áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đây sẽ là cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam trong năm 2019, sau bão Mun xuất hiện vào đầu tháng 7. Ảnh: Việt Hùng.
Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, Tổng cục Phòng chống thiên tai ra công văn khẩn đề nghị Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo để chủ động lên phương án ứng phó.
Các địa phương cần hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền, tàu vận tải đang hoạt động trên biển nắm thông tin về hướng di chuyển của vùng áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Theo New zing.vn
Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam
Vùng áp thấp vừa hình thành trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng vào đất liền Việt Nam.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp nhiệt đới vừa hình thành trên vùng biển phía đông thuộc khu vực bắc Biển Đông. Hiện, vùng áp thấp này ở vị trí cách quần đảo Hoàng Sa 450 km về phía đông.
Ngày và đêm 29/7, vùng áp thấp ít dịch chuyển nhưng có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 30/7, tâm áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400 km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Ngay sau đó, áp thấp nhiệt đới tăng tốc và di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20 km/h, tiếp tục có khả năng mạnh thêm. Đến ngày 31/7, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam khoảng 220 km về phía đông, sức gió vùng gần tâm mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng mạnh thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. Ảnh: NCHMF.
Theo cơ quan khí tượng, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng tây tây bắc trong 2 ngày tới. Nếu áp thấp nhiệt đới hình thành lên bão, đây sẽ là cơn bão số 3 trong năm 2019, sau bão Mun xuất hiện vào đầu tháng 7.
Dự báo về thời tiết trên đất liền, cơ quan khí tượng cho biết khu vực Hà Nội xuất hiện mưa rào rải rác, miền núi phía Bắc có mưa lớn trong các ngày 28-30/8. Từ ngày 2/8 đến 4/8, Bắc Bộ có thể có mưa lớn diện rộng kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất.
Trong khi đó, khu vực Trung Bộ tiếp tục nắng nóng đến hết ngày 30/7 với mức nhiệt phổ biến 35-37 độ C. Đầu tháng 8, khu vực này có khả năng xuất hiện mưa lớn kèm theo lốc, sét và mưa đá.
Đợt mưa này có thể giúp tình hình hạn hán ở miền Trung giảm nhẹ. Tuy nhiên, các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vẫn tiếp tục hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn kéo dài.
Từ ngày 28/7, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh dần lên trên vùng biển phía Nam khiến khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa lớn diện rộng.
Theo New zing.vn
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa cho biết, cuối tháng 7, Biển Đông có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, mạnh lên thành bão. (Ảnh minh họa) Trong những ngày cuối tháng 7, trên khu vực Bắc Biển Đông có khả năng cao hình thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Những ngày đầu tháng 8/2019, ATNĐ...