Áp lực với giáo viên mầm non
Dịch Covid-19 đang khiến khoảng gần 2 triệu học sinh, từ bậc mầm non tới sinh viên trên địa bàn TP HCM đã phải nghỉ học. Sau 2 tháng nghỉ liên tục đã ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống giáo viên. Trong đó, giáo viên mầm non tại các trường tư thục là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Dọn vệ sinh trường lớp chờ ngày trẻ trở lại trường.
Cô Nguyễn Thị Nghiêm, giáo viên mầm non ở quận 12, quê ở Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) nhưng mấy năm qua lên TP HCM dạy mầm non. “Công việc cũng khá ổn định, lương thưởng trung bình khoảng 8-10 triệu đồng/tháng, đủ để chi phí cuộc sống gia đình nhưng thời gian này, nhà trường nghỉ nên đời sống giáo viên rất khó khăn.
Vì là trường tư thục nên giáo viên chỉ được trường hỗ trợ lương một cách hạn chế khi trường đóng cửa. Hiện tại, vợ chồng tôi đã gửi 2 con về quê sống cùng ông bà ngoại để kiếm việc làm thêm”. Không biết bao giờ dịch bệnh mới hết và khi đó, các phụ huynh có tiếp tục gửi con tới trường hay không”- cô Nghiêm chia sẻ.
Hoàn cảnh của cô Nghiêm cũng là hoàn cảnh của hàng ngàn giáo viên mầm non trên địa bàn TP HCM. Khác với giáo viên các bậc khác được biên chế, có hưởng lương thì giáo viên mầm non tại các trường tư hầu hết lương thưởng theo thoả thuận. Không những vậy, chính bản thân các trường mầm non cũng lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn khi phải đóng cửa dài ngày. Một chủ đầu tư chuỗi 4 trường mầm non trên địa bàn TP HCM có chia sẻ với chúng tôi.
Dù trẻ không tới trường nhưng vẫn phải chi nhiều khoản duy trì hoạt động, trong đó đáng kể nhất là tiền thuê mặt bằng. Mỗi trường mầm non hiện có mức thuê mặt bằng từ 50 đến 200 triệu đồng/tháng. Cộng thêm các khoản điện, nước, lương… nhưng lại không thu về khoản nào nên thiệt hại vô cùng lớn”.
Video đang HOT
Ngày 12/3, theo thông tin cập nhật của chúng tôi, một vài tỉnh thành tiếp tục có thông báo cho học sinh nghỉ học sang tới tháng 4/2020. Trong khi một vài bậc học khác có thể cho học sinh quay trở lại trường khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì với bậc mầm non, các trường sẽ đưa học sinh trở lại muộn nhất. Đó cũng là lý do nhiều giáo viên chịu áp lực như hiện nay.
Đoàn Xá
Theo Đại đoàn kết
Giáo viên mầm non làm đủ nghề "cầm cự" qua những ngày nghỉ dạy
Đã gần 1 tháng học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh. Nhiều trường tư thục đã thiệt hại vài trăm triệu đến cả tỷ đồng, kèm theo đó là đội ngũ giáo viên không có việc làm.
Hiện tại, đã có cơ sở giáo dục mầm non thông báo phải ngưng hoạt động vì thời điểm hiện tại gặp quá nhiều khó khăn. Cụ thể như trường mầm non Cô Tiên (thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cực chẳng đã cũng phải thông báo tới giáo viên và phụ huynh rằng trường sẽ tạm ngưng hoạt động từ ngày 1/3 do không đủ điều kiện để chi trả bảo hiểm, lương cho giáo viên trong thời gian nghỉ dịch bệnh.
Đại diện nhà trường cho biết trường đã hoạt động được hơn ba năm nay và có 80 bé theo học. Trường xin lỗi và nhờ phụ huynh tìm trường mới để các con được tiếp tục việc học.
Số lượng các cơ sở mầm non tư thục nói chung và cô giáo nói riêng không thể cầm cự qua mùa dịch bệnh có lẽ sẽ còn nhiều hơn. Bởi lẽ, giáo viên trường công lập ít nhất còn có trợ cấp trong khi giáo viên ở các cơ sở mầm non tư thục nhỏ lẻ thì học sinh không đến trường cũng đồng nghĩa với cô giáo không có lương.
Giáo viên mầm non bán chè trong những ngày nghỉ dạy
Cô giáo Minh Tuyết Hương (giáo viên tại Cơ sở mầm non Thiên Thần Nhỏ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Mình là giáo viên trường tư thục, không đi dạy thì cũng không thể nào bắt chủ cơ sở trả lương cho mình được.
Bởi lẽ, thực tế, khi học sinh nghỉ thì không phải đóng học phí, nhà trường cũng không có nguồn thu nào trong khi vẫn phải thuê mặt bằng, trả điện nước và các chi phí khác như đóng bảo hiểm cho nhân viên".
Chị Hương cũng như nhiều giáo viên khác trong trường, nghỉ không lương nhưng vẫn phải trả tiền nhà trọ, tiền ăn uống, điện nước và không biết phải cầm cự đến bao giờ.
Vốn nấu nướng khá ngon nên những ngày nghỉ chị Hương tranh thủ bán đồ ăn sáng online quanh khu mình ở.
Giáo viên chọn bán đồ ăn để cầm cự qua những ngày không lương.
"Rất may, tôi trọ gần một khu chung cư rất đông dân nên tôi thường xuyên vào đó đăng bài để bán đồ ăn sáng. Sáng thì tôi làm bún ốc, bún chả còn chiều thì tôi làm nem để bán cho cư dân.
Khi làm tôi rất chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chọn được thực phẩm ngon, mọi người ăn ai cũng khen nên thường mua ủng hộ. Vì thế, những ngày nghỉ cũng có đồng ra đồng vào" - chị Hương chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ với chị Hương, cô giáo Nguyễn Thiên Vân (giáo viên Cơ sở mầm non Hoa Mặt Trời, Hà Nội) thì chọn làm giúp việc theo giờ để có đồng lương trang trải cho cuộc sống.
Chị Vân tâm sự: "Nhà tôi có hai cháu, một cháu tiểu học và một cháu học THCS nên những ngày nghỉ học hai chị em có thể tự chăm sóc cho nhau. Nếu tôi mà nghỉ ở nhà không lương thì chi phí sinh hoạt không biết trông vào đâu vì chồng tôi đang chăm ông nội trong viện.
Có một phụ huynh cũ của tôi làm môi giới việc làm nên đã giới thiệu cho tôi đi làm giúp việc theo giờ. Công việc cũng cực nhưng tôi cố gắng được".
Một căn nhà chung cư chị Vân lau dọn và nấu bữa trưa hết khoảng 2-3h. Mỗi giờ chị được trả 120 nghìn tiền lương.
"Làm giáo viên nên tôi rất cẩn thận và tỉ mẩn. Vì thế nên khi đi làm giúp việc theo giờ cũng không quá khó khăn với tôi. Những ngày đầu thì chủ nhà hơi xét nét, nhưng rồi thấy tôi làm mọi thứ gọn gàng, sạch sẽ nên họ rất quý. Có hôm tôi về họ còn gói cho cả túi hoa quả mang về cho bọn trẻ", chị Vân chia sẻ.
Theo infonet
"Nước mắt" trường mầm non tư thục thời Covid-19 Các trường mầm non tư thục hơn bao giờ hết cũng đang cần một liều vaccine để giúp họ có thể "sống sót" qua giai đoạn dịch Covid-19 khó khăn như hiện nay. Cô giáo Nguyễn Hoa Vinh, những ngày này kết hợp cùng một số đồng nghiệp bán cơm hộp để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Những suất cơm...