Áp lực vì nhà chồng bắt về quê sinh con
Sinh con là vấn đề quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thế nhưng hiện nay không ít các cô gái cảm thấy áp lực vì nhà chồng bắt về quê sinh con. Vậy sinh con ở đâu là hợp lý và vẹn đôi đường?
1. Nhiều cô gái bị áp lực vì nhà chồng bắt về quê sinh con
Hiện nay nhiều cặp vợ chồng trẻ không cùng quê, lấy nhau lại lên những thành phố lớn để làm ăn, lập nghiệp. Tuy nhiên việc bầu bí và sinh con ở đâu cho thuận lợi luôn khiến các chị em đau đầu bởi nhiều gia đình nhà chồng bắt con dâu phải về quê sinh con.
Áp lực vì nhà chồng bắt về quê sinh con – Ảnh minh họa: Internet
Chị Hạnh quê ở Thanh Hóa, chồng ở Nghệ An, sau khi kết hôn hai vợ chồng thuê trọ ở Hà Nội để làm ăn. Ngày sắp sinh bố mẹ chồng gọi điện lên bảo Hạnh phải quê sinh con để tiện cho ông bà chăm sóc. Chồng Hạnh cũng đồng ý, muốn vợ sinh con xong cho cứng cáp rồi lên Hà Nội lại. Thế nhưng Hạnh không đồng ý “Vì sinh con ở quê sao tốt bằng trên Hà Nội được. Hơn nữa về quê có một mình, chồng thì ở lại đây làm ăn chắc mình bị stress, trầm cảm mất.” Tuy nhiên nhiều lần vợ chồng chị Hạnh cơm không lành canh chẳng ngọt chỉ vì mỗi người một ý kiến việc sinh con ở đâu.
Khác với chị Hạnh thì chị Bích, quê Thái Bình, chồng quê Bắc Giang lại không phải đau đầu về quê ngoại hay quê nội sinh con. Thế nhưng bố mẹ chồng lại cứ gọi điện giục liên tục “Bố mẹ ở quê đã chuẩn bị xong mọi thứ để đón con dâu về sinh nở ra. Bệnh viện ở quê gần ngay nhà nên sẽ thuận tiện cho việc sinh nở. Hơn nữa ở đây còn có cô ruột làm trong bệnh viện nên chắc chắn sinh con ở quê là tốt nhất rồi” Nghe ông bà nói thế mình thấy tủi thân sao ấy chứ chẳng thấy vui vẻ gì vì thực lòng mình không thích về đâu, về đó sống chung với bố mẹ chồng rồi xích mích thì lại không hay.
Vợ chồng lục đục vì chuyện sinh con ở đâu – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Trâm – quê Yên Bái, chồng quê Hải Dương cùng lập nghiệp trên Hà Nội chia sẻ: “Ngay mình mang bầu mình có ý định về Yên Bái sinh con để được ở gần bố mẹ cho tiện chăm sóc. Thế nhưng bố mẹ chồng không muốn vì sợ mang tiếng. Vì vậy mình quyết định sinh con tại Hà Nội nhưng mẹ chồng tỏ ra không hài lòng.”
2.Chị em nên sinh con ở đâu là hợp lý?
Việc sinh con ở quê nội hay quê ngoại hoặc ở thành phố là vấn đề mà nhiều vợ chồng băn khoăn. Vì thế không ít các cặp vợ chồng xảy ra những lục đục, mâu thuẫn khi bất đồng quan điểm nên sinh con ở đâu. Bởi hầu hết những người chồng muốn về quê nội sinh con vì bố mẹ muốn vậy. Thế nhưng tâm lý chung của phụ nữ là muốn sinh con ở thành phố để đảm bảo điều kiện tốt nhất hoặc muốn về quê ngoại để yên tâm, thoải mái hơn vì được ở gần bố mẹ đẻ.
Sinh con ở đâu là hợp lý – Ảnh minh họa: Internet
Mỗi chị em một hoàn cảnh khác nhau về việc sinh con ở đâu. Tuy nhiên việc nhà chồng bắt về quê sinh con là không nên. Bởi nếu bị ép buộc thì tâm trạng của chị em khi về quê chồng sinh con sẽ không thoải mái, bị áp lực sẽ gây ảnh hưởng dến sức khỏe của cả bản thân cũng như thai nhi.
Việc sinh con ở đâu là hợp lý nên dựa vào hoàn cảnh của từng gia đình, điều kiện sinh nở ở từng nơi để đảm bảo tốt nhất cho mẹ và bé. Ngoài ra cũng cần phải có kế hoạch sớm cho việc sinh con ở đâu để giúp các mẹ đón nhận việc đó, làm sao để các bà bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất là được. Tuy nhiên cũng cần khéo léo nói chuyện để không làm phật ý của gia đình bên nhà chồng.
Theo phunuvagiadinh.vn
Bài học hôn nhân từ lời người mẹ dạy con trai khiến ai cũng phải suy ngẫm
"Con phải nhớ rằng, dù sống với ai đi chăng nữa đều phải đối xử tốt với người ta trước thì người ta mới tốt lại với con. Con phải là người thương yêu bao dung trước, rồi người ta mới yêu thương bao dung con. Nếu con sống không phải nghĩa, sớm muộn gì vợ cũng bỏ con mà đi".
Người ta nói rằng, chuyện vợ chồng hạnh phúc hay không phụ thuộc vào cá nhân hai người. Trên thực tế, cha mẹ hai bên đóng vai trò rất quan trọng, dù chỉ là tác nhân bên ngoài nhưng êm đềm hay sóng gió cũng phần nào từ phụ mẫu hai bên mà ra.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong hôn nhân của con cái - Ảnh minh họa: Internet
Cứ hễ ba mẹ vun vén, hòa giải, khuyên can, con cái sẽ mau chóng vượt qua những giai đoạn bất mãn của hôn nhân. Ngược lại, ba mẹ cố chấp, ích kỉ và xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, không ít thì nhiều những cặp vợ chồng trẻ cũng sớm "tan cửa nát nhà". Đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, một mối quan hệ đặc thù bắt buộc người mẹ chồng phải cực kì tâm lý. Đã là "người đi trước", nhất định mọi việc làm đều phải khiến con cháu nể trọng.
Mẹ chồng dạy dỗ con dâu, thế gian đều thấy cả. Nhưng mẹ chồng dạy dỗ con trai mình, nhân sinh hiếm hoi thay! Đằng sau một người chồng một người cha tốt, chắc chắn là hình bóng của người mẹ chồng vĩ đại, người cha chồng vĩ đại. Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện khiến tôi suy ngẫm mãi đến bây giờ. Tôi tự hứa với lòng sau này khi con cái tôi kết hôn, tôi cũng sẽ dạy dỗ nó giống hệt như vậy!
Có một lần, tôi dừng chân tại một quán cà phê cóc vùng ngoại thành. Chủ quán là một phụ nữ trung niên ngũ tuần, rất lanh lẹ và sắc sảo. Trùng hợp hôm ấy, con trai bà về thăm mẹ, chở theo đứa con gái độ chừng 5 tuổi.
Người mẹ dạy con trai khi biết anh tay ra tay đánh vợ - Ảnh minh họa: Internet
Trong lúc người con trai ra sau nhà rửa mặt thì đứa cháu gái đã kịp méc với bà nội rằng ba mẹ nó cãi nhau. Kết quả của trận cãi vã là ba nó nhào vào đánh mẹ bầm cả mặt mũi, còn bản thân anh ta cũng bay mất một chỏm tóc đỉnh đầu.
Đứa cháu mới kể đến đó, bà chủ quán lập tức gọi con lên: "Thằng kia, mày đánh vợ à?".
Anh chàng không trả lời. Bà cũng chẳng hỏi đầu đuôi thế nào, nói ngay: "Là đàn ông, bản lĩnh hay không nằm ở khả năng kiềm chế. Vợ nếu có quá đáng, cứ bỏ đi chỗ khác, đợi nó nguôi rồi nói chuyện phải quấy sau. Thằng đàn ông không biết kiềm chế, thì không làm được chuyện gì ra trò. Vợ mình là phụ nữ, phải tôn trọng thân thể của nó. Đánh nó như vậy, nó sẽ tủi thân, ra đường bị người ta nhìn ngó, rồi mặt mũi làm chồng mày để ở đâu?".
Đến lúc này, anh chàng bắt đầu phân bua phải trái, kể tội vợ. Bà vẫn nghe không bỏ sót chữ nào. Tôi nghe qua, cũng biết cô vợ tánh nết không vừa, thoạt nghĩ bà sẽ nổi giận mắng nhiếc con dâu. Nhưng những gì bà nói làm tôi bất ngờ.
"Mẹ nói cho con biết. Trên đời không có người hoàn hảo, sống với ai cũng có những thứ bất mãn với nhau. Có thể bây giờ con còn trẻ, nghĩ rằng không sống với người này thì sống với người khác. Nhưng con phải nhớ rằng, dù sống với ai đi chăng nữa đều phải đối xử tốt với người ta trước, thì người ta mới tốt lại với mình. Con phải là người thương yêu bao dung trước, rồi người ta mới yêu thương bao dung con. Nếu con sống không phải nghĩa, sớm muộn gì vợ cũng bỏ con mà đi. Con có cưới cô khác, họ cũng sẽ bỏ con nếu con không tử tế. Vợ chồng phải biết chấp nhận nhau. Con là đàn ông, càng phải hy sinh nhiều".
Dù sống với người nào đi nữa, bản thân không tốt thì chẳng thể hạnh phúc - Ảnh minh họa: Internet
Anh chàng nghe xong, nghĩ ngợi một hồi rồi nguôi hẳn, sau đó chào mẹ rồi chở cô con gái về. Anh ta vừa rời khỏi, tôi đã nghe bà lầm bầm: "Con dâu gì mà hung dữ, nắm tóc thằng nhỏ hói cả chỏm". Tôi phì cười. Mẹ chồng như bà thật hiếm có, rõ ràng xót con ruột nhưng không lộ ra, chỉ nói thầm sau lưng. Xưa nay tôi chỉ thấy người ta bênh con ruột ra mặt, sai đúng gì tính sau đã.
Bà nói đúng. Chúng ta khi ở bên một người, mỗi lần bất mãn lại nghĩ đến chuyện rời đi. Chúng ta tin rằng không có người này, sẽ có người khác. Nhưng dù là ở bên người nào đi chăng nữa, bản thân chúng ta chưa tốt thì không thể có hạnh phúc!
Theo phunuvagiadinh.vn
Choáng với cảnh chồng "sửa điện" giúp em hàng xóm ngây thơ Vy ở một mình lại chân yếu, tay mềm nên tôi chủ động giục chồng thỉnh thoảng ghé qua phòng Vy xem em cần gì thì giúp. Ở cái xóm trọ mà hầu hết là các cặp vợ chồng trẻ và thanh niên nam nữ mải lo làm ăn kiếm sống chưa vội yêu này thì việc cư dân tôn tôi và Tài...