Áp lực năm 2018, doanh nghiệp thận trọng với mục tiêu 2019
Một số doanh nghiệp chia sẻ, năm 2018 khó có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh, nên mục tiêu năm 2019 sẽ được cân nhắc kỹ để mang tính khả thi cao.
Thép là một trong những ngành đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
HUT, NVL, VGS, VIS khó hoàn thành kế hoạch 2018
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết, sau năm 2017 kinh doanh thành công với nhiều dự án triển khai thuận lợi, năm 2018, Công ty khó có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 207 tỷ đồng.
Công ty đang hoàn tất báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm, nhưng ước tính, tỷ lệ hoàn thành các chỉ tiêu cả năm dưới 50%, trong đó doanh thu từ hợp đồng xây dựng và hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện HUT đã dừng triển khai các dự án BOT và chuyển đổi định hướng sản xuất – kinh doanh từ hoạt động xây lắp sang lĩnh vực đầu tư, thậm chí Công ty đang nghiên cứu chuyển sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Theo lãnh đạo HUT, đối với các dự án bất động sản, Công ty chưa bán và bàn giao hết sản phẩm cho khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (NVL) chia sẻ, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng rất khó để đạt mục tiêu kế hoạch cả năm.
Video đang HOT
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng lần lượt là 17% và 25% so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu cả năm dự kiến đạt 17.813 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2017, nhưng hoàn thành khoảng 82% kế hoạch.
Nguyên nhân là do Công ty gặp khó khăn khách quan trong quá trình hoàn thiện pháp lý một số dự án để ghi nhận doanh thu và bàn giao cho khách hàng. Hiện Công ty đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ bán hàng, ghi nhận thêm doanh thu.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Công ty cổ phần Thép Việt Đức (VGS) đạt 5.517 tỷ đồng doanh thu và 41,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành khoảng 60% kế hoạch năm. Riêng quý III/2018, VGS đạt hơn 2.008 tỷ đồng doanh thu, tăng 23%; lợi nhuận sau thuế 8,91 tỷ đồng, giảm hơn 68% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tiêu thụ thép trên thị trường chậm lại và tỷ giá USD/VND có nguy cơ tăng khiến giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao hơn, làm gia tăng chi phí, việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018 đang là thách thức với doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS) đặt mục tiêu năm 2018 lãi 100 tỷ đồng, nhưng sau khi lãi 1,8 tỷ đồng trong quý I thì Công ty lỗ lần lượt 68 tỷ đồng và 64,5 tỷ đồng trong quý II và III, lũy kế 9 tháng đầu năm lỗ 130,6 tỷ đồng. VIS khó có khả năng thoát lỗ trong năm 2018.
Thận trọng lên kế hoạch 2019
Theo ông Phạm Quang Dũng, với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, HUT sẽ thận trọng khi lên kế hoạch cho năm tới. Có thể mục tiêu tăng trưởng trong năm 2019 phải hoãn lại, thay vào đó, Công ty đặt ra một kế hoạch hợp lý hơn để hoàn thành được.
Trong khi đó, đại diện VGS chia sẻ, diễn biến giá thép vẫn khá phức tạp khi giá thép nguyên liệu liên tục biến động, nguồn cung dư thừa, xuất khẩu thép gặp khó khăn vì chính sách bảo hộ của các nước, nên doanh nghiệp cũng thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2019.
Ông Nguyễn Quốc Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP) cho biết, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch 190 tỷ đồng lợi nhuận năm 2018, nhưng doanh thu có thể chỉ hoàn thành khoảng 90%.
Theo ông Định, các doanh nghiệp ngành dược nói chung đang chờ đợi Thông tư đấu thầu thuốc của Bộ Y tế, dựa vào đó, Công ty mới có cơ sở lên kế hoạch kinh doanh năm 2019.
Theo dự thảo Thông tư, việc xác định các tiêu chí kỹ thuật của các nhóm thuốc một mặt hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước tham gia đối với nhóm thuốc chất lượng theo chủ trương của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dược liệu quốc gia, mặt khác tăng tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Mục tiêu năm 2019 của IMP là tăng trưởng từ 10 – 15% so với năm 2018, song sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra kế hoạch phù hợp.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ngành sản xuất chip châu Á bi quan về triển vọng kinh doanh
Quan điểm thận trọng từ phía các nhà điều hành trong ngành bán dẫn, vốn được coi như chỉ báo của toàn ngành công nghệ, xác nhận cho tâm lý bi quan về nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong ngắn hạn.
Ảnh: Getty Images
Khi chủ tịch công ty United Microelectronics, ông Jason Wang, trong ngày thứ Tư tuyên bố rằng hãng sản xuất chip lớn thứ 3 trên thế giới sẽ giữ quan điểm vô cùng thận trọng về nhu cầu chip ít nhất cho đến đầu năm 2019, thực ra ông đang nói thay lời cho nhiều nhà đầu tư công nghệ và CEO các công ty công nghệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo báo Nikkei, điều hành tại công ty sản xuất chip của Mỹ Texas Instruments và STMicroelectronics cũng đã cảnh báo về nhu cầu chip yếu hơn trong quý hiện tại. Trong khi đó, hãng sản xuất chip của Mỹ Advanced Micro Devices và công ty AMS - nhà cung cấp quan trọng cho Apple và Huawei, đều đưa ra dự báo u ám cho mùa nghỉ lễ sắp tới.
Hai hãng sản xuất chip lớn của thế giới bao gồm Nanya Technology và Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC) cũng hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận của cả năm.
Phó giám đốc điều hành công ty Micron Technology, ông Manish Bhatia, cũng đã đưa ra quan điểm tương tự: "Chúng tôi đã hạ dự báo về nhu cầu chip nhớ NAND trong năm tài khóa 2019 bắt đầu từ tháng trước". Ông Bhatia chia sẻ: "Chúng tôi đang phản ứng khi nhu cầu thị trường giảm bớt và chúng tôi sẽ tiếp tục linh hoạt trong thời gian tới". Trong tháng trước, ông Micron dự báo hãng sẽ chi tiêu khoảng 10,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2019.
Quan điểm thận trọng từ phía các nhà điều hành trong ngành bán dẫn, vốn được coi như chỉ báo của toàn ngành công nghệ, xác nhận cho tâm lý bi quan về nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong ngắn hạn cũng như việc đầu tư vào ngành bán dẫn chững lại. Nỗi sợ này đã lan nhanh chóng trong chuỗi cung ứng, các cổ phiếu liên quan chịu tác động nghiêm trọng bởi nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán nhằm né tránh các rủi ro về chính trị.
Xu thế đi xuống của cổ phiếu các công ty sản xuất chip cũng phát đi nhiều tín hiệu về kinh tế và thị trường, theo các chuyên gia phân tích.
Chuyên gia phân tích tại Yuanta Investment Consulting, ông James Wei, nhận định: "Dường như chúng ta đang chứng kiến những thời khắc đầu tiên của của giai đoạn thị trường biến động tiêu cực. Thị trường sẽ có thể khởi động một năm 2019 đầy khó khăn, khi mà thị trường có quá ít động lực tăng trưởng nhưng quá nhiều bất ổn".
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Cổ phiếu châu Á thận trọng do lo ngại căng thẳng tại Trung Đông Chứng khoán châu Á tiếp tục xu hướng mất điểm trong phiên 19/10 do lo ngại về mối quan hệ Mỹ-Ả Rập Saudi có thể xấu đi sau vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi. Thị trường chứng khoán châu Á cũng chịu áp lực đi xuống trong ngày 19/10 sau khi số liệu cho thấy trong quý III/2018, nền kinh tế...