Áp lực mùa thi: Làm sao để giữ sức?
Các kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng đang đến gần. Đây là thời điểm các sỹ tử căng sức ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất.
Nhưng thực tế cho thấy, mùa thi với áp lực cao sẽ khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng về tinh thần, sức khỏe giảm sút. Làm sao có được một sức khỏe tốt để có thể ôn thi và làm bài thi tốt là điều mà các bậc phụ huynh cũng như các bạn thí sinh rất quan tâm.
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu năng lượng và tập trung cho việc học tập, các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Ảnh: ST
Tránh những tác động tiêu cực
Bước vào mùa thi học kỳ, thi chuyển cấp hoặc thi đại học, học sinh, sinh viên thường bị áp lực, dẫn đến mệt mỏi và mất sức, kém tập trung. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của tình trạng mất sức hay đột ngột bị bệnh trong mùa thi là do các thí sinh ôn luyện quá căng thẳng, ăn uống thất thường, không ngủ đủ giấc và không dành thời gian thư giãn. Do đó, các chứng bệnh mà sỹ tử thường mắc phải trong mùa thi là đau dạ dày, viêm họng, mất ngủ, nhức đầu, vọp bẻ (chuột rút), có khi bị kiệt sức.
Bác sỹ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, mùa thi, nhiều học sinh ăn uống thất thường và không điều độ sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Một số em mặc dù vẫn ăn đều nhưng lại ăn trong tình trạng căng thẳng nên thường nhai không kỹ và không thư giãn khi ăn, làm dịch vị không tiết ra đầy đủ để tiêu hóa thức ăn cũng dẫn đến đau dạ dày. Do đó, các em càng học căng thẳng thì càng đau và ngược lại, càng đau thì càng căng thẳng tạo nên một vòng luẩn quẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, khi ăn uống không đủ chất kết hợp với thức quá khuya để học sẽ khiến các sỹ tử giảm sức đề kháng. Tình trạng này kéo dài cùng lúc với thời tiết hết sức oi bức khiến việc sử dụng quạt liên tục hoặc máy lạnh mở hết mức nên các em dễ bị viêm họng, viêm mũi, nhức đầu.
Ngoài ra, việc quá tập trung học, ngồi lâu trong trạng thái bất động cũng khiến mỏi mắt, máu lưu thông không tốt đến các cơ nên dễ bị chuột rút, tê mỏi vai và lưng. Đặc biệt, vì lo lắng nhiều thí sinh có tâm lý chán ăn, bữa ăn hoặc ăn không đầy đủ, điều này nguy hiểm vì sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Khi đó, cơ thể không cung cấp đủ năng lượng cho não và khối cơ nên các em sẽ bị hoa mắt, bủn rủn tay chân. Đầu óc không thể suy nghĩ hoặc tính toán gì được nữa và hậu quả là chẳng thể làm được bài.
Video đang HOT
Đặc biệt, do lo lắng nên một số phụ huynh đã bồi bổ cho con bằng các loại thuốc bổ não. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, một số thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng vì nó tác động vào mạch máu, các thụ cảm thể thần kinh, tác động vào nồng độ các chất trung gian thần kinh như các thuốc vinpocetin, galantamin, modafinil. Vì thế, việc dùng các loại thuốc bổ não cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không được tự ý sử dụng sẽ dẫn tới các hệ lụy cho sức khỏe.
Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu năng lượng và tập trung cho việc học tập, các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn không quá no, hoặc bỏ bữa, hoặc dồn hai bữa làm một. Ngoài những bữa chính, việc bổ sung thêm bữa ăn khuya, ăn giữa buổi khi sỹ tử phải thức học bài là điều rất nên làm.
Bác sỹ Lê Thị Hải khuyến cáo, thí sinh tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là do sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện. Sau ăn 30- 60 phút mới được học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, theo dõi hơi thở để không nghĩ ngợi cho não thực sự được nghỉ.
Thí sinh nên hạn chế các thức ăn ngọt từ đường tinh (nước ngọt, kẹo, thức uống có đường…). Đặc biệt không nên uống cà phê hay nước chè đặc để tỉnh táo bởi những thức uống này sẽ khiến huyết áp tăng lên, tim đập nhanh làm bạn hồi hộp, căng thẳng sẽ không tốt cho quá trình làm bài thi.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần phải cân đối dinh dưỡng cho thí sinh, trong thực đơn phải phân bố có đủ chất dinh dưỡng từ thịt, cá, nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua, rau, củ, quả, hạt các loại. Đặc biệt, tăng cường lượng rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
“Bên cạnh cách ăn uống hợp lý và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trí não, sỹ tử cần phải lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe thật tốt trong kỳ thi. Gần đến ngày thi, các gia đình không nên chuẩn bị cho sỹ tử các thức ăn lạ, khó tiêu hóa, nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể các em sẽ bị ngộ độc”, bác sỹ Hải nêu.
Đặc biệt quan trọng sau chế độ ăn uống là sỹ tử cần chuẩn bị tâm lý thật tốt bước vào kỳ thi. Cô Vũ Thị Thu Hương, Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, đây là thời điểm thí sinh cần được gia đình động viên, ủng hộ nhằm giúp các em có tâm lý thật thoải mái, tự tin. Và để tránh dồn dập khối lượng kiến thức “khổng lồ” khi kỳ thi chỉ còn cách ít ngày, thí sinh nên phân chia lượng kiến thức để có kế hoạch ôn tập hợp lý, không nên cố gắng quá sức học ngày, học đêm bởi cơ thể sẽ quá tải.
“Học quên ăn quên ngủ” không phải là cách học đúng đắn để đạt điểm số như kỳ vọng. Ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi, ghi nhớ và phục hồi sau một ngày làm việc dài. Do vậy, thí sinh nên ngủ đủ giấc để giúp giải tỏa căng thẳng và có sức khỏe tốt”, giảng viên này nêu ý kiến.
Bác sĩ chỉ rõ thủ phạm gây vô sinh, gia đình nào cũng có thể mắc
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn thường ở cả hai giới. Nam và nữ đều chiếm tỉ lệ như nhau 40%, 10% là cả hai giới và 10% không rõ nguyên nhân.
Vô sinh vì áp lực
Kết hôn với nhau được hơn 2 năm nhưng không có con. Vợ chồng chị Hằng đã đi khám vô sinh hiếm muộn, kết quả kiểm tra không có gì bình thường. Chị Hằng buồn bã vì lúc nào cũng bị mang tiếng có thể do ngày chưa kết hôn vợ chồng chị từng sống thử và chị sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết đó không phải là lý do.
Áp lực mang thai ngày càng tăng, chị Hằng luôn cảm thấy căng thẳng. Chu kỳ rối loạn, lúc nhanh, lúc chậm.
Vợ chồng lại tìm tới bệnh viện khác để khám. Bác sĩ cho biết hai vợ chồng chị Hằng phải thay đổi lối sống. Trước đây, chồng chị làm việc chủ yếu là tối. Ngày nào anh cũng thức tới 2,3 h sáng mới đi ngủ.
Lối sống của chồng không khoa học, cộng thêm áp lực công việc của chị Hằng và áp lực chuyện có con nên gia đình khá căng thẳng. Vợ chồng chị Hằng quyết định làm thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, hai chu kỳ làm thụ tinh nhân tạo đều thất bại.
Đến khi chị Hằng chán nản buông chuyện có con thì tin vui lại đến. Chị kể "tôi thực sự mêt mỏi và nghĩ mình cần buông bỏ, giảm stress. Đặc thù công việc áp lực, tâm lý lúc nào cũng nghĩ đến có thai nên càng mong càng không có. Khi đó, tôi có cảm giác mình muốn buông hết, khi nào ông trời cho, con sẽ đến".
Tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng - Ảnh bệnh nhân tới khám tại BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Sau khi "buông" 4 tháng sau, chị Hằng thấy người mệt mỏi, nôn nao, đi khám thì bác sĩ cho biết chị đã có thai 6 tuần. Sau sinh bé Thành Chung được 11 tháng, chị Hằng lại tiếp tục mang bầu và chỉ trong 4 năm, bà mẹ này từ mang tiếng vô sinh đã có 2 đứa con kháu khỉnh.
Lối sống hiện đại gia tăng vô sinh
Theo Ths.Bs. Nguyễn Anh Tú, Phó trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, tỉ lệ vô sinh theo thời gian tăng ngày càng cao. Bên cạnh việc đời sống được nâng cao thì một phần lối sống không tốt là nguyên nhân của vô sinh. Bác sĩ Tú cho biết việc tiếp xúc với hóa chất, cách sinh hoạt, ăn uống.... ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
Một trong nguyên nhân đó là chế độ ăn (sử dụng chất kích thích), thức khuya, công việc căng thẳng...lối sống, quan điểm kết hôn muộn cũng làm tỉ lệ vô sinh tăng cao và đây cũng là nỗi lo thời hiện đại.
Theo định nghĩa của hiếm muộn thì cặp vợ chồng quan hệ tình dục 1 năm thường xuyên mà chưa có thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Đó cũng là cơ hội có thể phát hiện sớm qua các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, rối loạn, tự nhiên kinh bất thường đau bụng rồi nam giới khi xuất tinh cảm thấy có những sự thay đổi khó xuất tinh, sự cương cứng kém. Hiện nay quan điểm thay đổi thì chúng ta có thể khám tiền hôn nhân (trước hôn nhân) về sức khỏe sinh sản để chuẩn bị tốt nhất.
Bác sĩ Tú cho biết trong nguyên nhân vô sinh, tỉ lệ nguyên nhân ở 2 giới bằng nhau, nữ 40%, nam 40% và 10% do cả hai phía, 10% chưa rõ nguyên nhân. Cơ quan sinh sản phụ nữ chủ yếu do các vấn đề ở vòi trứng, buồng trứng, hệ nội tiết ở tuyến yên với các bất thường cơ quan sinh dục: tắc vòi trứng (hay gặp), buồng tử cung: polyp tử cung, u xơ tử cung...
Ngoài ra còn có buồng trứng rối loạn phóng noãn, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, bất thường tử cung. Nam giới thì có bất thường liên quan đến tinh trùng: từ non đến trưởng thành (3 tháng) trong quá trình phát triển đó có thể gặp bất trắc nào đó làm giảm tinh trùng, bệnh hiện nay như viêm tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ...
Nhóm chưa rõ nguyên nhân là có một góc khuất của khoa học mà chúng ta chưa rõ, bệnh nhân đã được xét nghiệm cơ bản, đánh giá buồng trứng, nam giới đã có tinh trùng nhưng không có thai thì xếp vào nhóm chưa rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Tú cho rằng các cặp vợ chồng sau 1 năm chưa có con cần kiểm tra tổng thể để đánh giá tìm nguyên nhân.
Để hạn chế khả năng vô sinh, mọi người cũng cần thay đổi lối sống, tránh thức khuya, hút thuốc lá, bia rượu và đây được xem là tác nhân của hiếm muộn. Nhiều người khi chậm có con, họ áp lực, stress và càng làm cho khả năng thụ thai chậm hơn.
Vì thế, giảm stress chính là cách tốt để tăng khả năng thụ thai.
Ăn mặn gây hại cho cơ thể bạn như thế nào? Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, việc ăn mặn (thừa muối) lại có không ít tác hại đến cơ thể, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh mạn tính mà bạn không ngờ. Ăn mặn có không ít tác hại đến cơ thể, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh mạn tính - ẢNH MINH HỌA:...