Áp lực lên tỷ giá VND/USD
Lộ trình tăng lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhu cầu ngoại tệ để thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp tăng vào dịp cuối năm tạo áp lực khó tránh lên tỷ giá.
Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 9
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed khẳng định quan điểm về lộ trình tăng lãi suất USD thêm 2 lần nữa dự kiến vào tháng 9 và tháng 12/2018, nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng lạc quan như hiện tại. Số liệu khả quan về thị trường lao động Mỹ vừa được công bố là căn cứ quan trọng để Fed đưa ra quyết định của mình.
NHNN đã chủ động hơn và tiếp tục kiên định chính sách tỷ giá trung tâm, tạo tâm lý tốt cho doanh nghiệp và người dân
Fed đã nâng lãi suất USD hai lần trong năm 2018 và được cho là sớm nâng lên mức 2-2,25% khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng lên mức 2,9% trong tháng 7/2018, cao nhất trong 6 năm qua; tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 20 năm. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích cách làm của ông Powell, khi những quốc gia khác được hưởng lợi từ các động thái của ngân hàng trung ương trong quá trình đàm phán thương mại căng thẳng, nhưng Mỹ không nhận được sự trợ giúp nào từ Fed.
Thời hạn tham vấn ý kiến công chúng Mỹ đối với kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã kết thúc. Nhà đầu tư đang lo ngại khả năng việc áp thuế sẽ diễn ra ngay sau đó. Trong khi đó, Trung Quốc đã có thông điệp rằng, sẽ trả đũa nếu Mỹ đánh thuế thêm lên hàng hóa nước này xuất khẩu vào Mỹ.
Nhiều nhà quan sát nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của một kịch bản chiến tranh tiền tệ. Kể từ khi Fed bắt đầu nâng lãi suất, ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng nâng lãi suất theo. Tuy việc nâng lãi suất không diễn ra trong lần Fed nâng lãi suất mới đây nhất vào tháng 6/2018, nhưng ngân hàng trung ương Trung Quốc lại giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2 lần. Qua đó, ngân hàng trung ương nước này bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, kết quả là nhân dân tệ giảm giá 7% trong những tuần đầu của quý III/2018.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed phát biểu rằng: “Nếu các mức thuế quan tác động lên lạm phát trong nước, Fed sẽ hành động và tiếp tục nâng lãi suất ngắn hạn với tốc độ nhanh hơn và mức tăng lớn hơn so với dự kiến ban đầu”.
Tác động ra sao đến tỷ giá?
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, áp lực tỷ giá VND/USD trong năm nay khá lớn. Nguyên nhân là giá USD trên thế giới tăng khi Fed tiếp tục tăng lãi suất; áp lực lạm phát của Việt Nam trong năm nay ở mức độ cao hơn các năm trước. Từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá khoảng 2% so với USD. Tuy nhiên, để ổn định thị trường ngoại tệ và kiểm soát tỷ giá VND/USD, NHNN đã chủ động hơn và tiếp tục kiên định chính sách tỷ giá trung tâm, tạo tâm lý tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân, nên tỷ giá ở mức tương đối ổn định.
Video đang HOT
Theo TS. Lực, việc Fed tăng lãi suất USD sẽ không tác động nhiều tới dòng vốn đầu tư ra vào Việt Nam, bởi mức lãi suất tăng thêm không nhiều. Về cơ bản, từ nay đến cuối năm 2018, tỷ giá VND/USD vẫn duy trì được đà ổn định.
Tỷ giá trung tâm ngày 10/9 được NHNN đẩy lên mức mới là 22.694 đồng/USD, là mức cao nhất từ trước tới nay.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế – tài chính cũng đưa ra nhận định, tỷ giá VND/USD không có nhiều biến động mạnh sau khi Fed tăng lãi suất USD trong thời gian qua, bởi lộ trình tăng lãi suất của Fed đã được dự báo trước. NHNN cũng đã có các kịch bản trong ứng phó, điều hành linh hoạt để ổn định tỷ giá. Với việc USD tăng giá mạnh trước khi Fed tăng lãi suất và phát tín hiệu tăng nhanh trong năm 2018, NHNN liên tục tăng tỷ giá trung tâm.
Tỷ giá trung tâm ngày 10/9 được NHNN đẩy lên mức mới là 22.694 đồng/USD, tăng 8 đồng/USD so với 2 ngày trước đó, là mức cao nhất của tỷ giá trung tâm từ trước tới nay. Với biên độ /-3% đang áp dụng, tỷ giá trần cho các ngân hàng thương mại là 23.374 đồng/USD, còn tỷ giá sàn là 22.013 đồng/USD. Tại Sở giao dịch NHNN, tỷ giá tham chiếu cũng được điều chỉnh tăng 8 đồng ở chiều bán ra, lên 23.325 đồng/USD, trong khi chiều mua vẫn bất động tại mức 22.700 đồng/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá ngày 10/9 khá ổn định so với cuối tuần trước. Vietcombank, BIDV báo giá USD ở mức 23.260 – 23.340 đồng/USD (mua vào – bán ra); Techcombank và Eximbank cùng là 23.240 – 23.340 đồng/USD, ở Sacombank là 23.329 – 23.351 đồng/USD – cũng là mức cao nhất trong hệ thống. Trong khi đó, trên thị trường tự do, USD có dấu hiệu giảm giá rõ rệt, chỉ còn quanh mức 23.420 – 23.450 đồng/USD – là các mức thấp nhất ghi nhận trong 3 tuần trở lại đây.
Để tránh rủi ro trong việc sử dụng vốn ngoại tệ, các nhà phân tích kinh tế – tài chính khuyến nghị, doanh nghiệp nên đa dạng hóa các loại tiền để thanh toán, thay vì chỉ sử dụng USD. Đồng thời, doanh nghiệp nên phối hợp với ngân hàng để sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các công cụ phái sinh mà một số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đã dùng.
Vân Linh
(Theo Informoney)
Vì sao chương trình môn học vẫn chưa công bố?
Tháng 8 cũng đã trôi qua, bây giờ đã gần nửa tháng 9 rồi nhưng chương trình chính thức của các môn học vẫn là chuyện "bóng chim, tăm cá"...
LTS: Đặt ra câu hỏi về việc "Vì sao chương trình môn học vẫn chưa công bố?", tác giả Nguyễn Cao đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Sau khi thông qua chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo lần lữa mãi mới công bố dự thảo chương trình môn học vào ngày 19/1/2018.
Lúc công bố dự thảo chương trình môn học, Bộ cũng đã tổ chức họp báo và đưa ra lộ trình sẽ lấy ý kiến dư luận xã hội trong thời gian 2 tháng.
Dự kiến, Bộ sẽ thông qua chương trình môn học chính thức vào tháng 4/2018. Nhưng...
Tháng 4, tháng 5, tháng 6... rồi cả mùa hè của năm học đã âm thầm trôi qua một cách lặng lẽ mà chuyện công bố chương trình chính thức của các môn học vẫn là một ẩn số.
Chương trình môn học vẫn chưa công bố? (Ảnh minh họa: TTXVN).
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 được tổ chức vào ngày 02/8 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin chương trình các môn học đã được Hội đồng quốc gia thẩm định lần 2 và đang tiếp tục hoàn thiện trong tháng 8/2018.
Và, tháng 8 cũng đã trôi qua, bây giờ đã gần nửa tháng 9 rồi nhưng chương trình chính thức của các môn học vẫn là chuyện "bóng chim, tăm cá"...
Theo lộ trình thì năm học 2019-2020 sẽ chính thức áp dụng sách giáo khoa của chương trình mới ở lớp 1, năm 2020-2021 sẽ là lớp 2 và lớp 6...
Điều này cũng đồng nghĩa thời gian còn lại để áp dụng cho chương trình mới không nhiều, chỉ khoảng 10 tháng nữa mà thôi.
Nhưng, chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục là sẽ xây dựng "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa".
Tuy nhiên, nhiều bộ sách giáo khoa liệu có thành hiện thực khi thời điểm áp dụng chương trình mới đã cận kề.
Trong khi, quy trình để các tổ chức, cá nhân viết một bộ sách giáo khoa phải trải qua nhiều bước. Phải đăng ký, tổ chức viết, thực nghiệm, thẩm định chương trình. Mỗi bước chắc chắn phải có một khoảng thời gian nhất định.
Vậy, khoảng thời gian ít ỏi đó có đủ để những tổ chức và cá nhân ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia viết sách giáo khoa hay không?
Nhìn lộ trình của Bộ Giáo dục đang triển khai cũng như diễn biến gần đây, chúng ta sẽ thấy nhiều băn khoăn cho lộ trình và chủ trương cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sau khi công bố dự thảo chương trình môn học một thời gian ngắn thì Bộ đã cho thực nghiệm chương trình ở một số địa phương?
Rõ ràng, Bộ đã đi trước một bước để có thể triển khai một bộ sách giáo khoa cho riêng mình. Còn đối với chương trình môn học chính thức thì mãi vẫn chưa công bố?
Có lẽ, việc chậm công bố chương trình chính thức các môn học không chỉ khiến dư luận đang chờ đợi mà những băn khoăn, hoài nghi cũng được nhiều người đặt ra.
Với một đội ngũ chuyên gia tương đối hùng hậu tham gia vào viết chương trình môn học thì việc tiếp thu ý kiến từ dư luận để chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chương trình môn học không phải là vấn đề khó khăn và mất nhiều thời gian như vậy.
Vì thế, lộ trình mà Bộ dự kiến công bố chương trình môn học đã chậm gần 5 tháng rồi... và cũng chưa biết bao giờ mới công bố?
Hy vọng, Bộ sẽ sớm thông qua chương trình môn học trước dư luận bởi việc thông qua càng sớm thì lộ trình thực hiện sách giáo khoa mới sẽ hạn chế được những sai sót khi thực hiện.
Nếu càng chậm công bố cũng đồng nghĩa những bộ sách sẽ phải làm vội vàng, e rằng hạn chế của những bộ sách giáo khoa sẽ là điều không tránh khỏi mà chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" cũng khó thực hiện.
Theo giaoduc.net.vn
Tiếng Anh trẻ em: Cùng bé học từ 5 loại quả ngon tuyệt Video dưới đây tổng hợp các từ vựng tiếng Anh về trái cây thông dụng và phổ biến nhất cùng phương pháp học tập hiệu quả qua bài hát vui nhộn và hình ảnh dễ thương giúp bé ghi nhớ và học từ vựng một cách hiệu quả mỗi ngày. Việc giúp con tăng vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản sẽ là...