Áp lực của thị trường bất động sản 3 tháng cuối năm
Triển vọng thị trường 3 tháng cuối năm vẫn chưa rõ ràng và phụ thuộc chủ yếu vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Chính phủ.
Nguồn cung có thể sẽ cải thiện so với 3 quý đầu năm nhưng chưa đủ sức làm thị trường phục hồi.
Nhu cầu đầu tư bằng tiền mặt dịp cuối năm có thể tạo ra bong bóng ở một số địa phương.
Sau 9 tháng khó khăn do dịch Covid-19, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc vào quý cuối năm. Tuy nhiên, không phải góc nhìn nào cũng lạc quan.
Tiếp tục phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa đưa ra góc nhìn về triển vọng thị trường 3 tháng cuối năm, trong đó cho thấy hoạt động thị trưởng vẫn sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Chính phủ. Cụ thể, theo đơn vị này, nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid-19, kinh tế trong nước hồi phục, tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm, phục hồi trở lại.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, cũng đưa ra dự báo tương tự khi cho rằng tương lai của thị trường vẫn phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Nhìn chung, người mua vẫn có tâm lý chờ đợi bất động sản giảm giá và chờ đợi thị trường khởi sắc vào năm sau.
Video đang HOT
Thị trường bất động sản quý IV vẫn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Chính phủ. Ảnh: Lâm Tùng
Theo Savills, 3 tháng cuối năm, triển vọng thị trường vẫn chưa rõ ràng đối với một số loại hình bất động sản như căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề. Cả nhà đầu tư lẫn chủ đầu tư vẫn có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng các tín hiệu mới, thậm chí tạm hoãn kế hoạch bán hàng đến năm sau.
Bất động sản du lịch tiếp tục là phân khúc phụ thuộc nhiều nhất vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Phần lớn các chuyên gia đều đưa ra cái nhìn thận trọng khi nói về triển vọng của phân khúc này. Việc mở lại đường bay quốc tế thậm chí cũng không làm cho thị trường có thể ấm lên ngay trong quý cuối năm, sự phục hồi của thị trường này hiện tại đang phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch nội địa. Tuy nhiên, điều này vẫn đặt trong mối tương quan với diễn biến dịch Covid-19.
Nguồn cung tiếp tục khan hiếm
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, nêu quan điểm trong quý IV, giống như các năm trước, nguồn cung bất động sản có thể lớn hơn so với các quý trước đó trong năm tuy nhiên sự chênh lệch đó vẫn chưa thể làm ấm thị trường và tạo ra sự phục hồi ngay lập tức.
Theo bà Hằng, từ nay đến hết năm, khoảng 9.800 căn hộ từ một dự án hiện tại và 11 dự án trong tương lai sẽ được ra mắt. So với dự báo được Savills đưa ra về nguồn cung quý IV năm trước, con số 9.800 này chưa bằng 2/3.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dựa trên hoạt động thực tế của thị trường, nguồn hàng tại các dự án bất động sản do các doanh nghiệp triển khai sẽ không có nhiều thay đổi trong 3 tháng cuối năm, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra.
Cẩn trọng với nguy cơ bong bóng bất động sản
Thực tế, từ đầu năm tới nay, cơn sốt đất đã xuất hiện ở một số địa phương bất chấp dịch Covid-19. Hồi đầu năm, cơn sốt đất nền diễn ra chóng vánh ở Thạch Thất, Hà Nội sau khi có thông tin Vingroup nghiên cứu đầu tư 2 dự án khu đô thị tại khu vực này. Cơn sốt làm cho giá đất tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, tăng 3 lần chỉ sau 20 ngày. Những mảnh đất nằm sát bờ ruộng có giá 5-6 triệu đồng/m2 đã được giới “cò đất” thổi lên 17-18 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng, cơn sốt nhanh chóng hạ nhiệt, giá đất ngay lập tức chững lại.
Báo cáo thị trường quý III của Hội Môi giới cũng chỉ ra ở Hà Nội, do khan hiếm nguồn hàng chính thống, giá căn hộ các phân khúc đều đang ở ngưỡng trần nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ phải tìm và khai phá những thị trường mới ở vùng nông thôn như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Hòa Lạc… Đây là những địa phương có chủ trương phát triển thành quận, có sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn của Việt Nam, có công bố quy hoạch cho phát triển đô thị…
Các khu vực ngoại thành có thể có sốt đất trong những tháng cuối năm. Ảnh: Lâm Tùng
Hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn đã làm cho đất đai tại các khu vực này trở nên sôi động, nhộn nhịp. Giá đất được đẩy lên cao nhanh chóng mặt. Đất làng, có miếng vài năm trước chỉ khoảng vài trăm nghìn/m2 đến nay đã lên đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu. Tại nhiều khu vực, giá đất vườn, đất ruộng cũng được đẩy lên vài triệu/m2.
Theo đại diện Hội Môi giới bất động sản, ở giai đoạn cuối năm, áp lực về nhu cầu đầu tư sử dụng tiền mặt có thể tăng cao thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp có thể tạo nên cơn sốt đất đai. Hiện tượng săn tìm đất dai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát, đặc biệt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo.
“Các nhà đầu tư nên cẩn trọng với các đợt sốt ảo, không nên chạy theo đám đông. Trước khi quyết định xuống tiền, phải đặt giá đất hiện tại trong mối tương quan với hạ tầng, với các khu vực có cùng tính chất. Nếu trong một thời gian quá ngắn, chỉ một vài tháng, giá đất tăng 30-40% thì chứng tỏ đất đang sốt ảo, đầu tư vào có thể bị mắc cạn”, ông Đính nói.
Nhiều doanh nghiệp BOT đang phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu
Bộ GTVT cho biết đang tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9, phóng viên đã đặt câu hỏi với về tín dụng mảng BOT. Cu thể, các doanh nghiêp BOT bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 và thu phí không được như cam kết. Nếu để rơi vào nhóm nợ xấu, mất đi quyền đấu thầu sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đây là những DN chủ chốt trong ngành xây dựng và nhiều lao động.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngành GTVT có 61 dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã đưa vào khai thác, còn 1 dự án đang đầu tư xây dựng. Qua theo dõi, nhiều hợp đồng có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến do 3 nguyên nhân.
Thứ nhất, do định hướng chung về ổn định giá, giảm giá vé xe vận tải, xe tải, nhóm 4, 5.
Thứ hai là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên lưu lượng giao thông giảm.
Thứ ba là chưa thực hiện điều khoản trợ giá cho các nhà đầu tư, cần có thời gian nhất định để tăng trưởng mức thu...
Bộ GTVT tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp.
"Chúng tôi có phân tích các nguyên nhân do tác động khách và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là tác động do dịch COVID-19, phát triển kinh tế không như ban đầu. Còn nguyên nhân chủ quan là do quá trình lập dự án, phương án tài chính...", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Do đó, bộ GTVT đề nghị các yếu tố nào do khách quan thì cần xem xét tháo gỡ cho các nhà đầu tư. Nếu không cho tăng giá thì khó khăn, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có việc giảm chi phí vận tải như giảm giá vé các phương tiện giao thông tại các dự án BOT... nhưng cần lộ trình. Vì hiện nay, nhiều nhà đầu tư BOT phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu, khó khăn để DN hoạt động, gần đây bộ đã có các biên bản trình lên VPCP, báo cáo để có chỉ đạo.
Có thật nhiều tiền mới nên đầu tư bất động sản vào thời điểm này Nếu nhà đầu tư có trong tay vài trăm triệu tốt nhất nên gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư có nhiều tiền, không dùng đòn bẩy ngân hàng và xác định đầu tư dài hạn thì hãy nên mua bất động sản vào thời điểm hiện tại. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam,...