Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn
Sự thiếu hụt chip ô tô đã lan rộng sang các ngành nghề sản xuất khác, khiến TSMC buộc phải chịu sức ép lớn tại hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden tổ chức.
Hậu đại dịch, ngành công nghiệp bán dẫn đã thay đổi từ một ngành công nghiệp quan trọng trong quá khứ thành “ngành công nghiệp chủ chốt”, điều này cũng khiến sức mạnh công nghệ của TSMC trở thành một chủ đề quốc tế được bàn tán.
Ngày 12/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập các công ty công nghệ lớn và tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng bán dẫn. Tổng cộng 18 CEO đã tham dự, bao gồm cả Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm (Mark Liu). Bên cạnh đó, còn có Bộ ngoại giao Mỹ, tập đoàn Intel, GlobalFoundries, Micron Technology, NXP, Samsung và một số nhà sản xuất bán dẫn khác.
“Lý do tôi có mặt ở đây hôm nay là để thảo luận về việc làm thế nào để củng cố ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và đảm bảo chuỗi cung ứng tại Mỹ”, Tổng thống Biden nói rõ khi khai mạc. Các nhà lãnh đạo ngành tham dự hội nghị đều là những nhân vật chủ chốt trong việc duy trì mục tiêu này.
Ông Biden thẳng thắn nói: “Khả năng cạnh tranh phụ thuộc bởi việc đầu tư vào đâu và như thế nào. Là một quốc gia, chúng tôi đã có một thời gian dài không đầu tư lớn, táo bạo để vượt qua các đối thủ toàn cầu. Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển trong tình trạng hạ tầng sản xuất đã tụt hậu. Thành thật mà nói, chúng tôi phải đẩy mạnh cuộc chơi của mình”.
TSMC đóng vai trò gì trong buổi “ Hồng Môn yến” này?
Trước hết, điều mà hội nghị thượng đỉnh này sẽ giải quyết là tình trạng thiếu chip ô tô. Từ đầu năm nay, chính phủ Đức và Nhật Bản đã kêu gọi TSMC tăng năng lực sản xuất để cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô đang bấp bênh.
Video đang HOT
Xét từ danh sách các ghế, ba nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ là GM General Motors, Ford Ford Motor và công ty mẹ của Chrysler là Stellattis đều có mặt, ông Biden rõ ràng cũng đang đưa ra những “lời kêu gọi” tương tự, đặc biệt là khi GM và Ford mới chỉ tuyên bố kế hoạch cắt giảm sản lượng tuần trước.
Trong khi đó, với NXP, tất cả nguồn chip do hãng này sản xuất đều sẽ được tích hợp trực tiếp vào ô tô và không phân phối qua bên thứ 3. Điều này nghĩa là dù Tổng thống Mỹ muốn có chỗ trống trong chuỗi cung ứng của NXP cũng là điều không thể xảy ra. Ngoài ra, các ngành công nghiệp y tế và vũ khí cũng đang gây ra tình trạng thiếu chip.
Chính vì vậy, bên cạnh nhóm chính là các nhà sản xuất ô tô, nhu cầu chip liên quan đến mạng/truyền thông máy tính cũng là vấn đề cần được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh lần này. Cụ thể là nhu cầu của AT&T, Alphabet (công ty mẹ của Google), Dell và Hewlett-Packard…
Ngoài ra, từ danh sách những khách mời “chứng kiến” mà Reuters tiết lộ, bất ngờ có hai công ty của Mỹ, một là công ty công nghệ y tế lớn nhất thế giới Medtronic Medtronic, hai là nhà sản xuất vũ khí quân sự Northrop Grumman. Điều đó cho thấy, nhu cầu đối với chất bán dẫn và chip đã thâm nhập sâu vào các lĩnh vực, không chỉ ở các ngành sản xuất thông thường.
Khi chuỗi cung ứng không còn chỗ trống, khả năng sản xuất mở rộng của TSMC đã được nhắm đến và áp lực từ Tổng thống Mỹ cũng như từ các đối tác chính có mặt tại hội nghị đã khiến nhà sản xuất chip Đài Loan phải tỏ thái độ.
TSMC hứa hẹn năng lực sản xuất tại Mỹ sẽ đáp ứng kỳ vọng của ông Biden
Để đáp lại sự mong đợi của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm đành phải lên tiếng hứa hẹn: “TSMC sắp xây dựng một nhà máy wafer tiến trình 5 nanomet ở Phoenix, Arizona. Dự án này là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Mỹ và hợp tác song phương sẽ được đảm bảo”.
Theo đó, nhà máy 5 nanomet ở Arizona của TSMC sẽ được khởi công xây dựng trong năm nay, và sản xuất hàng loạt dự kiến vào năm 2024, với vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Có điều, cho dù có bị ép hết công suất nhưng khả năng mở rộng của TSMC là có hạn vào thời điểm hiện tại và rất có thể đây chưa phải là động thái cuối cùng của Tổng thống Mỹ.
Một nhà phân tích trong ngành nhận định, nếu chính phủ Mỹ muốn đảm bảo năng lực sản xuất, họ có thể hạn chế dây chuyền của TSMC chỉ cung cấp cho các ngành công nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng được cho cả ngành sản xuất ô tô, máy tính và mạng cũng như một số lĩnh vực khác, đây là điều không đơn giản bởi sự khác biệt về công nghệ. Đó là điều mà cả TSMC lẫn các nhà sản xuất tại Mỹ cần phải cân nhắc.
Apple muốn loại bỏ Nhật Bản khỏi chuỗi cung ứng?
Các công ty Nhật Bản từng có tỷ lệ linh kiện cao nhất trong iPhone, nhưng đã bắt đầu giảm sút trong những năm gần đây.
Tỷ lệ linh kiện điện tử do các công ty Nhật Bản cung cấp trong iPhone đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể với iPhone 12, tỷ lệ này chỉ còn là 13,2%, trong khi đó các linh kiện của Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc lại tiếp tục gia tăng.
Tỷ lệ linh kiện do các công ty Nhật Bản cung cấp trong iPhone ngày càng giảm
Tại sao Apple muốn loại bỏ linh kiện từ Nhật Bản?
Nguyên nhân iPhone sử dụng nhiều linh kiện của Nhật Bản hơn trong quá khứ có liên quan đến việc thay thế CEO của Apple. Vào thời Steve Jobs, Apple đưa ra khái niệm "sản xuất những sản phẩm độc đáo bằng cách lắp ráp các bộ phận cực kỳ thông dụng", vì vậy Mac và iPhone đã ra đời dựa trên khái niệm này.
Thời điểm khoảng 6,7 năm trước (thời hoàng kim của iPhone 5s và iPhone 6 series), các công ty linh kiện điện tử Nhật Bản như Murata Manufacturing Co., TDK, Alpine Alpine và Taiyo Yuden vẫn chiếm nhiều ưu thế trong chuỗi cung ứng. Cho đến nay, điện áp ổn định của Murata, chip giảm nhiễu nhiều lớp tụ gốm và bộ lọc sóng điện, cũng như pin dung lượng lớn, hiệu suất cao của TDK vẫn đang được iPhone12 áp dụng. Tuy nhiên, sự đóng góp của các công ty Nhật Bản trong các sản phẩm của Apple đang ngày càng bị hạn chế.
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ linh kiện của các công ty Nhật Bản này trong điện thoại mới của Apple giảm xuống khoảng 10% là điều đáng ngạc nhiên. Không phải bởi năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh của các công ty linh kiện điện tử Nhật Bản giảm sút, mà nguyên nhân lớn nhất chính là sự thay đổi của chính Apple.
Sau khi CEO Tim Cook nhận chức, chính sách của "nhà Táo" đã thay đổi, tức là tích hợp nhiều nhất có thể công nghệ tiên tiến nhất vào tất cả các bộ phận như chất bán dẫn, CPU, màn hình, máy ảnh. Trước đây, Apple sử dụng công nghệ tiên tiến bất chấp giá thành, tất nhiên, giá thành cao, hiệu năng của điện thoại được cải thiện đáng kể nên doanh số bán ra cũng cao. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, giá bán iPhone quá cao, dẫn đến doanh số không mấy khả quan. Giá 256G của iPhone 12 Pro Max thậm chí lên tới trên 33 triệu đồng.
Bị ảnh hưởng bởi điều này, Apple đã áp dụng các bộ phận rẻ hơn để giảm giá của iPhone. Phiên bản rẻ nhất của iPhone 11 chỉ có giá khoảng 18 triệu đồng, điều này đã từng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Do đó, tỷ trọng phụ tùng và linh kiện của các nhà sản xuất Hàn Quốc và Đài Loan không ngừng nâng cao, năng lực công nghệ ngày càng mở rộng, ngược lại, tỷ trọng phụ tùng và linh kiện của các công ty Nhật Bản lại giảm.
Lợi ích và rủi ro của các nhà sản xuất linh kiện điện tử giao dịch với Apple
Mặc dù việc sử dụng các bộ phận Nhật Bản trong điện thoại di động của Apple giảm, nhưng không có nghĩa là lợi nhuận của các công ty linh kiện điện tử Nhật Bản giảm sút. Số lượng đơn hàng từ các nhà cung cấp cho Apple được xác định trong một cuộc đấu thầu hàng năm. Vì vậy, nếu không phải là doanh nghiệp có thị phần cao trong ngành, dù có nhận được đơn hàng trong năm nào đó, cũng rất có thể không có được đơn hàng trong năm sau.
Khi doanh số bán hàng của Apple chậm chạp, hầu hết các công ty linh kiện điện tử của Nhật Bản bắt đầu hợp tác với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Mặc dù đó không phải là sự phân định hoàn toàn với Apple (một số nhà cung cấp Nhật Bản vẫn coi Apple là khách hàng quan trọng) nhưng tình trạng phụ thuộc vào Apple trước đây không còn nữa.
Đồng thời, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không chịu được sự "biến động" của lượng hàng giao đã ngại làm ăn với Apple, điều này không có lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp này. Lợi thế của Apple trên thị trường smartphone không còn như xưa, tuy nhiên, đối với các nhà sản xuất linh kiện điện tử, giao dịch với Apple vẫn có ý nghĩa rất lớn.
Mặt khác, một số nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn đang trông đợi vào Apple. Các bộ phận và linh kiện được giao cho Apple cũng được coi là có ảnh hưởng thương hiệu, do đó, có mối quan hệ kinh doanh với "nhà Táo" không chỉ có thể thu được lợi ích mà còn tạo điều kiện phát triển khách hàng mới. Việc iPhone 12 series vẫn được kỳ vọng sẽ tạo ra siêu chu kỳ mới, có thể nói Apple vẫn duy trì thế mạnh trước đây của mình.
Do đó, mặc dù các công ty linh kiện điện tử của Nhật Bản không còn tập trung vào một đối tác Apple như trước nữa, nhưng Apple vẫn là khách hàng lớn của các nhà cung cấp Nhật Bản này. Dù các công ty linh kiện Nhật Bản vẫn được Apple đánh giá cao, nhưng trong tương lai, nếu muốn có được những cơ hội kinh doanh mới, họ sẽ cần phải thay đổi chiến lược.
TSMC được cấp phép xây dựng nhà máy mới ở Mỹ Sau khi Wall Street Journal công bố vào tháng 5 cho biết TSMC đang có kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất chip mới ở Mỹ, giờ đây Reuters làm rõ hơn điều này. Đài Loan đã cấp phép TSMC đầu tư nhà máy mới tại Mỹ Theo PhoneArena , báo cáo cho thấy cơ sở của TSMC tại Mỹ đang...