Áp lực bủa vây Putin
Các lãnh đạo tham dự hội nghị G20 đồng loạt thúc ép Tổng thống Nga cùng tham gia và góp phần chấm dứt xung đột ở Syria saukhi Paris bị khủng bố liên hoàn tối 13/11.
Báo Financial Review dẫn lời Tổng thống Barack Obama nói rằng, Mỹ cùng các đồng minh, trong đó có Australia, cần phải tăng cường nỗ lực diệt trừ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông và Thủ tướng Anh David Cameron cùng lãnh đạo các nước châu Âu đã thúc ép Nga tập trung nỗ lực quân sự vào tiêu diệt IS.
Tổng thống Barack Obama (giữa) trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, bên phải) khi họ chụp ảnh cùng với các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/11. (Ảnh:AP)
“Bầu trời đã bị che phủ bởi loạt vụ tấn công kinh hoàng ở Paris cách đây mới chỉ một ngày rưỡi”, ông Obama lên tiếng tại hội nghị G20.
Australia – quốc gia có đóng góp nỗ lực quân sự lớn thứ 2 vào Syria – sẽ bàn thảo về vai trò của nước này khi Thủ tướng Malcolm Turnbull có cuộc gặp kéo dài 1 giờ đồng hồ với ông Obama ở Manila vào tối 17/11. Các nhà lãnh đạo sẽ rời Thổ Nhĩ Kỳ để đến Philippines dự hội nghị Hợp ác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Video đang HOT
Một nguồn tin chính phủ cho biết, chiến lược ở Syria, Iraq và “viễn cảnh chống khủng bố” mới sẽ chi phối các cuộc thảo luận, nhưng ở giai đoạn này, Australia không muốn được yêu cầu tăng cường quy mô đóng góp, bao gồm các chiến đấu cơ, máy bay tiếp liệu, lực lượng đặc nhiệm và huấn luyện viên quân sự.
Trong khi cuộc họp diễn ra, ở ngay bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Không lực Pháp ráo riết oanh kích các mục tiêu IS ở Raqqa sau khi tuyên bố sẽ không khoan nhượng với những kẻ khủng bố nhằm vào Paris.
Tại hội nghị G20, ông Obama đã trực tiếp hối thúc người đồng nhiệm Nga trong cuộc gặp trực diện kéo dài 35 phút. Sau đó đến lượt Thủ tướng Anh David Cameron. Cả hai nhà lãnh đạo hy vọng Tổng thống Nga sẽ dễ bị thuyết phục hơn sau khi một máy bay chở khách của nước này bị rơi ở Thổ Nhĩ Kỳ, bởi một quả bom nghi do IS cài đặt, làm 224 người chết.
Trước hội nghị G20, ngoại trưởng các nước gặp gỡ ở Vienna đã nhất trí một kế hoạch chuyển giao cho Syria, theo đó sẽ có các cuộc bầu cử dân chủ trong khoảng 2 năm nữa.
Trở ngại chính hiện nay là mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Tổng thống Syria Assad. Moscow sẽ không tán thành một chính phủ không có sự hiện diện của ông Assad, và trong khi Nga khẳng định đang nã bom IS ở Syria thì nước này còn bị Mỹ và đồng minh cáo buộc nhằm vào phe đối lập “ôn hòa” để yểm trợ cho chính quyền Damascus.
Trong một thông điệp, Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã nhất trí sự cần thiết phải có một sự chuyển giao chính trị do người Syria làm chủ, và dẫn dắt tiếp sau các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc làm trung gian giữa chính phủ và phe đối lập, cùng một thỏa thuận ngừng bắn”.
Theo thông điệp này, Tổng thống Obama “hoan nghênh nỗ lực của tất cả các nước nhằm diệt trừ IS và nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực quân sự của Nga ở Syria tập trung vào tổ chức này”.
Cũng tại hội nghị G20, Thủ tướng Cameron nói: “Chúng tôi có những bất đồng với người Nga. Nhưng tôi muốn có cuộc trò chuyện với ông Vladimir Putin, để nói rằng có một điều chúng ta cùng nhất trí. Đó là chúng ta sẽ an toàn hơn ở Nga, chúng ta sẽ an toàn hơn ở Anh, nếu chúng ta triệt phá IS. Đó là những gì chúng ta nên tập trung vào”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng lên tiếng yêu cầu phía Nga tập trung vào IS, bởi “chúng là kẻ thù thực sự của thế giới tự do”.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Cuộc họp G20 sẽ bàn về tương lai Tổng thống Syria
Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ trở thành một phần trong những nội dung được bàn bạc trong hội nghị các nền kinh tế lớn thế giới (G20) đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
G20 sẽ bàn về số phận của Tổng thống Syria - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới (G20) sẽ đề cập đến chiến sự ở Syria, cuộc chiến chống khủng bố và số phận của Tổng thống Assad trong cuộc họp G20 đang diễn ra ở thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters ngày 16.11.
"Tôi nghĩ điều này sẽ xảy ra bây giờ", bà Svetlana Lukash, đại diện của Nga ở G20, nói với các nhà báo bên lề hội nghị khi được hỏi liệu tương lai của ông Assad có được đề cập trong hội nghị thượng đỉnh lần này.
Bà Lukash còn cho biết thêm các nhà lãnh đạo G20 cũng bàn đến vấn nạn khủng bố, cuộc khủng hoảng di dân và dự kiến sẽ đề cập đến hành động chung của G20 đối với khủng bố trước khi ra bản tuyên bố chung về vấn đề này.
Hồi cuối tuần qua, các nhà ngoại giao quốc tế đã bàn về tình hình Syria và tương lai của đất nước Trung Đông này, tuy nhiên các ngoại trưởng của 20 nước không đề cập gì đến số phận của ông Assad, người rất được Nga ủng hộ, trong khi Mỹ và phương Tây muốn lật đổ vì cho rằng ông là nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến kéo dài 5 năm nay ở Syria.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Lãnh đạo Nhật, Úc tuyên bố sát cánh với Pháp chống khủng bố Hai thủ tướng Nhật và Úc cùng tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để chống khủng bố, đồng thời nhất trí đưa vấn đề này vào nghị trình của hội nghị G20 sắp tới, đài NHK đưa tin ngày 15.11. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói loạt tấn công khủng bố ở Paris là sự thách...