Áp lực bán xuất hiện phiên chiều, VnIndex mất 3 điểm, thanh khoản vẫn rất cao
Dòng tiền mạnh mẽ trao tay trên thị trường chứng khoán là động lực lớn giúp cả 2 sàn giữ được nhịp.
Từ khoảng sau 13h45′, thị trường chứng khoán chịu áp lực bán khá mạnh. Nhiều nhà đầu tư đã không chịu được sức nóng của ngưỡng thử thách tâm lý, bán ra cổ phiếu. Tuy nhiên, chiều mua cũng phát huy sức mạnh khi việc mua vào khi thị trường điều chỉnh nhẹ đã xảy ra.
Trong bối cảnh nhà đầu tư nhỏ lẻ không biết đổ tiền vào đâu khi vàng biến động thất thường, bất động sản thì “quá tay” đối với nhiều người và thanh khoản cũng không dễ dàng, gửi tiết kiệm thì lãi suất không còn hấp dẫn thì thị trường chứng khoán trở thành một lựa chọn. Đây là lý do vì sao dòng tiền liên tục “cân” lực bán một cách ngoạn mục.
===========
Đến những phút cuối cùng của phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex bất ngờ đảo được màu. Trong suốt buổi giao dịch, dù mức giảm không sâu nhưng mọi nỗ lực lấy sắc xanh tăng giá đều bất thành do số mã giảm tương đối áp đảo. Tương tự VnIndex, HNX-Index cũng lấy được sắc xanh tăng giá trong khoảng 10 phút cuối cùng của phiên giao dịch buổi sáng.
Dòng tiền mạnh mẽ trao tay trên thị trường chứng khoán là động lực lớn giúp cả 2 sàn giữ được nhịp. Phải nói thêm rằng, ở ngưỡng điểm trên 900 của VnIndex và ngưỡng điểm cao nhất nhiều năm của HNX-Index thì sự bứt phá tăng điểm của cả 2 chỉ số cần động lực rất mạnh. Rất may, yếu tố dòng tiền là sức mạnh giúp cả 2 chỉ số giữ được đà tăng giá.
GAS giữ được đà tăng trên 1% trong gần như suốt phiên giao dịch. Đến những phút cuối phiên sáng, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác như MBB, REE, TCB, VCB, HPG, VIC, VHM…quay đầu tăng giá giúp chỉ số VnIndex tăng hơn 1 điểm.
================
Phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán Việt tiếp tục mở cửa trong vòng xoáy hàng loạt thông tin biến động mạnh trên thị trường tài chính quốc tế: Sắc đỏ bao trùm phố Wall, giá vàng, giá bạc…đều rơi thảm và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Video đang HOT
Phiên hôm nay sẽ là một phiên kiểm định sự “miễn nhiễm” của thị trường chứng khoán Việt trước biến động của thị trường tài chính quốc tế. Phiên hôm qua là phiên “thử nghiệm” thành công còn hôm nay như thế nào là điều đang được giới đầu tư chờ đợi.
Thời điểm mở cửa, thị trường chứng khoán Việt cũng nhiều mã cổ phiếu giảm hơn số mã tăng. Tuy nhiên, càng giao dịch thì tỷ lệ mã tăng/giảm bắt đầu co hẹp dần. Tính đến 10h, số mã tăng trên sàn HoSE đạt 120 mã so với 190 mã giảm.
Nhóm cổ phiếu ngành khí, dầu khí đang bứt phá mạnh mẽ. GAS tăng 1,2% giúp VnIndex giữ nhịp, hồi sát về tham chiếu. Ngoài ra, PVD, PVS, BSR, OIL đều tăng giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục “thú vị” với đà tăng không ngừng nghỉ của MBB, TPB. Chỉ mới sau 1 giờ giao dịch, MBB đã đạt thanh khoản hơn 7 triệu cổ phiếu.
Dòng tiền tiếp tục phát huy sức mạnh. Tại thời điểm 10h15′, sàn HoSE đạt giá trị giao dịch 1.400 tỷ đồng, sàn HNX đạt 130 tỷ.
Nhà đầu tư trở nên thận trọng trên thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý II/2020 đang được công bố, tâm lý nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn...
Ảnh: QH.
Tháng 7 này là thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam. Quý này được đánh giá là thời điểm phản ánh rõ nhất tác động của COVID-19. Thêm vào đó, phiên giao dịch 22.7 chỉ số VN-Index đã lùi dưới mốc 860 điểm khiến xu hướng chung của thị trường đang dần xuất hiện những tín hiệu tiêu cực.
VN-Index lùi bước dưới 860 điểm
Với tín hiệu hỗ trợ trong phiên trước, thị trường có tín hiệu phục hồi vào đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng trở lại trạng thái thận trọng và suy yếu vào cuối phiên giao dịch. Kết phiên 22.7, chỉ số VN-Index đóng cửa sát mức thấp nhất trong phiên, giảm 6,61 điểm và chốt tại 855,08 điểm. Thanh khoản tiếp tục giảm nhẹ với hơn 278,6 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn HOSE, tương đương giá trị giao dịch hơn 4.328 tỉ đồng.
Trên thị trường, nhóm cổ phiếu giảm điểm đang chiếm ưu thế cao hơn nhóm cổ phiếu tăng giá. Trong nhóm VN30, có đến 25 mã giảm giá trong khi chỉ có 3 mã tăng giá.
Giảm mạnh nhất là CTD (4,2%) và ROS (4,2%). Ở chiều tăng giá, nổi trội là VRE (2,5%) và mã này đã giúp kiềm hãm bớt đà giảm của VN30-Index. Nhìn chung, thị trường có nhiều cổ phiếu suy yếu.
Giao dịch của khối ngoại vẫn chưa có tín hiệu tích cực khi khối này đã bán ròng liên tiếp 11 phiên. Phiên 22.7, khối này bán ròng 149,3 tỉ đồng trên sàn HOSE, tập trung vào các mã vốn hóa lớn như VNM, HPG và VHM,...
VN-Index lùi bước dưới mức 860 điểm và dừng chân ở vùng 855 điểm. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá mặc dù VN-Index đang được hỗ trợ tại vùng 855 điểm nhưng thị trường đang chuyển động theo hướng tiêu cực sau giai đoạn thăm dò xu hướng ở vùng 860-878 điểm. Do vậy, nhà đầu tư nên thận trọng và đưa tỉ trọng danh mục về mức an toàn cho đến khi thị trường có tín hiệu hỗ trợ đủ mạnh hoặc đạt vùng hỗ trợ tốt.
Theo VDSC, chỉ số VN-Index không còn giữ được vùng 860 điểm và đã giảm dưới đường EMA 36 (857 điểm) cho thấy dấu hiệu của xu hướng đang xấu dần. MACD ở trạng thái tiêu cực. Chỉ báo ADX cho xu hướng giảm nhưng lực giảm không quá mạnh. Như vậy, trên phương diện phân tích kỹ thuật chỉ số VN-Index vẫn duy trì trong vùng Sideway rộng 850- 880 điểm.
VDSC nhận định thị trường chứng khoán hiện tại đang ở vùng xu hướng chưa thể xác định nhưng cũng chưa có tín hiệu tiêu cực. Do vậy để đảm bảo an toàn, các nhà đầu tư nên đứng ngoài trong giai đoạn hiện tại và chờ xác nhận xu hướng rõ ràng hơn để tham gia lại vào thị trường.
Tâm lý thị trường đang khá thận trọng
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng tâm lý thị trường đang khá thận trọng khi đây là thời điểm kết quả kinh doanh được công bố. Quý II/2020 được đánh giá là quý có kết quả kinh doanh tiêu cực nhất do tác động của COVID-19. Đồng thời, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP của cả nước trong quý II cũng tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, dự kiến ở mức 0,36%.
Về diễn biến của thị trường chứng khoán, phiên giao dịch 22.7 sắc đỏ chiếm ưu thế trên thị trường, trong đó chỉ số VN30-Index có hơn 25 mã giảm và chỉ 3 mã tăng giá.
Theo nhận định của Yuanta Việt Nam, thị trường có thể sẽ vẫn còn biến động hẹp với thanh khoản thấp trong phiên tới.
Đồng thời, Yuanta Việt Nam đánh giá dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh quý II. Nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang nổi trội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Theo Yuanta Việt Nam, mức hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số VN-Index là 850 điểm và nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang quay trở lại vùng quá bán cho nên nhà đầu tư có thể kỳ vọng lực cầu sớm gia tăng trong phiên tới ở nhóm cổ phiếu này.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, Yuanta Việt Nam cho biết xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index vẫn duy trì ở mức tăng. Trong bối cảnh này, Yuanta Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nên chú ý đến xu hướng của từng cổ phiếu có câu chuyện hỗ trợ riêng.
Trước giờ giao dịch 23/7: Nên giảm tỷ trọng với các cổ phiếu yếu Nên cẩn trọng với nhóm cổ phiếu yếu, có phản ứng tiêu cực hơn mức mà thị trường đang hứng chịu và nên giữ với những cổ phiếu còn nền giá và mức giá giảm cũng như thanh khoản đi kèm ở mức thấp. Quốc tế Chỉ số Dow Jones tăng 165,44 điểm, khoảng 0,6% và đóng cửa tại mức 27.005,84. Chỉ số...