Áp lực bán tăng mạnh, VN-Index mất hơn 7 điểm sau khi khắc phục xong sự cố kỹ thuật
Các cổ phiếu tăng “ nóng” thời gian qua như DBC, FRT cũng chịu áp lực bán mạnh, thậm chí DBC hiện dư bán sàn hơn 1,7 triệu cổ phiếu.
Sau sự cố gián đoạn do lỗi kỹ thuật, TTCK Việt Nam đã trở lại giao dịch bình thường trong sáng 10/6. Tuy nhiên, diễn biến thị trường không mấy tích cực với áp lực bán gia tăng ngay từ những phút mở cửa.
Hàng loạt cổ phiếu lớn như BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, SAB, HVN, VHM, MWG…cũng như các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, VPB, HDB…đồng loạt giảm sâu đang tác động tiêu cực tới thị trường.
Đà giảm không chỉ tập trung ở nhóm vốn hóa lớn mà lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, dầu khí, dệt may…
Video đang HOT
Các cổ phiếu tăng “nóng” thời gian qua như DBC, FRT cũng chịu áp lực bán mạnh, thậm chí DBC hiện dư bán sàn hơn 1,7 triệu cổ phiếu.
Tại thời điểm 9h40′, chỉ số VN-Index giảm 7,15 điểm (0,79%) xuống 892,77 điểm; HNX-Index giảm 0,76% xuống 119,21 điểm và UPCom-Index giảm 0,65% xuống 55,92 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên khá mạnh với giá trị khớp lệnh 3 sàn gần 1.500 tỷ đồng.
Trong đó, ITA là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất với khối lượng khớp lệnh 32 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 190 tỷ đồng. Hiện ITA đang dư mua trần gần 12 triệu cổ phiếu.
Diễn biến TTCK khó lường, VOF VinaCapital đầu tư 20 triệu USD vào tập đoàn khách sạn tư nhân hàng đầu Việt Nam
Trong tuần cuối tháng 12, VOF đã hoàn tất thương vụ thứ 4 trong năm vào doanh nghiệp tư nhân. Đây là một trong những tập đoàn khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hội nghị, triển lãm (MICE).
Theo báo cáo mới được công bố, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF VinaCapital) cho rằng tháng 12 diễn ra khá khó khăn với thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index ghi nhận mức giảm 0,9% (tính theo USD) dù các chỉ số toàn cầu và khu vực tăng mạnh.
NAV/Shares của quỹ giảm 0,4% trong tháng 12 (tính theo USD) và giảm 0,5% trong năm 2019, con số này là khá "tệ" so với mức tăng trưởng 5,3% của chỉ số VN-Index trong năm qua.
VOF cho rằng những biến động khó lường của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt năm qua càng củng cố chiến lược của quỹ là tăng tỷ trọng đầu tư vào công ty tư nhân (Private equity). Trong tuần cuối tháng 12, VOF đã hoàn tất thương vụ thứ 4 trong năm vào doanh nghiệp tư nhân. Đây là một trong những tập đoàn khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hội nghị, triển lãm (MICE). VOF cho biết quỹ sẽ đầu tư 20 triệu USD vào công ty này và sẽ có một ghế trong HĐQT.
Công ty được đầu tư này cam kết sẽ đạt doanh thu 70 triệu USD và 30 triệu USD EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao) vào năm 2022. Tốc độ tăng trưởng EBITDA của công ty này dự kiến từ 25-30% trong 3 năm tới (2020 -2022).
VinaCapital là quỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, khách sạn. Năm 2016, VOF VinaCapital đã thoái vốn khỏi khách sạn Metropole Hà Nội ( Sofitel Legend Metropole Hotel Hanoi) và thu về khoảng 100 triệu USD. Thời điểm đó, việc thoái vốn khỏi khách sạn Metropole Hà Nội đã giúp tăng trưởng NAV/Shares của VOF VinaCapital lên tới 25,5% và là quỹ thành công nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các thương vụ đầu tư vào công ty tư nhân của VOF VinaCapital không được công bố quá chi tiết. Một trong những thương vụ nổi nhất của quỹ trong năm 2019 là việc đầu tư vào Nhựa Ngọc Nghĩa (NNG) với số vốn góp 17 triệu USD (trên tổng số 21,4 triệu USD của VinaCapital) và có 2 ghế trong HĐQT doanh nghiệp này.
Tính tới cuối năm 2019, quy mô danh mục (NAV) của VOF VinaCapital có giá trị 915,2 triệu USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu niêm yết chỉ còn 60,7%, tỷ trọng đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân tăng lên 17,1% và tỷ trọng trái phiếu chiếm 3,4%.
Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục VOF VinaCapital gồm HPG (11,8%), KDH (9,2%), ACV (7,8%), PNJ (7,6%), VNM (5,8%), EIB (5,1%), QNS (3%), OCB (2,7%), PVS (1,5%) và FPT (1,5%).
Về lĩnh vực đầu tư, nhóm bất động sản, xây dựng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục VOF VinaCapital với 18%, tiếp theo là vật liệu xây dựng (17,1%), F&B (16,2%)...
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Góc nhìn kỹ thuật phiên 17/1: Dòng tiền đang tái gia nhập thị trường Các chỉ báo kỹ thuật khác nhưng MACD và RSI đang đi lên, cho thấy chỉ số có thể tiếp tục tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 977 điểm (MA 200) trong những phiên tới. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 17/1. CTCK...