Áp lực bán giảm, nhiều cổ phiếu phục hồi, thị trường dần ổn định
Áp lực bán mạnh kéo dài từ đầu tuần đã chững lại ở phiên cuối tuần với nhịp phục hồi ở một số cổ phiếu mang tính dẫn dắt như large cap, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, thủy sản.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều
Các chỉ số chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch thứ sáu (19/10) với đà dẫn dắt của cổ phiếu P&G sau khi có báo cáo lợi nhuận tích cực, kéo theo đó là các cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu khác cũng tăng điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ sáu (19/10), chỉ số Dow Jones tăng 64,89 điểm ( 0,26%) lên mốc 25.444 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1 điểm (-0,04%) xuống 2.768 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 36,11 điểm (-0,48%) xuống mốc 7.449 điểm.
Tính chung tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 0,4%, chỉ số S&P 500 tăng 0,02% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,6%.
Giá dầu WTI tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ sáu (19/10) và đóng cửa ở mốc 69,12 USD/ thùng ( 0,7%), nhưng vẫn giảm 3,1% tính chung cả tuần. Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 79,79 USD/ thùng ( 0,6%), tính chung cả tuần giảm 0,8%. Tuần qua, giá dầu giảm mạnh do những ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Mỹ và Ả rập Xê út và các lệnh trừng phạt đối với Iran, tuy nhiên đà bán đã chững lại và giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên cuối tuần.
Áp lực bán giảm, nhiều cổ phiếu phục hồi, thị trường chung dần ổn định
Video đang HOT
Áp lực bán mạnh kéo dài từ đầu tuần đã chững lại ở phiên cuối tuần với nhịp phục hồi ở một số cổ phiếu mang tính dẫn dắt như large cap, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, thủy sản. Tâm lý chung thị trường giao dịch chững lại với thanh khoản giảm, độ rộng của thị trường dần co hẹp.
Các cổ phiếu large cap tiếp tục phân hóa, các cổ phiếu chìm trong sắc đỏ kéo chỉ số VN-index giảm điểm là VJC, SAB, ROS, GAS, FPT. Trong khi đó, các cổ phiếu tiếp tục duy trì sắc xanh là: VNM, MSN, PNJ.
Đà bán tháo ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giảm trong phiên giao dịch cuối tuần, các cổ phiếu đầu ngành đóng cửa giảm điểm hoặc quanh mức tham chiếu là: VCB, ACB, CTG, BID, HDB trong khi đó tín hiệu tích cực xuất hiện ở các cổ phiếu: TCB, VIB, VPB.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đã trở lại cân bằng khi kì vọng kết quả kinh doanh quý 3/2018 của nhóm này khởi sắc nhờ doanh thu phí môi giới và cho vay giao dịch ký quỹ (Margin). Các cổ phiếu đầu ngành giao dịch tích cực là: HCM, SSI, VND, SHS, VCI.
Nhóm cổ phiếu dầu khí sau chuỗi ngày bán mạnh do ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu thế giới đã ổn định trở lại và phục hồi vào cuối phiên giao dịch, các cổ phiếu xuất hiện tín hiệu phục hồi là: GAS, PVC, PVS, PVB, PXS, PVD, POW, OIL, BSR.
Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu thủy sản khi hàng loạt doanh nghiệp ngành thủy sản báo lãi cao, vượt kế hoạch sau 9 tháng, các cổ phiếu thủy sản hút dòng tiền là: ANV, HVG, MPC, ABT, FMC, VHC.
Khối ngoại bán ròng 133 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 70 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VIC (bán ròng 170,4 tỷ đồng), VNM (bán ròng 120 tỷ đồng), VJC (bán ròng 72,6 tỷ đồng), MSN (bán ròng 64,15 tỷ đồng), VHM ( bán ròng 55,25 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng HPG (mua ròng 153,8 tỷ đồng), HBC (mua ròng 116,47 tỷ đồng), BID (mua ròng 85,62 tỷ đồng), STB (mua ròng 74,46 tỷ đồng), DXG (mua ròng 59,98 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ sáu (19/10), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 958,36 điểm, giảm 5,11 điểm (-0,53%), giá trị giao dịch đạt 4 nghìn tỷ đồng với 106 mã tăng giá, 65 mã tham chiếu và 165 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 108,10 điểm, tăng 0,18 điểm ( 0,17%), giá trị giao dịch đạt 478,89 tỷ đồng với 69 mã tăng, 64 mã tham chiếu, 70 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 52,47 điểm, giảm 0,23 điểm (-0,44%) với giá trị giao dịch đạt 253,02 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục biến động với xu hướng không rõ ràng, các chỉ số về động lượng thị trường đi ngang thể hiện tâm lý dè chừng, thận trọng với thanh khoản ở mức thấp. Sau phiên cuối tuần, các quỹ ETFs đã tái cơ cấu xong danh mục, thị trường cũng dần bước vào pha ổn định và có thể sẽ đi ngang để tạp lập mặt bằng giá mới.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index diễn biến trái chiều. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 932,2 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 931,5 điểm, hợp đồng tháng 3/2019(VN30F1903) đóng cửa ở mốc 931,2 điểm, hợp đồng tháng 6/2019( VN30F1906) đóng cửa ở mốc 931 điểm.
Tâm lý chung toàn thị trường tiếp tục thận trọng với thanh khoản giảm và giữ ở mức thấp. Mức độ e ngại rủi ro của nhà đầu cơ hợp đồng phái sinh khiến các chỉ số của hợp đồng này biến động trái chiều, nhà đầu cơ nên đứng ngoài quan sát và hạn chế giao dịch trong ngắn hạn.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
"Không có biểu hiện bong bóng bất động sản"
Theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản VN, quý 3/2018 thị trường bất động sản vẫn giữ ổn định về giao dịch, chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường có biểu hiện 'sốt" ảo hoặc bong bóng bất động sản.
Về tổng quan thị trường quý 3/2018, TP. Hà Nội Và TP. HCM vẫn là 2 thị trường phát triển bền vững và tốc độ ổn định nhất. Các dự án bất động sản vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh và liên tục cung cấp ra thị trường. Chỉ tính riêng trong quý III/2018, 2 TP này đã đưa vào thị trường bất động sản đạt 20.328 sản phẩm mới. Cơ cấu sản phẩm rất hợp lý.
Bên cạnh đó, giá bất động sản tại 2 khu vực này không tăng, ổn định so với Quý II/2018. Giao dịch thành công đạt 12.720 sản phẩm, nâng tỷ lệ hấp thụ đạt 63,5% (mặc dù trong quý III có tháng ngâu và mùa khai giảng). Người mua nhà phần lớn từ nhu cầu thực. Cho thấy không có biểu hiện của thị trường ảo hoặc bong bóng bất động sản.
Ngoài sự ổn định và phát triển bền vững từ 2 thị trường lớn, hầu hết bất động sản tại các tỉnh thành trên cả nước cũng phát triển mạnh. Cụ thể, những tỉnh thành như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, và hầu hết các tỉnh ĐBSCL... đều xuất hiện ít nhất không dưới 10 dự án phát triển Bất động sản.
Theo số liệu báo cáo từ các sàn giao dịch bất động sản là thành viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, chỉ tính riêng trong quý III/2018 tại các địa phương, con số giao dịch thành công tại các dự án bất động sản đạt trên 10.000 sản phẩm. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong quý III/2018 ghi nhận sự sụt giảm của cả nguồn cung và lượng giao dịch.
Đặc biệt, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khuyến nghị đã đến thời điểm nên tạm dừng phát triển mới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án đã và đang triển khai, cần tập trung để hoàn thành dự án. Đồng thời, tập trung đưa dự án vào khai thác kinh doanh, đáp ứng các mục tiêu của Nhà nước và doanh nghiệp đã đặt ra ban đầu. Như vậy mới tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Theo Khánh An
Vnmedia
VN-index sẽ hồi phục Trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt Bernard Lapointe dự báo, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ ổn định trở lại. Ông Bernard Lapointe-Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt Tháng 10, tháng 11 sẽ là thời điểm giải ngân phù hợp để...