Áp dụng hai quy tắc vàng này sẽ giúp bạn tìm ra được số tiền nên chi cho vấn đề nhà ở
Tránh rủi ro mua nhà nhưng ngập trong nợ hoặc tệ hơn là bị ngân hàng siết nhà thì trước khi quyết định vay tiền mua nhà bạn cần nắm rõ quy tắc 28/36 và 30%.
Đây là hai quy tắc vàng giúp tìm ra được số tiền bạn nên chi cho vấn đề nhà ở.
Giá nhà đất ngày càng tăng cao và người ta lại tiếp tục thảo luận với nhau về việc nên dành bao nhiêu tiền trong thu nhập cho vấn đề này.
Có hai cách đơn giản để xác định điều này. Một là sử dụng quy tắc 30%. Hai là quy tắc 28/36. Chỉ cần áp dụng hai quy tắc này sẽ tìm ra được số tiền bạn nên chi cho vấn đề nhà ở hợp lý.
1. Quy tắc 30%
Để giúp những người mua nhà thoát khỏi trục trặc không mong muốn khi sở hữu một căn nhà thì chuyên gia tài chính, triệu phú Sam Dogen đã đưa ra quy tắc 30%.
Quy tắc 30% là:
- Chi không quá 30% thu nhập cho tiền trả góp hàng tháng.
- Chuẩn bị trước khoản tiết kiệm bằng ít nhất 30% giá trị căn nhà.
- Giá trị căn nhà không nên lớn hơn 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.
- Đối với người mua nhà:
Giá trị căn nhà bạn mua không nên lớn hơn 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.
Bạn không được chi quá 30% thu nhập cho tiền trả góp hàng tháng.
30% này sẽ tính bao gồm lãi suất mua nhà, bảo hiểm, thuế và các chi phí cho tiện ích.
30% tính trên tổng thu nhập thời điểm trước khi khấu trừ thuế và các khoản khác.
- Đối với người thuê nhà:
Đối với người thuê nhà, nguyên tắc chung nhất để xác định số tiền bạn có thể đủ khả năng chi tiêu cho vấn đề thuê nhà ở là nó không được vượt quá 30% tổng thu nhập hàng tháng.
30% này bao gồm tiền thuê nhà và các chi phí tiện ích khác như điện, nước và phí đổ rác,….
Điều đó có nghĩa là nếu bạn kiếm được 75.000 đô la (1,7 tỷ đồng) một năm trước thuế thì bạn nên chi không quá 1.875 đô la (42 triệu đồng) một tháng cho nhà ở của mình.
Quy tắc 30% dựa trên số tiền một gia đình có thể chi tiêu hợp lý cho nhà ở và vẫn còn đủ tiền để trang trải các chi phí hàng ngày như ăn uống và đi lại.
Video đang HOT
Ngoài ra, trước khi mua nhà, bạn nên có ít nhất 30% giá trị căn nhà đã được dành dụm bằng tiền mặt. 20% dành cho khoản trả trước và nhận lãi suất thế chấp thấp nhất. 10% còn lại được xem như một khoản tiền khẩn cấp đề phòng trường hợp bạn gặp khó khăn về tài chính.
Nếu bạn đang có kế hoạch mua nhà trong vòng sáu tháng tới, hãy giữ khoản trả trước ít nhất 20% bằng tiền mặt. Đừng dại dột đầu tư khoản trả trước ấy vào cổ phiếu hoặc các tài sản mang tính rủi ro.
Nếu bạn không tiết kiệm được ít nhất 30% giá trị căn nhà, thì phải cắt giảm ham muốn của mình. Giảm bớt những bữa ăn tối sang trọng hoặc những bữa cà phê đắt đỏ cùng bạn bè cũng được xem là cách.
2. Quy tắc 28/36
Nếu bạn đang muốn mua nhà thì còn một quy tắc nữa bạn có thể sử dụng để biết mình nên chi bao nhiêu. Đó là quy tắc 28/36.
Quy tắc 28/36 có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ, thường được dùng để xem xét khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn.
Theo quy tắc 28/36 khi vay mua nhà, bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà và tối đa 36% cho tổng nợ. Bao gồm khoản vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay mua xe,… cho đến các khoản tiền cấp dưỡng nuôi con.
Nếu bạn đã kết hôn hoặc có bạn đời, hãy nhớ rằng phép tính này sẽ được tính trên toàn bộ thu nhập của hai vợ chồng. Vì vậy bạn cũng cần cộng thêm bao gồm tiền lương và các khoản nợ của bạn đời trong kế hoạch này.
Giả sử tổng thu nhập của vợ chồng bạn là 40 triệu/tháng. Vậy:
Số tiền tối đa mỗi tháng dành cho khoản vay mua nhà: 40 triệu x 28% = 11.2 triệu
Số tiền tối đa mỗi tháng dành cho tất cả các khoản nợ: 40 triệu x 36% = 14.4 triệu
Trường hợp gia đình bạn không phải trả bất cứ khoản vay nào khác ngoài khoản vay mua nhà thì bạn có thể nâng tỷ lệ thu nhập dành cho khoản vay mua nhà lên 36%.
Vậy căn nhà hiện tại của bạn đang ở có hợp với túi tiền của ban không? Nếu không, đã đến lúc cân nhắc thuê một nơi rẻ hơn hoặc nghĩ đến việc thay đổi.
25 tuổi, thu nhập 8 triệu/tháng nhưng không để dư được đồng nào, chuyên gia chỉ ra 5 lỗi sai
Sống tại thành phố Hà Nội với chi phí cho các nhu cầu thiết yếu, giải trí ở mức cao nhưng thu nhập chỉ ở mức trung bình khiến cô gái trẻ này thường xuyên rơi vào tình trạng không để dư được đồng nào.
Sau khi ra trường PA (hiện 27 tuổi) đã đi làm ở một số công ty tư nhân đến nay được hơn 5 năm. Thời điểm hiện tại, PA đang làm việc cho một công ty về lĩnh vực truyền thông.
PA (25 tuổi, sống tại Hà Nội).
Do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng trong vòng 2 năm trở lại đây khiến mức lương của PA giảm xuống, chỉ còn khoảng 8 triệu/tháng.
Tuy nhiên với cuộc sống tại thủ đô, PA đang chi trả cho các nhu cầu sống và chi phí khá đắt đỏ.
Sau khi trừ đi các chi phí cho nhu cầu sinh hoạt và giải trí, mức thu nhập hàng tháng của PA đều chỉ may mắn vừa đủ chi mà không tiết kiệm thêm được khoản nào.
Bảng chi tiêu của cô gái trẻ
Tiền ăn: 2 triệu/tháng
PA hiện đang sống cùng gia đình tại Hà Nội. Vì sống tại nhà nên PA không mất tiền thuê trọ. Tuy nhiên, cô gái trẻ sẽ đóng góp một khoản tiền ăn hàng tháng cho mẹ là 2 triệu đồng. Mỗi ngày PA sẽ chỉ ăn 1 bữa tại nhà và 1 bữa trưa được chuẩn bị sẵn mang lên công ty.
Đồ ăn sáng: 400k/tháng
Để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm thời gian nên PA thường mua đồ ăn sáng trên đường đi làm. PA cho biết, số tiền này là tiền phát sinh bên ngoài tiền ăn đóng góp.
Cà phê sáng: 1.050.000 đồng/tháng
Giống như nhiều nhân viên văn phòng, PA cũng không thể bỏ thói quen uống cà phê sáng vì cần sự tỉnh táo và năng lượng làm việc cả ngày.
Mua đồ skincare: 900k/tháng
Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp được PA mua bao gồm sữa rửa mặt, kem chống nắng, nước tẩy trang, toner, bông tẩy trang. Đây đều là những sản phẩm cần thiết cơ bản trong các bước chăm sóc và làm sạch da mặt.
Ăn trưa: 400k
Thi thoảng lười nấu hoặc ngại mang cơm đi làm, PA sẽ gọi đồ ăn trưa. Trung bình khoảng 35.000 đồng/bữa.
Tiền xăng, điện thoại: 250k/tháng
Tiền đi chơi với bạn bè: 1,3 triệu/tháng
PA thường đi cafe, nghe nhạc, ăn uống với bạn bè. Mức chi tiêu cho lĩnh vực giải trí này dao động từ 200 - 400k/buổi.
Tiền phát sinh: 1,2 triệu/tháng
Những chi phí phát sinh này có thể là đi đám cưới, mua quà sinh nhật cho bạn, mua quần áo giày dép, đồ phụ kiện,...
Tổng chi của PA khoảng 7,5 triệu đồng/tháng, như vậy là vừa đủ so với thu nhập, số dư ra quá ít.
Chuyên gia tài chính cá nhân phân tích: Nhiều khoản chi chưa hợp lý chút nào
Đọc bảng chi tiêu, chuyên gia tư vấn tài chính Hoàng Phương Thảo cho rằng mức chi tiêu của cô gái trẻ có nhiều khoản thực sự đáng báo động.
Mức lương 8 triệu/tháng không phải quá thấp nhưng không phải quá cao. Với mức thu nhập này, người trẻ độc thân nếu biết chi tiêu khéo léo vẫn có thể dư dả để tiết kiệm hoặc dùng vào đầu tư để có khoản tiền dự trù nếu không may gặp phải các rủi ro trong tương lai.
Thứ 1: Tiền ăn
Thay vì đóng góp tiền ăn, chị Thảo khuyên PA nên đứng ra trả hẳn vài khoản cố định trong nhà có thể là điện, nước, gạo, tiền mạng. Khi gánh vác những khoản sinh hoạt trong gia đình dù nhỏ nhưng giúp PA ý thức về chi tiêu. Thay vì cứ một 1 khoản tiền mặc định hàng tháng cho mẹ mà không hiểu khoản tiền đó mẹ mình phải cân đối như thế nào.
Chỉ cần "cơm gạo tiền" phải lo bạn sẽ tự thấy nên tiết kiệm hơn trong việc sinh hoạt. Thời gian đầu mức đóng góp nên trong khoản chi phí dự trù là 2 triệu hoặc có thể thấp hơn.
Thứ 2: Cà phê sáng
Theo chuyên gia tư vấn Phương Thảo, khoản chi tiêu này có lẽ chính PA cũng đang cảm thấy mình tiêu quá đà. Tiền cà phê sáng hết 1 triệu là quá nhiều.
PA nên tự mua cafe rang xay về pha có thể tiết kiệm được 1/2 số tiền. Hoặc tiết kiệm hơn nữa có thể mua cafe hộp về, 50k/12 gói thì một tháng chi phí chỉ tốn khoảng 150k. Áp dụng đúng chi phí cho khoản này giảm đi đáng kể.
Ảnh minh họa.
Thứ 3: Mua đồ skincare
Mua đồ chăm sóc sắc đẹp là cần thiết và chuyên gia Phương Thảo cũng ủng hộ PA giữ thói quen này. Tuy nhiên, việc điều tiết và lựa chọn sản phẩm chăm sóc sắc đẹp phù hợp với tài chính cũng là điều bạn trẻ này nên suy nghĩ. Việc chi mỗi tháng 900k là quá nhiều.
Thứ 4: Tiền đi chơi với bạn bè
Tiền đi chơi với bạn nên giảm còn 100k - 200k/buổi. Có thể là một tuần đi uống cafe, 1 tuần đi ăn, 1 tháng hết 500k. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiền này có thể cắt giảm đi cũng được để đảm bảo an toàn.
Thứ 5: Tiền phát sinh
Số tiền phát sinh này nên giảm xuống chỉ còn 500k/tháng và có thể thực hiện được nhờ việc điều tiết mối quan hệ bạn bè của PA.
Chuyên gia tài chính cảnh báo và đưa lời khuyên
Trong danh sách chi tiêu của PA chị Thảo cho biết có những thứ chưa hợp lý sau:
- Chỉ có các hạng mục ăn, chơi mà chưa thấy chi tiền chăm sóc sức khoẻ, đầu tư trí tuệ bản thân.
- Sau khi cân đối chi tiêu, PA cần suy nghĩ tới việc dành tiền cho các khoản chăm sóc sức khoẻ, đầu tư trí tuệ bản thân.
- Số tiền còn lại gửi tiết kiệm hoặc đầu tư.
" Thiếu đầu tư trí tuệ, chăm sóc cho sức khỏe là điều rất thiếu sót không chỉ của PA mà nhiều bạn trẻ mình nhận thấy vẫn đang mắc phải trong việc hoạch định kế hoạch chi tiêu . Điều này cần thay đổi bắt đầu từ suy nghĩ của các bạn.
Ngoài ra, với số tiền thu nhập khoảng 8 triệu/tháng, các bạn trẻ nên học và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Đây đang là giai đoạn vàng cho các bạn kiếm tiền và tích lũy nên việc cân đối chi tiêu, tìm kiếm các cơ hội tăng thu nhập sẽ giúp đảm bảo tài chính trong tương lai ", chuyên gia Phương Thảo chia sẻ.
Ngoài ra, chuyên gia Phương Thảo cũng có hướng dẫn cách phân bổ chi tiêu theo tiêu chuẩn cho người độc thân lương 7,5 triệu/tháng giúp tiết kiệm 43% lương.
Người phụ nữ trả hết khoản nợ gần 4 tỷ trong 2 năm và xây dựng được số vốn "khủng" chỉ với 6 quy tắc đầu tư 6 quy tắc ấy giúp cô trở thành nữ đầu tư tự tin và kiên định. Shaquana Watson-Harkness hiện tại là một nữ chuyên gia tài chính, người sáng lập của Dollars Makes Cents, với mục tiêu giúp phụ nữ thuộc thế hệ trẻ đạt được sự độc lập về tài chính. Thế nhưng trong quá khứ cô từng phải lâm vào nợ...