Áp dụng đúng 4 mẹo này đảm bảo máy giặt của bạn lúc nào cũng như mới
Cùng chúng tôi khám phá 4 mẹo sau để giúp bảo quản máy giặt của bạn bền lâu.
1. Chọn số lượng quần áo và thời gian giặt phù hợp
Chú ý số lượng quần áo và thời gian giặt giúp bạn tiết kiệm điện, nước và thời gian, quần áo được giặt sạch hiệu quả và máy giặt bền hơn.
Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên hoặc giặt quần áo nhiều cùng một lúc, bạn nên trang bị máy giặt có khối lượng giặt lớn hơn nhu cầu khoảng 1 kg để đảm bảo máy giặt hoạt động ổn định hoặc chịu khó chia ra nhiều lần giặt. Số lượng quần áo quá đầy lồng giặt sẽ khiến quần áo không được giặt sạch hiệu quả, động cơ hoạt động quá tải. Bạn nên để số lượng quần áo từ 1/2 đến tối đa 3/4 lồng giặt.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, các máy giặt đều có các chế độ giặt cho loại vải riêng biệt. Mỗi chế độ sẽ có khối lượng giặt, thời gian giặt riêng biệt mà bạn có thể tham khảo chi tiết trong sách hướng dẫn. Chọn chế độ phù hợp với chất liệu vải cùng thời gian giặt tùy theo độ bẩn để máy giặt hoạt động tiết kiệm, hiệu quả.
Với độ bẩn thông thường, thời gian giặt khuyến cáo dành cho 1 số loại vải như sau:
Xà phòng và nước xả cũng là một yếu tố bạn nên quan tâm. Xà phòng và nước xả không phù hợp sẽ không được hòa tan hết và đóng cặn, dính lên quần áo. Với mặt giặt cửa ngang, bạn nên sử dụng nước giặt và bạn có thể linh động sử dụng bột giặt hoặc nước giặt cho máy giặt cửa trên.
2. Vệ sinh máy giặt thường xuyên
Hoạt động lâu ngày, nếu không được vệ sinh, máy sẽ bị đóng cặn bã trong và ngoài lồng quay, dẫn đến tăng độ ma sát khiến máy chạy gây tiếng ồn. Hơn nữa, nếu không được vệ sinh, phèn, rong rêu, đất cát sẽ đóng ở các van dẫn, van xả, làm cho nước vào không chính xác gây lãng phí điện năng cũng như khiến quần áo giặt không được sạch.
Tùy theo tần suất sử dụng mà bạn nên vệ sinh lồng giặt và toàn bộ máy giặt từ 3 – 6 tháng/lần. Nếu máy giặt của bạn không có chế độ tự vệ sinh lồng giặt, đặt thời gian giặt lâu nhất và cho máy hoạt động mà không có quần áo và xà bông. Nếu máy có chế độ giặt nước nóng, hãy đặt nhiệt độ cao nhất.
Bạn có thể tự vệ sinh máy tại nhà, mà không cần gọi thợ bằng cách dùng những viên vệ sinh máy giặt. Nếu không mua được viên vệ sinh máy giặt, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu sau: 2 cốc dấm ăn, 1/4 cốc bột baking soda, 1/4 cốc nước sạch, 1 miếng bọt biển.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Đầu tiên, bạn trộn bột baking soda và nước với nhau, đây chính là chất tẩy rửa chủ đạo để làm sạch máy giặt. Cho hỗn hợp bột baking soda vừa trộn vào trong khay đựng chất giặt tẩy của máy giặt, và đổ giấm ăn vào lồng giặt. Nếu máy giặt không có khay đựng chất giặt tẩy riêng, có thể đổ trực tiếp hỗn hợp bột baking soda và giấm ăn vào lồng giặt.
Ảnh minh họa.
Đóng cửa và khởi động máy chạy đủ một chu kỳ giặt hoàn chỉnh, để bột baking soda và giấm ăn hòa tan cặn vôi và nấm mốc một cách tự nhiên, đồng thời khử sạch mùi hôi.
Sau khi máy dừng, lấy một miếng bọt biển sạch cọ xung quanh miệng máy giặt để loại bỏ cặn bẩn và nấm mốc tích tụ lâu ngày, lau sạch lại với nước.
Dùng các thiết bị cọ rửa thông thường để vệ sinh viền cửa cao su, mặt trong của nắp máy, ngăn đựng nước xả và xà phòng. Đây là nơi thường bị ẩm, sản sinh khá nhiều vi khuẩn, vì vậy việc vệ sinh là cần thiết. Với vỏ ngoài, bạn rút điện trước và dùng khăn mềm làm ẩm vào lau nhẹ nhàng.
Ảnh minh họa.
Trong khi làm vệ sinh, bạn có thể kiểm tra ngay luôn được hệ thống có bị rò rỉ hay không để biết cách sữa chữa kịp thời. Nếu bạn không thể tự làm, hãy nhờ đến các nhân viên sữa chửa và bảo trì máy giặt làm thay giúp bạn.
3. Luôn vệ sinh hộp đựng xà phòng
Xà phòng dễ bám chặt và đóng chặt lại ở các góc hộp và nảy sinh vi khuẩn lâu ngày. Việc vệ sinh hộp đựng xà phòng là điều bạn nên nhớ trước khi giặt quần áo nhé. Vệ sinh sạch sẽ mọi ngõ ngách sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi phơi những chiếc quần áo vừa giặt xong.
Ảnh minh họa.
4. Dùng bột giặt thích hợp
Nên sử dụng lượng bột giặt vừa phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất bột giặt. Không phải cứ cho nhiều là sẽ sạch quần áo hơn đâu nhé. Cho lượng vừa phải vừa giúp bạn tiết kiệm, vừa sạch quần áo và đảm bảo chu trình cho máy giặt hoạt động an toàn nhất.
Để cách sử dụng máy giặt đúng cách các bạn không nên cho quá ít sẽ làm quần áo không sạch như mong muốn, hãy sử dụng đúng lượng hướng dẫn bởi theo các chuyên gia đã được tính toán và đo lường cẩn thận. Bạn nên sử dụng đúng như hướng dẫn.
Ảnh minh họa.
Đừng dùng bột giặt tay cho máy giặt kẻo biến đống tiền thành sắt vụn
Bột giặt tay sẽ có lượng bọt nhiều hơn bột giặt máy. Bọt quá nhiều sẽ tràn ra ngoài lồng giặt, làm ẩm các thiết bị của máy giặt gây hư hỏng nghiêm trọng.
Để tiết kiệm, nhiều người hay có thói quen dùng cả bột giặt tay cho cả giặt máy, vừa đỡ tốn tiền mà vẫn giặt sạch quần áo. Nhưng không phải cứ muốn là dùng loại bột giặt nào cho vào máy cũng được. Đặc biệt, máy giặt cửa ngang phải sử dụng loại bột giặt chuyên dụng.
1. Những lý do tại sao không nên sử dụng bột giặt tay cho máy giặt
Lượng bọt nhiều
Bột giặt tay sẽ có lượng bọt nhiều hơn bột giặt máy. Bọt quá nhiều sẽ tràn ra ngoài lồng giặt, làm ẩm các thiết bị của máy giặt gây hư hỏng nghiêm trọng.
Loại bột giặt dùng cho máy giặt thường có khả năng tạo bọt ít nhưng công dụng tẩy rửa mạnh hơn.
Lượng chất tẩy ít
Máy giặt hoạt động dựa vào sự chuyển động của động cơ để vò và đảo quần áo, giúp làm sạch các vết bẩn kết hợp với chuyển động xoáy của dòng nước và bột giặt. Nhưng vì lượng chất tẩy trong bột giặt tay không nhiều, máy sẽ không làm sạch được quần áo.
Độ bám vào quần áo
Bột giặt tay nếu sử dụng cho máy giặt sẽ khó hoà tan hết sẽ rất dễ bám lại vào quần áo. Dẫn đến tình trạng phải giặt lại.
Lượng nước tiêu hao nhiều
Bột giặt tay sẽ tạo bọt nhiều hơn vì thế với số lần xả mặc định của máy sẽ không xả hết hoàn toàn được lượng bọt này, dễ gây hỏng quần áo. Lượng nước sử dụng cũng nhiều hơn rất nhiều.
Qua những thông tin trên, các bạn có thể thấy được rằng bột giặt tay sẽ không thể sử dụng được cho máy giặt. Máy giặt cần sử dụng bột giặt chuyên dùng hoặc nước giặt chuyên dùng thì mới phát huy hết khả năng.
2. Một số sai lầm khác khiến máy giặt nhanh hỏng
Lượng quần áo giặt bị quá tải
Mỗi chiếc máy giặt đều có riêng một khối lượng giặt cố định phù hợp với sức chứa của máy. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên giặt quần áo vượt mức khối lượng của máy giặt sẽ khiến cho máy bị quá tải, làm trục xoay bị kẹt hoặc bị rung lắc do lệch tâm, lâu ngày làm cho trục bị hỏng hoặc nhờn. Vì vậy bạn cần lưu ý giặt đúng khối lượng của máy nhé.
Đột ngột mở nắp khi máy giặt đang vận hành
Có thể nói đây là một nguyên nhân khá phổ biến khiến máy giặt bị hư hỏng. Việc đột ngột mở nắp trong lúc máy giặt đang vận hành sẽ khiến cho quá trình hoạt động của máy bị gián đoạn, trục quay bị lệch khiến máy dễ bị hư hỏng nặng. Không chỉ thế, thao tác này còn đe dọa đến sự an toàn của người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hãy bấm nút Pause (tạm dừng) khi bạn muốn mở nắp máy giặt.
Có vật dụng bị sót trong quần áo giặt
Vật dụng hay bị bị bỏ quên trong túi quần, túi áo như: chìa khóa, kim tây, điện thoại, bật lửa,... sẽ bị văng ra và mắc kẹt ở lồng giặt, có thể làm xước lồng giặt, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Hơn nữa, khi máy đang vận hành ở tốc độ cao mà bị ngừng đột ngột sẽ gây ra hiện tượng chập cháy vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, hãy lưu ý kiểm tra tất cả túi áo, túi quần trước khi giặt để xem có bị sót vật dụng kim loại không nhé.
Không phơi ngay quần áo sau khi giặt
Nếu bạn không phơi quần áo ngay sau khi giặt xong sẽ khiến quần áo không được thơm tho mà tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại bám vào quần áo, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời ẩm thấp sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trong lồng giặt, gây mùi hôi khó chịu. Phơi ngay quần áo sau khi giặt chính là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.
8 sai lầm tưởng đơn giản nhưng có thể "giết chết" máy giặt của bạn Chỉ với những sự sơ ý nhỏ thôi nhưng chiếc máy giặt có thể gặp rủi ro và ngừng chạy ngay lập tức. Nhẹ thì bạn sẽ tốn một mớ tiền, còn nặng thì phải "say goodbye" em nó, và nếu không đủ tiền thì cơ bản sẽ trở về thời kỳ đồ đá là giặt quần áo bằng tay đấy. Máy giặt...