Áp dụng điều tra đặc biệt đối với các tội phạm xâm hại trẻ em
Phòng chống xâm hại trẻ em là một trong các chủ đề được khá nhiều cử tri quan tâm tại buổi tiếp xúc cử tri các quận 1, 3, 4 của đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa diễn ra sáng ngày 26/6. Cử tri đề nghị nên có biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội phạm xâm hại trẻ em.
Cử tri Lương Trung Hiếu (Q.1), cho biết: “Trong thời gian qua, các cấp chính quyền và toàn xã hội đã và đang tăng cường tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ hơn về các hành vi có nguy cơ vi phạm Luật Phòng chống xâm hại trẻ em. Những hành vi này lâu nay diễn ra hàng ngày như: Người lớn ôm hôn trẻ nhỏ vô tội vạ, tiểu tiện nơi công cộng trước mặt trẻ, đưa hình ảnh các con, cháu lên mạng xã hội… Những hành vi trên diễn ra là do nhận thức không đúng đắn của người lớn”.
“Bên cạnh tuyên truyền, các cơ quan hành pháp và tư pháp cũng cần hoàn thiện các cơ chế xử lý, hướng dẫn cho các cơ quan thi hành nghiên cứu xem xét hành vi, định tội cho đúng, chính xác và đảm bảo tính chất răn đe để giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại”, ông Hiếu đề nghị.
Đại biểu Quốc hội Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri – Ảnh: Quang Phương.
Cử tri Trần Ngọc Liên (Q.4) nói: “Hiện nay, có rất nhiều cơ quan có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em, cũng như đấu tranh phòng chống xâm hại trẻ em nhưng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang diễn biến nghiêm trọng và phức tạp khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội vì nó diễn ra tại gia đình, nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung”.
Video đang HOT
Bà Liên cho rằng: “Luật pháp về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống. Pháp luật hình sự còn bỏ sót một số hành vi xâm hại tình dục nghiêm trọng như tàng trữ ấn phẩm khiêu dâm trẻ em, chưa quy định cụ thể các hành vi thuộc tội danh dâm ô đối với trẻ em. Pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án bạo lực, xâm hại trẻ em; chưa chú trọng đầy đủ đặc tính dễ tổn thương của trẻ em; chưa quy định chi tiết về bảo mật thông tin, bí mật riêng tư cho trẻ em trong tố tụng, bảo vệ người tố giác”.
Cử tri Trần Ngọc Liên đề nghị cần có “biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay” – Ảnh: Quang Phương.
Chính vì thế, bà Liên đề nghị: “Tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội có ý kiến trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự theo hướng quy định biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay”.
Đồng quan điểm trên, cử tri Lý Quý Mai (Q.1) nói: “Vấn đề xâm hại trẻ em ngày càng nhiều chứng tỏ rằng mức phạt đối với tội danh này chưa đủ tính chất răng đe. Vì vậy cần những hình phạt nặng hơn đối với những người có hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em”.
Hai đại biểu Quốc hội là ông Trần Lưu Quang, phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM và ông Lâm Đình Thắng, Bí thư Quận ủy quận 9 đã cám ơn các cử tri đã có những ý kiến đóng góp để góp phần bảo vệ trẻ em, chống lại các tội phạm xâm hại trẻ em. Hai ông cho biết đã ghi nhận các ý kiến và sẽ chuyển tiếp đến Quốc hội.
Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2015-2019, cả nước xảy ra 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại (hơn 19% trẻ em nam, gần 81% trẻ em nữ). Trong đó, có 6.432 trẻ em bị xâm hại tình dục, chiếm 73,85%. Đáng lưu ý, 337 trẻ tử vong do bị xâm hại, 418 trẻ bị mang thai, 193 trẻ bị rối loạn tâm thần, 375 trẻ bị thương tật…
Xử lý người đứng đầu nơi có nhiều vụ trẻ bị xâm hại
Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Nghị quyết đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn.
Chế tài chưa bảo đảm tính răn đe
"Các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em" - nghị quyết nêu rõ. Tuy nhiên, Quốc hội (QH) cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế, bất cập. Đáng chú ý, chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe. Bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xử lý. Cạnh đó, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng pháp luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ em bị xâm hại.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao. "Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì tình hình xâm hại trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng" - nghị quyết nêu.
Vụ cha đánh đập dã man con ruột sáu tuổi ở Sóc Trăng mới đây gióng lên hồi chuông về pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em. (Ảnh cắt từ clip)
Địa phương chưa làm hết trách nhiệm được giao
QH cũng cho rằng những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể, một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Một số cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm được giao...
Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, QH yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề. "Đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý. Cụ thể, người đứng đầu không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em" - nghị quyết nêu rõ.
Đẩy mạnh mô hình "Phòng điều tra thân thiện"
Nắm thông tin các đối tượng có tiền án xâm hại trẻ em, nghị quyết vừa thông qua yêu cầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an ban hành quy định về điều tra thân thiện trong các vụ án xâm hại trẻ em. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai mô hình "Phòng điều tra thân thiện" tại công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Ban hành và triển khai kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho điều tra viên.
QH cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỉ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em đạt 100%; tỉ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về xâm hại trẻ em đạt trên 95%.
100% tội phạm xâm hại trẻ em phải được khởi tố
QH yêu cầu Bộ Công an 100% các vụ xâm hại trẻ em có dấu hiệu tội phạm phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật. Bộ Công an cũng được yêu cầu nắm đầy đủ, kịp thời thông tin các đối tượng đã có tiền án về xâm hại trẻ em và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.
Phối hợp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Nhiều trẻ em đã sớm trở thành "công dân số" và ở trên mạng nhiều hơn 1 giờ/ngày, đòi hỏi phải có biện pháp để các em tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh. Trẻ em cần được bảo vệ trên không gian mạng Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) và Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đã ký kết kế...