AOE Việt – rạn nứt trong một cộng đồng giàu truyền thống
Ẩn sau danh sách 3 đội đi du đấu Trung Quốc sắp tới là những vướng mắc còn tồn đọng và khó có thể xóa bỏ.
Cộng đồng game thủ đam mê Đế Chế ( AOE) đã chính thức thống nhất được các game thủ cho chuyến du đấu sang Trung Quốc đầu tháng 10 tới.
Tuy nhiên, thay vì một đội tuyển Việt Nam với nhiều thành viên như dự kiến thì hiện nay, toàn bộ thành viên đã được chia làm các đội khác nhau mang tên Xanh, Đỏ, Vàng mà ẩn dưới lớp vỏ bọc này chính là đội riêng của từng địa phương như Hà Nội, Thái Bình…
Danh sách thi đấu của các đoàn Việt Nam:
Tuyển Việt Nam Xanh: Hoang Mai Nhi (C), Tutj, Valove, MD, Chuồn Chuồn
Tuyển Việt Nam Vàng: TjeuB@chLong (C), Gunny, Tom, Hoang Lan, VietBm
Tuyển Việt Nam Đỏ: Yugi (C), meomeo, LongKeng, 9xPro (chưa chính thức ), Khunglong ( chưa chính thức ), Des.
Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ thời điểm lên danh sách game thủ cho chuyến du đấu, cả hai địa phương có truyền thống AOE mạnh nhất là Thái Bình và Hà Nội đã thể hiện quan điểm rõ ràng và không thể lay chuyển của mình rằng Thái Bình là Thái Bình, Hà Nội là Hà Nội chứ không có chuyện Việt Nam 1, Việt Nam 2 để cùng thi đấu.
Đây được coi là bất ngờ lớn bởi trước nay, sự phân biệt hay đối đầu giữa hai khu vực này dường như chỉ thể hiện trên màn hình và các kèo thi đấu chứ chưa bao giờ ra mặt một cách quá rõ ràng. Đặc biệt, đây lại là vấn đề thi đấu vì màu cờ sắc áo của cộng đồng game thủ Việt Nam chứ không đơn giản là các trận so tài thông thường.
“Đi có thể đi chung nhưng thi đấu là phải thi đấu riêng”.
Lý do chính mà các ông bầu của cả Hà Nội cũng như Thái Bình đưa ra là do phía Trung Quốc mời các team AOEViệt sang tham dự chứ không mời đại diện của AOE Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn đội theo kiểu Việt Nam 1, Việt Nam 2 sẽ khiến cho không ít game thủ sẽ phải ở nhà do không còn vị trí trong thi đấu 3vs3, 4vs4…
Do vậy, quyết định thi đấu vì màu cờ, sắc áo của chính mình thay vì hợp tác cùng nhau để có đội hình mạnh nhất đã được các ông bầu này quyết định.
Video đang HOT
AOE Việt không thể có được sự tổ chức chu đáo, nghiêm chỉnh và thống như cộng đồng game thủ nước bạn (Hình ảnh đội AOE TQ sang thi đấu tại giải Lenovo 2011).
Tuy nhiên, nếu giải quyết được khâu uy tín và danh dự cho các địa phương thì chính điều này cũng khiến nảy sinh ra một số vấn đề khác. Từ đội tuyển AOE Việt Nam nay đã trở thành các đoàn địa phương đi du đấu, do đó một số đội thiếu người như Trường Sa và Trường Phát sẽ không đủ khả năng đem quân đi thi đấu (Chimsedinang của Trường Sa phải ở nhà lo việc học). Vì vậy hai đội sẽ phải ghép chung khi thi đấu, một điều khiến cho sức mạnh của họ yếu đi rất nhiêu so với hai đại diện còn lại.
Vấn đề cuối cùng tạo nên sự hỗn loạn và kệch kỡm cho chuyến du đấu của đoàn AOE Việt Nam tại Trung Quốc lần này là hiện mỗi đội như Hà Nội, Thái Bình hay Trường Sa đều có kỹ thuật viên quay phát riêng và sự xuất hiện của nhiều đội quay phát bên cạnh đơn vị tổ chức Skyred sẽ không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh cộng đồng game thủ Việt mà phần nào tác động tới chính các trận đấu khi ai cũng muốn có mặt để quay phát, truyền tải hình ảnh về bằng công cụ của mình.
Đội hình game thủ Việt trong lần du đấu Trung Quốc lần đầu tiên năm 2011. Không chia Clan.
“Toàn cái TÔI thôi, nói chung quá lìu tìu, AOE cũng như bóng đá vậy. Ừ các ông ở đội này đội kia, nhưng khi tuyển quốc gia gọi thì hãy đi vì màu cờ sắc áo. Ai dám đứng lên bao, lo, tổ chức cho tất cả game thủ thì người đấy xứng là huấn luyện viên trưởng. Các ông bầu không nên so găng nhau vì một chuyện nhỏ nhặt thế này. Thật sự thấy buồn nhẹ cho nền AOE Việt khi có những ông bầu chỉ muốn team mình do mình làm Tướng”, game thủ Đại Đế Vương chia sẻ cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, lại có game thủ khác cho rằng “Người tài trợ chính cho các game thủ trong cuộc sống chính là các ông bầu, và họ không chỉ lo trong một chuyến du đấu. Do vậy họ có quyền được hưởng lợi”.
Còn với Yugi, một game thủ khá có tiếng tăm, đứng trước sự thay đổi liên tục về cả đường lỗi lẫn quyết định của các ông bầu, anh cũng phải ngán ngẩm mà post lên Facebook rằng :
“Trước đoàn Trung Quốc sang Việt Nam, mục đích chính của họ sang là đánh giải và kiếm giải. Họ đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu khi có 4/5 cup. Trong đó toàn các thể loại mình đưa ra.
Họ không chia Clan. Tất cả chung mục đích là đoàn kết. Tinh thần dân tộc. Lòng tự kiêu tự tại của game thủ khi Shenglong không tham gia giải Shang hỗn mã .
Bây giờ khi nhận được thư mời và sang nước bạn tham gia giải. Đến ngày hôm nay vẫn không thấy mục đích của chúng ta sang làm gì.
Tinh thần tự tôn là gì?
Kế hoạch chuẩn bị?
Danh sách? Lịch tập luyện?
Chia người đánh thể loại?
Tất cả chỉ là ảo thôi. Chắc chuyến đi này cũng chả đi đâu về đâu.
Nếu không có mục đích chắc em xin phép không tham gia. Khi biết sang bên đấy chỉ làm trò hề….
Tình thần Tự tôn mọi người đâu hết rồi. Lòng hiếu thắng đâu rồi. Bây giờ toàn là sự ích kỉ, đố kị nhau giữa các Clan. Ghét bỏ và đi xuống là điều tất yếu trong thời gian sắp tới.
AOE sẽ chết! Tình yêu của mình sẽ hết!”.
Theo VNE
Naga Siren tại DOTA 2 TI3 - Từ Carry chuyển thành Support
Năm thứ 2 liên tiếp Naga Siren là một sự lựa chọn quan trọng trong metagame ở DOTA 2 The International, nhưng năm nay cô nàng lại tỏa sáng ở vị trí support.
Trong tổng số 43 game DOTA 2 được pick, Naga chỉ được farm trong 6 trận đấu. Tỉ lệ thắng thua của cô là 24-19 (55,8%), trong khi chỉ đạt 1-5 (16,7%) khi được chơi như một carry. Bạn hãy để ý rằng, không giống như Outworld Devourer, chỉ có 2 team thường xuyên pick Naga Siren là Alliance và Orange, 2 đội lần lượt về ở vị trí thứ nhất và thứ 3. Trong thực tế, Na`Vi chơi Naga support 2 lần, nhưng có vẻ như đó là nỗ lực để ngăn cản Orange pick hero này. Và trong 7 game Na`Vi đối đầu với Alliance, Naga đã được first pick bởi Alliance hoặc bị ban ngay lượt đầu tiên bới Na`Vi trong mỗi game đấu.
Vậy điều gì đã khiến vai trò của Naga chuyển từ carry sang support? Có lẽ đó là do bị nerf damage khởi đầu trong phiên bản 6.75. Mặc dù trước đó Naga không đặc biệt nguy hiểm trong vai trò của một hard carry, nhưng mất đi 12 damage ở level 1 đã khiến cho khả năng carry của cô nàng bị xuống thể thảm. Nhưng những team chuyên nghiệp nhận ra rằng, việc Naga được chơi như một carry không hẳn đến từ khả năng carry khủng khiếp, mà chủ yếu đến từ bộ skill của cô nàng. Và bộ skill này đủ mạnh cho vai trò support trong xu thế nhiều đội game sử dụng chiến thuật multi-core như hiện nay.
Thay vì phân tích các game đấu cụ thể, chúng ta hãy so sánh Naga với hero support được ưa thích nhất trước kia, cùng ultimate khủng khiếp trong combat, Tidehunter. Trong bối cảnh DOTA 2 hiện nay, ở vị trí support Naga thi đấu tốt hơn so với Tidehunter. Cô nàng là sự lựa chọn an toàn hơn trong đi lane, đồng thời cũng tuyệt vời hơn trong việc kiểm soát combat trong đội hình multi-core.
Trước tiến hãy so sánh từ giai đoạn đi lane. Đóng góp của Tidehunter đến từ Gush, một skill slow, trử giáp và nuke damage, điều mà Naga đều làm được, với sự kết hợp của Riptide và Ensnare, tuy nhiên với lượng mana tiêu tốn nhiều hơn. Nhưng do debuff trừ giáp của Naga là riêng biệt, nên debuff tồn tại lâu hơn đồng thời ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu hơn, cho phép đồng đội có thể thay đổi mục tiêu tấn công trong cuộc đối đầu trilane khi mà debuff gần như có trên mọi đối thủ. Trong việc quản lý mana, mặc dù combo của Naga tốn kém hơn, nhưng nếu chỉ muốn dùng Ensnare để bắt đối thủ, thì sẽ tốn ít mana hơn so với Gush (75 so với 120).
Dựa vào các chỉ số cơ bản, chúng ta có thể thấy Tidehunter có khả năng tank mạnh hơn, điều này chủ yếu dựa vào Kraken's Shell, tuy nhiên skill này sẽ được max sau cùng vào late game khi Tidehunter được sử dụng như một support. Ở mức HP khởi điểm, Tidehunter cũng có lợi hơn chút ít với 19 streng ở level 1. Tuy nhiên trong thực tế là giáp của Naga rất cao, tới 5,94, gần gấp đôi so với 3,1 armor của Tide. Đồng thời tốc độ chạy của cô nàng là 320, trong khi của Tidehunter chỉ là 310. Đấy chỉ là sự khác biệt nhỏ nhưng sẽ mang lại lợi thế lớn cho một hero melee trong cuộc chiến tri-lane.
Cuối cùng, chúng ta nên phân tích về sự làm giảm tốc độ chạy. Gush không hẳn là tệ, nhưng nó chỉ là một skill gây slow, trong khi các hero như Anti-Mage và Dark Seer lại sợ Ensnare hơn vì skill này đưa tốc độ chạy về 0, đồng thời cũng không thể blink được. Bên cạnh đó Ensnare cũng phá channeling, loại bỏ tàng hình trong thời gian tác dụng (lên tới 5s), và đặc biệt là xuyên kháng phép.
Tóm lại, Nage support trong giai đoạn đi lane rất tốt, thậm chí ngay cả trong trường hợp đấu tri-lane. Nhưng đi lane chỉ là một nửa của câu chuyện, thậm chí là một nửa ít quan trọng hơn. Điều khiến Naga vượt qua Tidehunter là từ mid đến late game, chủ yếu xoay quanh cách vận dụng sáng tạo ultimate: Song of the Siren.
Giá trị của Tidehunter trong team phụ thuộc chủ yếu vào ultimate của hắn, và giá trị này sẽ giảm đi nếu team địch sở hữu nhiều BKB. Có 3 cái BKB trong 1 team không hẳn là điều chưa từng xảy ra. Ví dụ như trận đấu giữa iG và Liquid, nếu bạn chơi Tidehunter cho team Liquid, bạn sẽ phải đối mặt với BKB trên người của 3 thành viên quan trọng nhất trong đội hình iG. Keeper of the Light thì rõ ràng không có BKB, nhưng vai trò của hero này chỉ là đứng phía sau và dùng skill. Trong khi đó, Nyx Assassin của iG có thể dùng Vendetta để đe dọa team bạn từ phía sau.
Cố gắng sử dụng Ravage sao cho trúng nhiều hero nhất là rất khó khăn, và thậm chí còn khó khăn hơn khi bạn biết rằng, luôn luôn có một Batrider với BKB sẵn sàng nhảy vào tóm bạn chỉ để ngăn chặn sao cho Ravage không bao giờ được sử dụng.
Nhưng Nage Siren không quan tâm. Cô ấy muốn bạn bật BKB lên, bởi vì trong khoảng khắc bạn làm điều đó, cô ấy sẽ cô lập bạn với đồng đội trong 7 giây với ultimate, và sử dụng Ensnare khiến bạn một mình chống lại cả 5 người. Nếu đội hình của bạn không đứng sát nhau, điều đó không thành vấn đề vì Song of the Siren có AoE rất rộng, và nó sẽ không thể bị ngăn chặn trừ khi Naga chết.
Quên Beast Master và Bane đi, bởi vì Naga là hero counter lại BKB tốt nhất vào late game. Thực ra nói như vậy là đã phóng đại lên, bởi vì Beast Master và Bane cũng đã thể hiện tốt tại TI3. Nhưng Naga cần ít đồ hơn Beast Master và cũng không phải lo nghĩ đến việc channeling như Bane, cả 2 hero này đều có nhược điểm đáng kể.
Bên cạnh việc counter lại BKB, Song of the Siren có thể dùng để phá các ultimate có thể dùng để mở combat. Nếu đối phương phụ thuộc vào Roar của Beast Master hay Lasso của Batrider để thắng combat xung quanh các mục tiêu quan trọng như Barrack hay Roshan, Naga sẽ chờ đợi phía sau và hoàn toàn vô hiệu hóa các ultimate đó. Specter là một hero mà ultimate của mình bị vô hiệu hóa hoàn toàn bởi Song of the Siren. Ngoài ra nó còn có thể được dùng để counter lại Wisp. Alliance đã sử dụng Naga rất nhiều lần để counter Wisp, tuy nhiên chúng ta sẽ bàn về điều này trong một bài viết khác.
Đó là sự so sánh giữa Naga và Tidehunter, nhưng tầm quan trọng của Naga trong combat còn vượt xa hơn thế. Đối với một Alchemist rush BKB sớm hay một Spectre quá phụ thuộc vào Haunt, Song of the Siren khiến cho chúng gặp vấn đề thực sự. Giá trị của cô nàng như một phần chiến thuật của Alliance và Orange (và cả sự nhận thức của Na`Vi rằng Naga thực sự là một mối đe dọa) là hoàn toàn hợp lý, do đó, không ngạc nhiên khi các team sử dụng Naga nhiều hơn trong tương lai gần, cho đến khi cô nàng có những thay đổi lớn trong các bản patch tiếp theo.
Theo VNE
Game thủ AOE Việt chuẩn bị sang Trung Quốc du đấu Đoàn game thủ được tuyển chọn từ cộng đồng game Việt Nam sẽ xuất ngoại đầu tháng 10 tới đây. Thời gian gần đây, các trận đấu giao hữu Age of Empires (AOE) giữa các game thủ Việt Nam và Trung Quốc có tần suất ngày càng nhiều và sôi nổi. Cộng đồng game thủ đã được tận mắt chứng kiến những tài...