AOE: Tìm hiểu về Map biển – thể loại thi đấu hoàn toàn mới sắp bùng nổ ở đấu trường chuyên nghiệp (phần 2)
Nếu các bạn còn bỡ ngỡ với thể loại thi đấu mới lạ này, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về sức mạnh của hải quân trong Age of Empires.
Như thông tin chúng tôi đã đưa, tại giải AOE Pro Masters 2017 tới đây, thể thức “Solo Random map biển” sẽ là một trong bốn nội dung thi đấu của giải. Như vậy sau nhiều năm bị lãng quên, đây là lần đầu tiên map biển được đưa vào thi đấu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nếu các bạn còn bỡ ngỡ với thể loại thi đấu mới lạ này, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về sức mạnh của hải quân trong Age of Empires.
Các đế chế mạnh / yếu về việc khai thác biển
Minoan: giảm 33% giá thành mua tàu cá
Yamato: tăng 33% máu cho tàu cá
Macedonia: tăng 4 lần khả năng chống phù cho các đơn vị hải quân (gần như không thể bị thu phục bởi phù thủy của đối phương)
Hittite: không thể nâng cấp từ Fishing Boat lên Fishing Ship trong đời 3.
Với những lợi thế như trên, Minoans và Yamato chắc chắn sẽ là những đạo quân hot nhất khi thi đấu ở map biển. Đặc biệt là Minoans, khi được giảm 33% chi phí gỗ khi chế tạo, đạo quân này sẽ là ông vua khai thác tài nguyên biển.
Các đế chế mạnh / yếu về hải quân ở đời 3
Greeks: tăng 33% tốc độ di chuyển của War Galleys
Minoans: giảm 33% chi phí chế tạo War Galleys
Hittite: Tấm bắn khởi điểm của War Galleys là 10 (các đạo quân khác chỉ là 6)
Video đang HOT
Yamato: tăng 33% máu của War Galleys
Macedonia: tăng 4 lần khả năng chống phù cho các đơn vị hải quân (gần như không thể bị thu phục bởi phù thủy của đối phương)
Khi chiến đấu trên bản đồ biển, War Galleys là đơn vị quân mạnh nhất ở đời 3. Đương nhiên, đây cũng sẽ là đạo quân chủ lực để định đoạt số phận của các trận đấu solo (tương tự như cung R trong solo Assyrian).
Xét về sức mạnh của hải quân đời 3, Hittite chính là ông vua của các trận chiến trên biển. Với tầm bắn khởi điểm là 10 trong khi các đạo quân khác chỉ là 6, War Galleys của Hittite sẽ dễ dàng nghiền nát đội hình đối phương. Tuy nhiên, Hittite lại có một điểm yếu là không thể nâng cấp lên Fishing Ship (thuyền khai thác cá cao cấp). Điều này sẽ khiến cho khả năng khai thác biển của đế chế này bị hạn chế và đây sẽ là điểm yếu chí mạng của Hittite.
Nếu như Hittite có điểm điểm yếu về khai thác thì Greeks, Minonas và Yamata được đánh giá là khá toàn diện. Tăng tốc độ chạy, giảm chi phí chế tạo và tăng lượng máu, đây đều là những yếu tố giúp các đạo quân này chiếm được lợi thế lớn khi giao tranh trên biển. Với Macedonia, khả năng chống phù của hải quân cũng được xem là một điểm mạnh của đế chế này.
Các đề chế mạnh / yếu về hải quân đời 4
Greeks: tăng 33% tốc độ di chuyển của tàu chiến
Minoans: giảm 33% chi phí chế tạo tàu chiến
Yamato: tăng 33% máu của tàu chiến
Macedonia: tăng 4 lần khả năng chống phù cho các đơn vị hải quân (gần như không thể bị thu phục bởi phù thủy của đối phương)
Persian: tăng 50% tốc độ bắn của Thuyền chiến 3 tầng chèo (Trireme)
Phoenicia: tăng 66% tốc độ bắn của Thuyền cẩu đá (Captapult Trireme)
Phoenicia: tăng 66% tốc độ bắn của Thuyền Juggernaut
Các đế chế không có Thuyền chiến 3 tầng chèo (Trireme): Babylonians, Hittites và Shang.
Các đế chế có thuyền Juggernaut: Egyptians, Greeks, Minoans, Phoenicia, Persians, Yamato, Romans.
Các đế chế khác không có thuyền Juggernaut (chừ Choson) đều có thể chế tạo Thuyền phun lửa (Fire Galley). Loại thuyền này có sức tấn công cơ bản là 24, tầm xa 2, hầu như không thể gây ra bất kỳ sự đe dọa nào đối với đất liền do tầm xa quá thấp, thế nhưng đây lại là kẻ thống trị trên biển và không có đối thủ khi solo 1vs1, cho dù là Juggernaut hoặc Captapult Trireme.
Theo GameK
5 tựa game PC kinh điển mà đứa trẻ nào cũng đã từng sử dụng mã gian lận
Không chỉ có tính năng multiplayer hấp dẫn, dòng game "StarCraft" còn có một phần chiến dịch chơi đơn rất hay, lôi cuốn người chơi bằng một cốt truyện đậm tính khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên các màn chơi chiến dịch chính này cũng không dễ dàng vượt qua, nên rất nhiều đứa trẻ thời xưa (bao gồm cả chúng ta) cũng đã từng phải nhờ cậy tới sự trợ giúp của những đoạn mã gian lận để đánh bại kẻ thù.
Đừng cố phủ nhận làm gì, tất cả chúng ta đều đã từng sử dụng mã cheat gian lận trong game ít nhất là một lần khi còn nhỏ (nếu không muốn nói là vô số). Trong khi ai cũng muốn hợp lí hóa hành động thiếu trung thực của mình từ "Tớ chỉ muốn thử xem thế nào thôi", cho tới "Tớ bị thua điên tiết lắm rồi nên phải tìm sự giúp đỡ chứ", chúng ta đều là những kẻ có tội với nhà phát triển.
Cho dù là sử dụng mã gian lận đơn giản hay thông qua một số sản phẩm tinh vi hơn như Action Replays và GameSharks, cheat đã trở thành một điều không thể thiếu của thế giới game thời xưa. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại 5 tựa game PC mà ai cũng đã cố gắng ăn gian khi còn nhỏ.
"Grand Theft Auto" - Phá luật game
Ở một vài thời điểm trong bất kỳ một tựa game "Grand Theft Auto" nào, chúng ta đều là những công dân ngoan đạo, chơi theo đúng luật của thế giới ảo và tránh gây ra phiền phức ngoài ý muốn. Nhưng rồi sẽ có lúc ta cảm thấy chán nản và mới phát hiện ra một vài mã cheat thú vị để rồi sa ngã vào một con đường tội lỗi vô tận. Ta đã lạm dụng "sức mạnh thần thánh" này để bất chấp tất cả luật chơi của game, có bất tử tiền, bất tử máu, vô số vũ khí lợi, và tùy ý hủy bỏ số sao truy nã.
"The Sims" - Vô số mod
"The Sims" là một trong những game mô phỏng cuộc sống nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cảm giác theo dõi một gia đình ảo sinh sống, cho ra đời hết thế hệ này đến thế hệ khác phải nói là rất thú vị, nhưng đôi khi như thế là chưa đủ. Người chơi năm xưa đã tìm đến rất nhiều bản mod để bổ sung thêm những tính năng gameplay mà sản phẩm gốc không hề có. Hơn nữa, trò chơi cũng có tồn tại nhiều đoạn mã gian lận giá trị như hóa tiền, thay đổi thời gian...
"Doom" - Hóa thần
"Doom" là một trong những người đi tiên phong của thể loại FPS và nó có một độ khó khét tiếng, từng khiến cả một thế hệ người chơi phải nuốt nước mắt. Để phá đảo được tựa game này, không ít người chơi đã bỏ qua thể diện của một game thủ chân chính và sử dụng đoạn mã khiến nhân vật trở nên bất tử, tha đồ bắn giết kể địch mà chẳng phải lo lắng gì nữa.
Age of Empires
Tựa game chiến thuật thời gian thực kinh điển "Age of Empires" đã mang đến cho thế giới ảo rất nhiều đoạn mã gian lận thú vị và không thể nào quên được ví như Big Daddy. Tất nhiên đối với một sản phẩm có tính đối kháng cao thế này, hành động gian lận là khó có thể chấp nhận được, nhưng đâu có ai cấm ta sử dụng khi chơi một mình cơ chứ. Hoặc ít nhất đứa trẻ nào cũng muốn sài thử vài đoạn mã vì tò mò muốn được nhìn thấy ô tô bắn rocket trông ra làm sao.
StarCraft
Không chỉ có tính năng multiplayer hấp dẫn, dòng game "StarCraft" còn có một phần chiến dịch chơi đơn rất hay, lôi cuốn người chơi bằng một cốt truyện đậm tính khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên các màn chơi chiến dịch chính này cũng không dễ dàng vượt qua, nên rất nhiều đứa trẻ thời xưa (bao gồm cả chúng ta) cũng đã từng phải nhờ cậy tới sự trợ giúp của những đoạn mã gian lận để đánh bại kẻ thù.
Theo GameK
Đế Chế sẽ thành game bom tấn nếu có hệ thống vật lý như thế này Nếu được làm lại về mặt đồ họa và sử dụng một hệ thống vật lý tiên tiến hơn, Đế Chế sẽ có một bộ mặt khác và chắc chắn sẽ hấp dẫn cả triệu game thủ từng cực kì yêu thích game chiến thuật này. Không chỉ ở Việt Nam, Age of Empires là một trong những series RTS (Chiến thuật thời...