Áo và Hy Lạp đàm phán về việc trả lại các tác phẩm đá cẩm thạch của đền Parthenon
Một viện bảo tàng ở Vienna đang trong quá trình đàm phán nhằm cho Hy Lạp mượn lại hai tác phẩm bằng đá cẩm thạch của đền Parthenon.
Ngoại trưởng Áo cho biết đây là một diễn biến tích cực mà người đồng cấp Hy Lạp của ông hy vọng sẽ giúp ích trong các cuộc đàm phán với Anh trong tương lai về nguồn tích trữ các cổ vật lớn hơn tại Bảo tàng Anh.
Bảo tàng Kunsthistorisches ở Vienna có một bộ sưu tập nhỏ các mảnh đá cẩm thạch – cụ thể là hai mảnh vỡ từ bức phù điêu phía bắc của đền Parthenon. Nhưng Hy Lạp hy vọng rằng với mỗi thỏa thuận để trả lại các mảnh vỡ cho Athens sẽ mang lại “động thái tích cực” trong các cuộc đàm phán về việc trả lại các mảnh vỡ được lưu giữ ở địa điểm khác.
Bảo tàng Kunsthistorisches tại Vienna, Áo.
“Tôi rất hài lòng khi các cuộc thảo luận kỹ thuật đang diễn ra giữa Bảo tàng Kunsthistorische và Bảo tàng Acropolis về việc cùng chia sẻ bức phù điêu của đền Parthenon.” – Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg nói trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Hy Lạp Nikos Dendias. – “Tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán có thể diễn ra rất nhanh chóng và những mảnh cẩm thạch sẽ sớm được trưng bày ở Athens.”
Video đang HOT
Ông Dendias cho biết các cuộc đàm phán này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Hy Lạp mong muốn thảo luận về các bộ sưu tập lớn hơn, đặc biệt là với Bảo tàng Anh ở London. Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1832, Hy Lạp đã nhiều lần kêu gọi trao trả các tác phẩm điêu khắc – được biết đến ở Anh với tên gọi Elgin Marbles, được một nhà ngoại giao Anh – Lord Elgin mang ra khỏi đền Parthenon ở Athens vào đầu thế kỷ 19, khi Hy Lạp nằm dưới sự cai trị của đế chế Ottoman.
Một tấm phù điêu nằm trong bộ sưu tập Elgin Marbles tại Bảo tàng Anh.
Chính quyền khu vực Sicily vào năm 2022 và Giáo hoàng Francis vào năm 2023 đã trả lại cho Hy Lạp một phần của các tác phẩm điêu khắc của đền Parthenon, do đó đây sẽ là tác phẩm thứ ba được trao trả lại cho Hy Lạp. Và ông Dendias tin rằng điều này sẽ tạo ra động lực mà họ có thể sử dụng trong các cuộc thảo luận với London.
Thành viên EU tuyên bố châu Âu "ảo tưởng" khi từ chối vai trò của Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Áo lên tiếng bảo vệ Raiffeisen - ngân hàng lớn thứ hai của nước này, trước chỉ trích về hoạt động kinh doanh tại Nga.
Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg. Ảnh: Tass
Ngày 22/3, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg cho biết Nga sẽ luôn giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, đồng thời cho rằng nghĩ khác đi là ảo tưởng.
"Nghĩ rằng sẽ không còn Nga nữa và chúng ta có thể tách rời nhau trong mọi lĩnh vực là ảo tưởng" - Ngoại trưởng Schallenberg nói với Reuters, đồng thời khẳng định rằng mặc dù Vienna sẽ nới lỏng quan hệ với Moscow, nhưng điều này "không thể xảy ra trong một sớm một chiều".
Ông Schallenberg nhấn mạnh: "Dostoyevsky và Tchaikovsky vẫn là một phần của văn hóa châu Âu, cho dù chúng ta có thích hay không. Nga sẽ tiếp tục là hàng xóm lớn nhất của chúng ta, và là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới".
Áo - quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tự coi mình là cầu nối giữa đông và tây - đã biến thủ đô Vienna thành một thỏi nam châm hút tiền của Nga. Tuy nhiên, Áo cũng tham gia chiến dịch trừng phạt kinh tế chống Nga của phương Tây vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Áo vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga mặc dù nước này đang tìm cách giảm lượng khí đốt trong những năm tới.
Theo các nguồn thạo tin, một số quan chức Áo vẫn kỳ vọng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc và mối quan hệ bình thường hơn với Moscow sẽ quay trở lại.
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Áo đưa ra sau khi chính phủ Mỹ mở cuộc điều tra đối với ngân hàng Raiffeisen của Áo về hoạt động kinh doanh của ngân hàng này có liên quan đến Nga, gia tăng giám sát Raiffeisen.
Raiffeisen gắn bó sâu sắc với Nga và là một trong 2 ngân hàng nước ngoài duy nhất trong danh sách 13 tổ chức tín dụng quan trọng trong hệ thống của Ngân hàng Trung ương Nga. Ngân hàng còn lại là ngân hàng thương mại toàn châu Âu UniCredit.
Ngân hàng Raiffeisen giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nga, vốn đang phải vật lộn với các lệnh trừng phạt mạnh chưa từng có của phương Tây.
Kế hoạch của Nga cho phép các binh sĩ đang chiến đấu ở Ukraine được thanh toán tiền qua ngân hàng Raiffeisen cũng gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhà đầu tư.
Bộ trưởng Schallenberg chỉ ra thực tế rằng các ngân hàng phương Tây khác cũng đang kinh doanh ở Nga. Ông dẫn chứng: "Hãy nhìn vào thực tế. 91% công ty phương Tây vẫn đang ở Nga. Có nhiều ngân hàng Mỹ, đặc biệt là ngân hàng lớn thứ hai của nước này Bank of America, đang hiện diện ở Nga. Danh sách này là của thế giới ngân hàng phương Tây".
Trong khi đó, người phát ngôn của Bank of America - một ngân hàng đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính Mỹ có trụ sở tại Charlotte, North Carolina, cho biết: "Các hoạt động của chúng tôi tập trung vào việc tuân thủ tất cả các biện pháp trừng phạt".
Đề cập đến lệnh cấm vận Nga, Ngoại trưởng Schallenberg nói ông ủng hộ việc thực thi các biện pháp trừng phạt hiện có của châu Âu hơn là đưa ra các biện pháp tiếp theo. "Đó là một vũ khí rất cùn. Chúng ta đã có các gói trừng phạt lớn và hãy dành thời gian để các lệnh trừng phạt phát huy hiệu quả" - Ngoại trưởng Áo nói.
Thời điểm then chốt đối với an ninh ở châu Âu và Trung Đông Cuộc bầu cử ngày 14/5 tới tại Thổ Nhĩ Kỳ là một thời điểm then chốt đối với an ninh ở châu Âu và Trung Đông. Cuộc bỏ phiếu ngày 14/5 được dự đoán là cuộc đua gay gắt nhất trong 20 năm cầm quyền của ông Erdogan. Ảnh: AFP Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cuộc bầu cử...