Áo dài Việt Nam tung bay trên dãy Himalaya
Mặc áo dài Việt Nam ở một đất nước xa lạ là cảm giác tuyệt vời tôi từng trải qua.
Làng Manang nằm ở độ cao 3800m trên dãy Himalaya – là điểm dừng chân của hầu hết các trekker cho ngày thích nghi độ cao, nên ở đây nhộn nhịp tấp nập. Đây cũng là điểm cuối cùng mà xe ô tô có thể di chuyển đến trong cung đường Annapurna Circuit trek.
Mang tiếng là ngày nghỉ nhưng chúng tôi vẫn phải trek nhẹ nhàng lên cao một đoạn hồ Gangnapurna – một hồ nước tự nhiên để làm quen. Quãng đường nhẹ nhàng ấy mất sương sương cả đi và về là ba tiếng.
Từ con đường trek này nhìn sang làng Manang rất đẹp. Con sông nhỏ xanh ngắt chảy uốn lượn quanh làng. Có điều, chúng tôi quan sát thấy ở đây đất rất dễ sạt lở nên cũng tự hỏi nhau không biết có khi nào vài chục năm nữa, hay thế kỷ sau, hay một cơn động đất thì ngôi làng này có biến mất không.
Làng Manang trơ trọi giữa núi
Áo dài Việt Nam trong thời tiết 5 độ
Ý định ban đầu của chúng tôi là đem áo dài nón lá Việt Nam lên đỉnh đèo Thorong La chụp tấm hình để đời. Vì thế mà ở nhà hì hục đi may áo dài, xong lên concept cẩn thận với cờ quạt… nhưng tới Manang thấy lạnh quá, chắc lên đèo thời tiết -10 độ và có tuyết rơi thì không thể mặc nổi. Chúng tôi tiếc nuối, nghĩ mang theo suốt mà không được mặc thì uổng quá, mà mặc thì mệt, phải trang trí lại cái mặt, vẽ chân mày, tô miếng son cho tươi tắn, phải tìm cái quần cho hợp cái áo.
Núi tuyết làm chiếc áo dài nổi bật
Gượng cười thế thôi, chứ lạnh lắm
Video đang HOT
Quan trọng nhất là trời lạnh. Thời tiết Manang chỉ khoảng 5 độ, lạnh và rất nhiều gió. Chúng tôi bàn nhau chuẩn bị mọi thứ trong phòng: mặc áo giữ nhiệt, quần giữ nhiệt lồng phồng bên trong rồi mới thay áo dài. Sau đó lần lượt ra chụp hình, áo phao để sẵn gần đó, chụp xong hình là mặc áo giữ ấm ngay.
Chiếc áo dài của tôi vải mua từ Indo, may ở Việt Nam nhưng mặc lần đầu ở Nepal
Những đỉnh núi kia là đích đến chúng tôi phải chinh phục
Những đỉnh núi tuyết trập trùng phía sau là phông nền tuyệt vời cho những bức ảnh áo dài, dù cho chỉ là những bức ảnh chụp vội vàng. Ai nấy đều cố gắng cười thật tươi, dù lạnh cắt da.
Bên ngoài là áo dài, bên trong là áo giữ nhiệt lồng phồng
Vui như Tết!
Như được tiếp thêm sức mạnh, chúng tôi mặc áo dài đi một vòng xuống làng, dưới con mắt trầm trồ của người dân và du khách. Chúng tôi bảo nhau: Mặc áo dài Việt Nam chụp hình ở dãy Himalaya là điều đâu phải ai cũng làm được.
Dạo chơi ở ngôi làng đậm phong cách Tây Tạng
Bên những chiếc chuông chuyển kinh luân
Mặc áo dài Việt Nam ở một đất nước xa lạ là cảm giác tuyệt vời tôi từng trải qua
Mặc áo dài vào rồi dũng cảm bước xuống đường làng đi dạo một vòng tự nhiên có cảm giác như đang là Tết.
Nếu có dịp đến một đất nước xa lạ, đừng ngại ngần thêm vào hành trang du lịch một chiếc áo dài Việt Nam bạn nhé!
Ngắm ngôi những cổng làng cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập
Cuộc sống ở Hà Nội dẫu có nhộn nhịp và hối hả, nhưng khi bước qua những cánh cổng xưa cũ, cuộc sống ở đây bỗng trở nên chậm hơn vài nhịp, bình yên và trầm lắng.
Làng Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hay còn gọi là làng Kẻ Vẽ, được coi là một làng cổ đẹp nằm trong lòng đô thị. Khi đến Đông Ngạc, hầu hết khách đến thăm đều rất ấn tượng bởi vẻ cổ kính ở đây.
Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Quần thể các công trình kiến trúc có niên đại hàng trăm năm vẫn còn hiện diện cho đến ngày nay.
Làng cổ Đông Ngạc là nơi có nhiều người đỗ đạt nổi danh như Đỗ Thế Giai, Hoàng Minh Giám, Phan Phu Tiên, Phan Văn Trường...
Khu vực làng cổ hiện còn lại khoảng 120 ha gồm 5 xóm với hơn trăm nóc nhà có thâm niên vượt cả trăm năm. Nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc hoài cổ, được xây dựng kỳ công và khéo léo.
Ở Đông Ngạc, những chiếc cổng trăm tuổi đều có sự khác biệt từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi cổng mang một dáng vẻ riêng, không thể hoà lẫn.
Trải qua thời gian, có những cổng được tôn tạo trùng tu, nhưng cũng còn đó những chứng nhân lịch sử bao nhiêu năm rồi vẫn như thế: cổ kính, rêu phong và nhuốm màu thời gian.
Một chiếc cổng có phong cách kiến trúc cũ kỹ theo thời gian nhưng mang một vẻ đẹp hoài cổ.
Những vết nứt trên cổng theo năm tháng.
Quá trình đô thị hóa khiến nhiều ngôi nhà cổ biến mất, song người dân vẫn cố gắng giữ lại những chiếc cổng xa xưa. Và những cổng cổ trăm tuổi vẫn tồn tại, mang đậm bản sắc văn hoá Việt giữa lòng Thủ đô.
Chàng trai Huế mang nón lá du lịch 8 quốc gia Trong hành trình, nhiều người nước ngoài nhận ra Tiến là người Việt Nam và xin làm quen, chụp ảnh chung. Năm 2019, ở cái tuổi 29 mà nhiều người vẫn quan niệm cần có thu nhập ổn định, yên bề gia thất, Lê Văn Tiến quyết định dừng công việc hướng dẫn viên ở Đà Lạt để đi "bụi". Hành trang anh...