Áo cảnh báo việc phân phối không công bằng vaccine sẽ gây tổn hại EU
Ngày 25/3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã lên tiếng cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) việc phân phối không công bằng vaccine ngừa COVID-19 giữa các nước thành viên sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho liên minh. Cảnh báo được đưa ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU, trong đó dự kiến sẽ thảo luận về chiến lược vaccine của khối.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, EU đã nhất trí rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ được phân phối dựa trên quy mô dân số mỗi nước. Tuy nhiên, Thủ tướng Kurz cho rằng cơ chế này đã bị hủy hoại vì các giao dịch giữa ban chỉ đạo về vaccine của EU – vốn đang đàm phán về mua vaccine với tư cách đại diện cho các nước thành viên – và các hãng dược phẩm.
Phát biểu họp báo, ông Kurz cảnh báo nếu không tìm được giải pháp, điều này có thể gây tổn hại “mà chúng ta đã không nhận ra trong một thời gian dài” cho EU. Ông nhấn mạnh: “Trong thời gian gần đây, nhiều người đã dành khoảng thời gian đáng kinh ngạc để tìm ra con đường hướng tới sự điều chỉnh này và tôi lạc quan rằng điều đó sẽ thành công”.
Video đang HOT
Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Áo đang diễn ra tương đối tốt so với các nước thành viên EU, với 13,4% người trưởng thành đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Tuy nhiên, con số này có sự chênh lệch lớn giữa các nước trong EU, đơn cử như Malta là 21,5%, Bulgaria là 5,2% và Latvia là 5,4%.
Trước thực trạng này, Áo cùng CH Séc, Slovenia, Bulgaria và Latvia đã phàn nàn rằng “việc phân phối vaccine của các công ty dược phẩm tới các nước thành viên riêng lẻ không được thực hiện trên cơ sở công bằng”. Lãnh đạo 5 nước này ngày 12/3 đã gửi một bức thư kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh EU để thảo luận về “sự mất cân bằng lớn” trong phân phối vaccine ngừa bệnh COVID-19.
Thư nêu rõ: “Nếu hệ thống này được duy trì sẽ tiếp tục gây ra và làm nghiêm trọng hơn những bất cân bằng lớn giữa các nước thành viên trong mùa Hè tới, dẫn đến tình trạng một số nước có thể sớm đạt miễn dịch cộng đồng trong vài tuần trong khi nhiều nước khác bị bỏ lại phía sau”.
Đến nay, EU vẫn chậm chân hơn Mỹ, Israel và Anh xét về tỷ lệ dân số được tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine. EU lý giải sự chậm trễ này là do những vấn đề về nguồn cung và phân phối.
Hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới
Theo số liệu được hãng tin AFP tổng hợp, tính đến ngày 18/3, đã có hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Essen, Đức, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu tổng hợp phản ánh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã được đẩy nhanh tại các nước trong thời gian gần đây. Cụ thể, đã có 100 triệu liều vaccine được sử dụng tiêm chủng trong 11 ngày gần đây nhất, nhanh gấp 6 lần so với 100 liều vaccine đầu tiên.
Tính đến 16h30 giờ GMT, ít nhất 402,3 triệu liều vaccine được phân phối tiêm chủng tại hơn 158 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số liệu tổng hợp cũng ghi nhận tiến trình tiêm chủng tại các nước giàu nhanh hơn, trong khi các nước nghèo hơn cũng đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng sử dụng vaccine được phân phối theo COVAX - chương trình phân phối vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hiện Israel đang dẫn đầu "cuộc đua" tiêm chủng vaccine, với 3/5 dân số đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi. Có tới 50% dân số Israel đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tiếp theo đó là Anh (38%), UAE (trong khoảng 35 đến 70%), Chile (28%), Mỹ (22%), Bahrain (22 %), và Serbia (16% tính đến ngày 12/3). Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã phân phối 54,4 triệu liều vaccine cho 8,5% dân số của khu vực này.
Trong 13 nước nghèo nhất thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng, có 9 nước bắt đầu tiêm chủng vào đầu tháng 3, sử dụng vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX. Tính theo tỷ lệ, hiện chỉ có 0,1% số lượng vaccine đã tiêm chủng trên toàn thế giới được phân phối cho những nước nghèo này, vốn chiếm tới 9% dân số toàn cầu.
Trong khi đó, những nước giàu nhất thế giới, chiếm 16% dân số toàn cầu, lại tiếp nhận 58% số lượng vaccine đã được tiêm chủng. Hơn 1/4 số lượng vaccine đã được sử dụng tại Mỹ.
Tính đến thời điểm hiện tại, vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp sản xuất đã vượt mọi đối thủ vaccine khác khi đã được phân phối và tiêm chủng tại khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ. Đây là loại vaccine có giá thành rẻ và đã được sử dụng tại nhiều nước giàu như Anh và các nước EU, cũng như nhiều nước nghèo khác thông qua cơ chế COVAX.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer/BioNTech đã được phân phối và sử dụng tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, vaccine của Moderna được sử dụng tại hơn 40 nước, chủ yếu tại các nước giàu do loại vaccine này có giá thành cao và đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe. Vaccine Sputnik V của Nga hiện đang được sử dụng tại hơn 20 nước....
Liên quan đến vaccine Sputnik V của Nga, theo trang tin themoscowtimes.com, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi các cơ quan quản lý châu Âu nhanh chóng cấp phép sử dụng loại vaccine này và các loại vaccine an toàn khác ngừa COVID-19 nhằm bổ sung thêm nguồn cung vaccine cho khối.
Một số nước EU bị tố ký hợp đồng vaccine COVID-19 bí mật Thủ tướng Áo Sebastian Kurz ngày 12/3 cho rằng một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) có thể đã ký hợp đồng bí mật với công ty sản xuất vaccine COVID-19 để nhận nhiều vaccine hơn theo quy định của EU. Vaccine COVID-19 của hãng dược AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN Theo kênh Al Jazeera, các thành viên EU đã nhất trí rằng...