Anh xếp loại tôm hùm, bạch tuộc, cua cảm nhận được nỗi đau vào danh sách sinh vật có tri giác
Nghiên cứu mới của Anh ghi nhận bạch tuộc, cua và tôm hùm có thể cảm nhận được nỗi đau, được xếp vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh.
Anh xếp loại tôm hùm, bạch tuộc, cua cảm nhận được nỗi đau vào danh sách sinh vật có tri giác
Một nghiên cứu đánh giá do nhóm các nhà khoa học Anh thực hiện cho thấy bạch tuộc, cua và tôm hùm có thể cảm nhận được nỗi đau, do vậy, chúng được đưa vào danh sách những sinh vật có tri giác cần bảo vệ theo luật phúc lợi động vật mới.
Báo cáo do các chuyên gia tại Học viện Kinh tế và chính trị London LSE thực hiện dưới sự ủy thác của Chính phủ Anh bằng cách xem xét 300 nghiên cứu khoa học để đánh giá trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Kết quả cho thấy động vật chân đầu như bạch tuộc, mực và giáp xác mười chân như tôm, cua phải được đối xử như các sinh vật có tri giác. Báo cáo mới cho rằng tôm hùm và cua không nên bị đun sống, đồng thời đưa ra một số phương thức tốt nhất để vận chuyển và giết mổ.
Các chuyên gia đã sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đo lường tri giác của các loài động vật trên bao gồm khả năng học tập, số thụ thể cảm nhận cơn đau, kết nối giữa các thụ thể này và một số vùng não nhất định, phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau, cùng các hành vi thể hiện tri giác khác.
Bộ trưởng Phúc lợi Động vật Lord Zac Goldsmith cho biết: “Tôm hùm, bạch tuộc và cua có thể cảm thấy đau. Dự luật phúc lợi cho động vật có tri giác sẽ đảm bảo quyền của các loài động vật và nó sẽ được cân nhắc đầy đủ trong quá trình xây dựng luật. Khoa học đã chứng minh rằng động vật chân đầu và giáp xác mười chân có thể cảm thấy đau đớn, vì thế chúng cần phải được đưa vào trong dự luật này”.
Nếu được thông qua, dự luật trên sẽ giúp thành lập Ủy ban Động vật có tri giác. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về các quyết định của chính phủ đã tính đến phúc lợi của động vật có tri giác như thế nào. Đây cũng là một phần trong Kế hoạch hành động vì phúc lợi cho động vật của Chính phủ Anh.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng cho thấy bộ bạch tuộc có tri giác rất mạnh và hầu hết các loài cua có tri giác mạnh. Trong khi đó, mực có nhưng không đáng kể.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng sự khác biệt giữa những bằng chứng trên có thể xuất phát từ độ quan tâm khác nhau của giới khoa học đối với từng loài.
Hiện nay, động vật có xương sống đã được đưa vào danh sách sinh vật có tri giác trong một dự luật quyền động vật đang được tranh luận ở Anh.
Phát hiện sốc: Trái đất tự 'ăn thịt' mình, tàn tích vẫn bị đè nghiến
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các mảnh vỏ cổ xưa đã bị Trái đất tự nuốt chứng đè nghiến xuống bên dưới chứ không hề tan rã.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi ETH Zurich (Thụy Sĩ) và Đại học Texas ở Austin (Mỹ) cho biết, kiến tạo mảng hiện đại - quá trình 15 mảnh vỏ của Trái Đất liên tục đổi chỗ, trượt đè lên nhau làm di chuyển các đại dương và lục địa - chỉ vừa xảy ra khoảng 1 tỉ năm qua.
Trong quá trình đó các mảnh liên tục va chạm, trượt lên nhau. Nghiên cứu mới đã cho thấy các mảnh vỏ Trái đất bị nuốt chửng, đè nghiến xuống bên dưới không hề tan rã để rồi bị tái chế cùng với vật liệu sâu của lòng đất như suy nghĩ trước đây.
Lớp vỏ bị nuốt chửng sẽ trở nên yếu ớt, bị uốn cong và nếu xem xét mặt cắt, chúng sẽ như một con rắn đồ chơi nhiều đoạn hoặc một đoạn dây trang trí lượn sóng.
Để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình 2D của các vùng hút chìm và lập trình mô hình bằng cách sử dụng những kiến thức địa vật lý đã biết về kiến tạo mảng cùng cách vật liệu đá của Trái Đất được chính hành tinh sử dụng và tái sinh, kết hợp với một số quan sát thực tế.
Mô hình cho thấy khi một mảnh vỏ - tức một mảng kiến tạo - bị chui xuống bên dưới một mảng khác, nó đột ngột bị uốn cong và bị nứt.
Sự uốn cong làm cho các hạt ở mặt dưới của tấm vỏ trở nên mịn hơn và yếu hơn, làm xuất hiện những "điểm yếu" sẽ trở thành vùng lõm.
Nó sẽ tiếp tục trượt bên dưới mảng kiến tạo bên trên suốt hàng trăm triệu năm, bị kéo giãn, lồi lõm, biến dạng hoàn toàn.
Mô phỏng này khớp với các quan sát và hình ảnh địa chấn sâu ở một số khu vực hút chìm ở Nhật Bản.
Các mảng kiến tạo đã xáo trộn xung quanh bề mặt hành tinh của chúng ta ở bất cứ đâu từ 3,3 đến 4,4 tỷ năm trước. Một vài tỷ năm chuyển động kiến tạo và tái chế vỏ Trái đất có nghĩa là khá khó khăn để tìm ra cách Trái đất xuất hiện các mảng kiến tạo ở nơi đầu tiên.
Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu đã phát triển một mô hình cho thấy các mảng kiến tạo được hình thành đầu tiên trong một quá trình tương tự như cách chúng tiếp tục dịch chuyển với một số phần của vỏ Trái đất lặn xuống bên dưới những phần khác.
Phản ứng dây chuyền của các mảnh vỏ kéo dài hàng thiên niên kỷ. Nhưng nghiên cứu mới trình bày một mô hình cho thấy sự khác biệt. Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng hàng tỷ năm trước, lớp vỏ hình thành gần đây của Trái đất trở nên nóng, gây ra sự giãn nở của lớp vỏ, dẫn đến sự nứt vỡ dẫn đến cái mà ngày nay chúng ta gọi là mảng kiến tạo.
Sự tích tụ vật liệu được làm mát cuối cùng sẽ chìm xuống và làm mát thạch quyển, làm chậm các ngọn núi lửa cùng với việc làm mát tổng thể của Trái đất. Đổi lại, điều này sẽ giữ lại sức nóng bên trong của hành tinh, làm mở rộng lớp vỏ, khiến nó bị nứt và hình thành các mảng kiến tạo
Bắt được tôm hùm quý hiếm 100 triệu con mới có một Con tôm hùm màu xanh hiếm gặp mắc bẫy của ngư dân ở ngoài khơi bờ biển Maine. Bắt được tôm hùm quý hiếm 100 triệu con mới có một Bill Coppersmith, một ngư dân đánh bắt ở ngoài bờ biển Maine thì phát hiện con tôm hùm màu xanh nhạt khác thường. Người đàn ông có 40 năm trong nghề đã đặt...