Anh xem xét trục xuất người xin tị nạn đến từ các quốc gia ‘an toàn’
Theo phóng viên TTXVN tại London, Chính phủ Anh dự kiến kế hoạch mới giải quyết vấn đề người tị nạn tại nước này, theo đó, công dân một số nước, trong đó có Việt Nam, nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh có thể sẽ bị trục xuất về nước.
Người di cư vượt eo biển Manche để tới Anh. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo kế hoạch trước đây, khoảng 90.000 người nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh dự kiến được đưa sang Rwanda. Kế hoạch mới – dự kiến được Chính phủ Anh công bố trong vài ngày tới – sẽ xem xét việc cấp quy chế tị nạn tại Anh đối với số người này.
Hội đồng Người tị nạn Anh ước tính khoảng 60.000 trong số 90.000 người nói trên sẽ được cấp quy chế tị nạn dựa trên đánh giá cụ thể tình hình tại quốc gia xuất phát. Tuy nhiên, cũng theo tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh, khoảng 30% đơn xin tị nạn của những người đến từ các quốc gia được đánh giá là “an toàn” như Việt Nam, Albania, Ai Cập và Ấn Độ có thể sẽ bị từ chối và nhanh chóng bị trục xuất về nước.
Video đang HOT
Hiện tại, Chính phủ Anh chi khoảng 2,9 triệu bảng (3,75 triệu USD) mỗi ngày để đảm bảo nơi ăn ở và sinh hoạt cho gần 36.000 người xin tị nạn tạm trú trong các khách sạn. Bộ trưởng Nội vụ của nước này, Yvette Cooper, đặt mục tiêu chấm dứt tình trạng này trong vòng một năm.
Cũng theo kế hoạch của Chính phủ Anh, các hành vi quảng cáo cho hoạt động buôn người hoặc đưa người vượt biên trái phép vào Anh có thể bị phạt tù tới 5 năm.
Ngoài ra, các hành vi như cung cấp thuyền và thiết bị để hỗ trợ các đường dây buôn người đưa người di cư trái phép đến Anh cũng sẽ bị phạt.
Tân Thủ tướng Anh đảo ngược chính sách nhập cư của chính phủ tiền nhiệm
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết ông sẽ không tiếp tục chính sách gây tranh cãi của chính phủ tiền nhiệm là trục xuất những người xin tị nạn đến Rwanda.
Thủ tướng Anh Keir Starmer. Ảnh Reuters.
"Kế hoạch Rwanda đã chết và bị chôn vùi trước khi nó bắt đầu. Nó chưa bao giờ là một biện pháp ngăn chặn người tị nạn", ông Starmer nhấn mạnh trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 6/7 (giờ địa phương), sau khi Công đảng của ông giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử.
Quốc hội Anh đã thông qua "Kế hoạch Rwanda" gây tranh cãi này vào tháng 4, bỏ qua phán quyết trước đó của Tòa án tối cao Anh cho rằng chương trình này là bất hợp pháp vì lý do nhân quyền. "Kế hoạch Rwanda" là chính sách của Anh nhằm giải quyết tình trạng quá tải người di cư từ khắp nơi trên thế giới đổ về quốc gia này. Theo đó, gửi những người di cư trái phép, xin tị nạn nhưng chưa được giải quyết giấy tờ, đến quốc gia Đông Phi này. Tại đây, những người này sẽ được phân loại và làm thủ tục xin tị nạn.
Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Rishi Sunak, người hứa sẽ ngăn chặn dòng người di cư và người xin tị nạn đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ đã thúc đẩy chính sách này.
Các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích kế hoạch trục xuất người xin tị nạn đến Rwanda là vô nhân đạo.
Hàng chục ngàn người xin tị nạn, nhiều người chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở châu Phi, Trung Đông và châu Á, đã đến Anh trong những năm gần đây bằng cách vượt eo biển Anh trong những hành trình đầy rủi ro do các băng nhóm buôn người tổ chức.
Sonya Sceats, giám đốc điều hành của nhóm "Freedom from Torture" (Giải thoát khỏi tra tấn), tổ chức giúp đỡ những người tìm nơi ẩn náu ở Anh, hoan nghênh thông báo của ông Starmer. "Đây là một chiến thắng to lớn cho các nhà vận động cho người tị nạn, cho hàng trăm, hàng nghìn người trên khắp đất nước này đã tham gia cuộc chiến chống lại kế hoạch đổi tiền lấy con người vô cùng tàn ác".
Agnes Callamard, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế, trước đó đã kêu gọi chính phủ do Công đảng tại Anh lãnh đạo thực hiện đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử là hủy bỏ "Kế hoạch Rwanda".
Dù vậy, Suella Braverman, một người theo đường lối cứng rắn về vấn đề nhập cư và có thể là ứng cử viên thay thế ông Sunak làm lãnh đạo đảng, đã chỉ trích kế hoạch của ông Starmer.
Với số lượng người đến Anh kỷ lục trong 6 tháng đầu năm, không rõ liệu ông Starmer có thể làm gì khác biệt để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư
Mùa hè khó khăn của Công đảng Anh Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper cảnh báo về một mùa hè khó khăn ở phía trước khi đề cập đến vấn đề người di cư trong bối cảnh Anh ghi nhận số lượng người di cư kỷ lục trong một ngày hôm 15/7. Người di cư được giải cứu khi chiếc thuyền chở họ gặp sự cố trong hành trình vượt...