Tân Thủ tướng Anh dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 6/7, tân Thủ tướng thuộc Công đảng Anh, ông Keir Starmer cho biết ông “không chuẩn bị” để tiếp tục xúc tiến kế hoạch hàng đầu của chính phủ tiề.n nhiệm nhằm trục xuất người di cư sang Rwanda.
Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu họp báo tại số 10 phố Downing, London ngày 5/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước báo giới tại cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Starmer nói: “Kế hoạch Rwanda đã chế.t và bị chôn vùi trước khi nó bắt đầu”.
Thủ tướng tiề.n nhiệm thuộc đảng Bảo thủ, ông Rishi Sunak đã thúc đẩy kế hoạch trục xuất người di cư sang Rwanda, bất chấp sự phản đối của các nhóm nhân quyền và phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, Công đảng trước đây đã tuyên bố sẽ hủy bỏ kế hoạch trục xuất sang Rwanda những người tị nạn đã vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh.
Nhập cư ngày càng trở thành một vấn đề chính trị quan trọng kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) vào năm 2020, phần lớn nhờ cam kết kiểm soát biên giới của đất nước.
Video đang HOT
Ông Starmer trước đây đã nói rằng chính sách của Thủ tướng Sunak không phải là biện pháp ngăn chặn cũng như không xứng đáng với số tiề.n bỏ ra.
Ông đã cam kết giải quyết vấn đề “ngược dòng” bằng cách xóa bỏ các băng nhóm buôn người. Trọng tâm của chính sách này sẽ là thành lập Bộ Tư lệnh An ninh Biên giới “tinh nhuệ” mới, bao gồm các chuyên gia thực thi pháp luật và nhập cư, cũng như cơ quan tình báo nội địa MI5.
Tháng trước, Bộ Nội vụ Anh cho biết ước tính có khoảng 12.313 người đã vượt biên sang Anh từ đầu năm đến nay, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cả năm 2023 có 29.437 lượt người vượt biên sang Anh, giảm 36% so với mức kỷ lục 45.774 lượt vào năm 2022.
Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu
Một biến động chính trị có phần kỳ lạ đã xảy ra ở châu Âu trong vài năm qua. Tại Anh, quốc gia từng gây chấn động với sự kiện Brexit, con lắc quyền lực vừa quay trở lại với Công đảng trung tả, chấm dứt 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ.
Trong khi tại Tây Âu, bức tranh có phần khác biệt.
Lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer phát biểu sau khi kết quả bầu cử được công bố tại London. Reuters/TTXVN
Nhiều quốc gia Tây Âu đang diễn ra xu hướng các đảng theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò cử tri và bước vào hành lang quyền lực.
Trong khi Anh và châu Âu đang đi theo những hướng chính trị khác nhau, các nhà phân tích đán.h giá rằng động lực dẫn đến thay đổi về cơ bản là giống nhau: cử tri đang khao khát thay đổi. Cử tri bất mãn với hiện trạng chính trị cũng như các chính khách và đảng phái lâu đời.
Giáo sư chính trị Dan Stevens tại Đại học Exeter (Anh) phân tích với kênh CNBC (Mỹ): "Tâm trạng bất bình với chính quyền đương nhiệm lại xuất hiện ở châu Âu". Theo ông Stevens, cử tri không hài lòng và muốn thay đổi, bất kể lãnh đạo đương nhiệm là ai.
Công đảng đã sử dụng "thay đổi" làm lời kêu gọi tập hợp cử tri trước cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7. Kết quả kiểm phiếu tính chiều 5/7 (theo giờ Việt Nam) cho thấy Công đảng đã giành được 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện. Như vậy, Công đảng đã giành được nhiều hơn số ghế tối thiểu (326 ghế) để chiếm đa số tại Hạ viện và lãnh đạo Công đảng Keir Starmer đã trở thành Thủ tướng mới của Anh sau khi diện kiến Vua Charles III. Trong khi đó, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak chịu thất bại lớn nhất trong lịch sử khi chỉ giành được 119 ghế. Số ghế thấp nhất trước đó mà đảng Bảo thủ giành được tại một cuộc tổng tuyển cử là 156 ghế vào năm 1906.
Ông Rishi Sunak cùng vợ sau khi bỏ phiếu tại điểm bầu cử Hạ viện ở London ngày 4/7. Ảnh: Reuters/TTXVN
Các nhà phân tích đán.h giá sự chuyển hướng của cử tri Anh sau 14 năm lãnh đạo của đảng Bảo thủ diễn ra sau một thời kỳ hỗn loạn, từ lo ngại về nhập cư, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu lê.n đỉn.h điểm với Brexit năm 2016, đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt... Theo các nhà phân tích, ở thời điểm bầu cử, người dân Anh đã cảm thấy chán ngấy.
Cử tri Anh không đơn độc trong việc tìm kiếm thay đổi cục diện chính trị. Diễn biến tương tự được ghi nhận ở phần lớn Tây và Đông Âu trong những năm gần đây, khi các đảng dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực hữu đang trỗi dậy. Các đảng cực hữu như đảng Anh em Italy, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) hay Tập hợp quốc gia (RN) ở Pháp đã nổi lên trong các cuộc thăm dò dư luận hoặc giành chiến thắng bầu cử.
Những đảng như vậy thường đóng vai phe phản kháng, có quan điểm chống nhập cư hoặc hoài nghi châu Âu, Nhưng họ đã tìm cách thu hút một bộ phận cử tri rộng lớn hơn, những người quan tâm đến các vấn đề như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nền kinh tế...
Vấn đề kinh tế đặc biệt tác động đến thay đổi trong bầu cử. Chi phí thực phẩm và năng lượng tăng cao, thu nhập hộ gia đình giảm là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định nhất đối với cử tri.
Ông Christopher Granville tại công ty tư vấn TS Lombard nói: "Nếu hiệu quả kinh tế kém, thì con lắc chính trị sẽ dao động, và khi nó dao động, nó sẽ chuyển sang hướng khác so với hiện tại. Nó dao động bởi mọi người đang khó khăn và bất bình. Chỉ đơn giản như vậy thôi".
Công đảng Anh giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Sunak thừa nhận thất bại Công đảng Anh đã giành được 326 ghế hạ viện, giành quyền đa số trong quốc hội và đảm bảo ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh nhiệm kỳ tới. Lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer phát động chiến dịch tranh cử của Công đảng tại Manchester, ngày 13/6/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo kết quả kiểm phiếu được cập nhật...