Ánh Viên và tuyển bơi Việt Nam có thể giành hơn 10 HCV
Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Nguyễn Hồng Minh đặt niềm tin vào đội tuyển bơi lội Việt Nam nói chung và Ánh Viên nói riêng sẽ bùng nổ ở ngày thi đấu 4/12.
Đội tuyển bơi lội Việt Nam bước vào tranh tài ở 7 nội dung. Các kình ngư Việt Nam góp mặt ở tất cả nội dung với những cái tên hàng đầu như Kim Sơn, Huy Hoàng, Ánh Viên. Chúng ta cùng chờ đợi một ngày bùng nổ của thể thao Việt Nam.
Ánh Viên được đặt chỉ tiêu 8 HCV tại SEA Games 30. Ảnh: Minh Chiến.
Ánh Viên đặt mục tiêu giành 8 HCV
Hôm 4/12, đội tuyển bơi ra quân, là niềm hy vọng vàng hàng đầu của thể thao Việt Nam. Trong dự tính, đội tuyển bơi giành tới hơn 10 HCV. Trong đó, chỉ riêng Ánh Viên gánh tới 8 HCV.
Ánh Viên là VĐV xuất sắc của thể thao Việt Nam. Hiếm có ai giành tới 17 HCV SEA Games như Ánh Viên. Có thể cô gái ấy còn chưa đạt tới tầm cỡ châu lục nhưng ở khu vực, Ánh Viên vẫn là VĐV xuất sắc vượt trội.
Sau Ánh Viên, chúng ta có những VĐV xuất sắc khác như Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Kim Sơn, khiến chúng ta rất vui nhưng cũng thấy kỳ lạ.
Video đang HOT
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao và cũng là Trưởng đoàn Thể Thao Việt Nam tại SEA Games 30 Trần Đức Phấn từng bày tỏ kỳ vọng và niềm tin vào Ánh Viên. Ông ấy nói nếu Ánh Viên không đạt chỉ tiêu, mục tiêu 65 HCV toàn đoàn sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy gánh nặng lên vai Ánh Viên lớn tới thế nào.
Tuy nhiên, tôi tin tưởng đội tuyển bơi lội Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu hơn 10 HCV. Tính toán của ban huấn luyện cũng như HLV Đặng Anh Tuấn hoàn toàn có cơ sở. Chúng ta cùng chờ đợi các nội dung bơi lội sẽ bùng nổ trong ngày đầu tiên thi đấu.
Trước đây, chúng tôi chỉ có mơ mới dám giành HCV. Tới tận năm 2005, Nguyễn Hữu Việt mới có HCV đầu tiên. Trước đó 4 năm, Trần Xuân Hiền giành huy chương đầu tiên tại SEA Games Kuala Lumpur 2001.
Lịch sử bơi Việt Nam phát triển rất lâu, nhưng chúng ta không tham dự các giải quốc tế. Vì thế, không có cơ hội đánh giá năng lực chuyên môn. Có giai đoạn dài, lãnh đạo môn bơi chỉ tập trung phát triển phong trào, bề rộng chứ không nâng cao thành thích đỉnh cao.
Đinh Phương Thành mới giành HCV đầu tiên cho TDDC Việt Nam tại SEA Games 30. Ảnh: Việt Linh.
TDDC kỳ vọng vào Thanh Tùng
Trước khi lên đường, Vụ phó Thể thao thành tích cao, lãnh đội cử tạ Đỗ Đình Kháng có trao đổi với tôi và cho biết đã đề xuất và dự tính kinh phí, cố gắng sắp xếp tiền thưởng cho các VĐV giành HCV. Lãnh đạo bộ môn dự báo số huy chương có thể đạt được còn lớn hơn một chút so với mục tiêu 4 HCV.
Nhìn chung, đội tuyển cử tạ có giải đấu thành công. Các HLV, VĐV chuẩn bị, tập huấn, thi đấu tương đối tốt.
Trường hợp Hồng Thanh, có thể nói là cũng nằm trong dự báo. Tuy nhiên thành tích như vậy là không được tính toán đến. Trong khi đó, HCV của Hoàng Thị Duyên cho thấy tính ổn định cao và vượt trội so với đối thủ.
Về việc Hồng Thanh nâng mức tạ cách nhau tới 17 kg giữa hai lần cử. Ở đấu trường đỉnh cao, người ta thường không sắp xếp mức tạ cách quá xa như vậy. Có thể nói HCV của Hồng Thanh là canh bạc tất tay. Đẩy cao mức tạ như vậy là không có cơ hội sửa sai bởi “được ăn cả ngã về không”.
Vấn đề này, còn phụ thuộc vào chiến thuật tại nơi thi đấu. Chúng ta ở nhà không thể bàn luận được.
Tôi muốn nói về TDDC chỉ có một HCV ở nội dung vòng treo của Đặng Nam là điều đáng buồn. Chúng ta thất thủ trước đối thủ mạnh của Philippines đã được dự báo trước. Trong tính toán, có thể nhảy ngựa hoặc xà kép chiều 4/12 sẽ mang về HCV. Chúng ta có Lê Thanh Tùng được đặt kỳ vọng.
Hôm 4/12, còn 5 nội dung đơn môn. Nếu chúng ta không hoàn thành chỉ tiêu sẽ là thất bại, chấm dứt thời kỳ thống trị ở đấu trường khu vực. Những năm trước, chúng ta có 7-9, thậm chí 11 HCV trên tổng số khoảng 14 nội dung. Lần này, đội chỉ đặt mục tiêu 2 HCV.
Các VĐV nữ giành HCĐ là giỏi rồi. Hiện chưa ai đủ trình độ thay thế và tiếp bước Hà Thanh hay Ngân Thương. Không phải chúng ta không phát triển, mà có các đối thủ mạnh hơn. Đó là quy luật khắc nghiệt của thể thao.
Theo Zing
Việt Nam đua SEA Games giật HCV môn thi Olympic: Điền kinh số 1, bơi thứ 2
Kể từ khi chính thức hội nhập tham dự SEA Games 1989 diễn ra tại Malaysia, điền kinh và bơi là 2 môn chơi mang về nhiều HCV nhất cho đoàn Việt Nam.
So với các bạn bè trong khu vực Đông Nam Á, đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) hội nhập SEA Games khá muộn, vào năm 1989 tại Malaysia, tức là kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 15.
Dù đi sau so với các đoàn thể thao khác nhưng tới thời điểm hiện tại, tổng số huy chương chúng ta đoạt được là 2498 (830 HCV, 782 HCB và 886 HCĐ) tạm đứng thứ 6 khu vực.
Quách Thị Lan - Ánh Viên hai ngôi sao điền kinh và bơi của Việt Nam ở SEA Games 30
Tham dự sự kiện thể thao Đông Nam Á nhưng TTVN (thể thao Việt Nam) dần hướng tới những môn chơi được thi đấu tại Olympic như bóng đá, điền kinh, bơi, cầu lông... Trong những kỳ SEA Games gần nhất, TTVN đã vươn lên đứng đầu và nằm trong top ở hai môn điền kinh, bơi và đó không phải là sự ngẫu nhiên.
Qua 15 kỳ đại hội, điền kinh là "mỏ vàng" của TTVN khi mang về tới 55 HCV, xếp thứ hai là bơi lội với 31 HCV. Tiếp theo là các môn võ như vật (25), wushu (23), taekwondo và pencak silat (21)...
Xét về thành tích cá nhân, Nguyễn Thị Ánh Viên là người đang nắm giữ nhiều HCV SEA Games nhất của TTVN với 19 HCV, 8 HCB và 2 HCĐ. "Tiểu tiên cá" giành 3 HCV ở lần tham dự SEA Games 2013, 8 HCV (2015) và 8 HCV (2017), ấn tượng hơn cô gái này còn đang nắm 8 kỷ lục bơi của đại hội.
SEA Games 2019 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 30/11, với 856 VĐV, đoàn TTVN kỳ vọng giành được từ 65 tới 70 HCV. Đây là một thách thức không nhỏ với các VĐV của chúng ta. Việt Nam từng 5 lần giành được hơn 70 HCV ở các kỳ đại hội và từng đoạt 158 HCV khi SEA Games tổ chức trên sân nhà, nên chúng ta có thể an tâm khi nhìn vào lịch sử.
Theo khám phá
Cận cảnh nơi VĐV Ánh Viên, Tú Chinh thi đấu, ăn ở tại SEA Games 30 Trung tâm Thể thao New Clark City bao gồm một ngôi làng của vận động viên, một Trung tâm thể thao dưới nước và một sân vận động điền kinh có sức chứa hơn 20 nghìn chỗ ngồi. Nơi đây đặt đại bản doanh của Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) và các nước trong khu vực. Trung tâm thể thao thành phố...