Anh trừng phạt 2 nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Nga
Chính phủ Anh vừa bổ sung 63 pháp nhân Nga vào danh sách cấm vận, trong số này có hai nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Nga là Baikal Electronics và MCST.
Baikal Electronics và MCST sẽ bị cấm tiếp cận kiến trúc chip của ARM do ARM có trụ sở tại Cambridge, Anh và phải tuân thủ các quy định cấm vận. Hai công ty này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực độc lập công nghệ của Nga do được kỳ vọng sẽ bù đắp tình trạng thiếu hụt vi xử lý của các hãng chip phương Tây như Intel, AMD.
Cho tới nay, các vi xử lý tiên tiến nhất mà cả hai đang cung cấp là: Baikal BE-M1000 (28nm), dùng 8 nhân ARM Cortex A57 xung nhịp 1.5GHz và 1 GPU ARM Mali-T628 xung nhịp 750 MHz; Baikal BE-S1000 (16nm), dùng 48 nhân ARM 2.0 GHz; MCST Elbrus-8C (28nm), 8 nhân xung nhịp 1.3 GHz và MCST Elbrus-16S (28nm), dùng 16 nhân xung nhịp 2.0 GHz.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và tổ chức Nga dùng thử những con chip cho biết, chúng không thể cạnh tranh với các sản phẩm tiêu chuẩn của ngành. Thậm chí, một số còn nói chúng “không thể chấp nhận được”. Dù vậy, bất chấp hiệu suất không mấy ấn tượng, chúng vẫn có thể hỗ trợ vài bộ phận thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin Nga hoạt động trong khủng hoảng chip.
Thực tế, MCST gần đây còn nói đã lấp chỗ trống thành công trên thị trường nội địa, “gấp rút giải cứu” các tổ chức và công ty quan trọng của Nga.
Tác động của lệnh cấm vận của Anh đối với Nga không thể bị xem nhẹ. Vi xử lý Baikal và MCST được sản xuất tại các nhà máy nước ngoài, chẳng hạn của TSMC và Samsung. TSMC và Samsung không thể vi phạm quy định cấp phép của ARM và luật pháp quốc tế vì lợi ích của khách hàng Nga.
Baikal chỉ có một giấy phép hợp pháp để sản xuất chip trên quy trình 16nm và cũng chỉ có giấy phép thiết kế, không thể sản xuất. Do đó, giải pháp duy nhất là sản xuất trong nước và bỏ qua các duy định. Song, vấn đề lớn khác là hoạt động sản xuất chip tại Nga vô cùng lạc hậu, hiện nay chỉ có thể sản xuất chip trên quy trình 90nm. Đó là công nghệ Nvidia sử dụng cho card đồ họa GeForce 7000 năm 2006.
Video đang HOT
Chính phủ Nga đã phê duyệt khoản đầu tư 3,19 nghìn tỷ ruble (38,2 tỷ USD) vào tháng 4/2022 để đối phó với tình trạng này, nhưng phải mất nhiều năm để thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước. Trong viễn cảnh lạc quan nhất, đến năm 2030, các nhà máy chip của Nga sẽ chế tạo được chip 28nm.
Đối tác Apple lãi kỷ lục
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới lãi đậm 7 tỷ USD, giữa bối cảnh thế giới vẫn đối mặt với cơn khủng hoảng bán dẫn.
TSMC, hãng gia công chất bán dẫn lớn nhất thế giới, vừa chia sẻ tình hình kinh doanh rất khả quan trong quý I/2022. Cụ thể, lợi nhuận của hãng sản xuất chip đạt 7 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của TSMC tăng 35,5% và biên lợi nhuận gộp cũng tăng mạnh 55,6% trong 3 tháng đầu năm. TSMC dự báo doanh thu quý II/2022 sẽ nằm trong khoảng 17,6-18,2 tỷ USD, so với 13,29 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Nhiều sản xuất chip toàn cầu đang chạy đua mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu bán dẫn của thế giới
Hiện TSMC là hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, có khách hàng là các công ty lớn như Apple, Qualcomm, NVIDIA.
Nhà sản xuất chip Đài Loan thậm chí còn có kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trong 3 năm tới để đáp ứng nhu cầu sản phẩm bán dẫn đang tăng. Cụ thể, hãng sẽ nâng mức đầu tư lên khoảng 40-44 tỷ USD trong năm nay, từ mức 30 tỷ USD của năm 2021. Đồng thời, TSMC cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 của mình vẫn sẽ vượt xa kỳ vọng 25-29%.
Thiếu hụt nguồn chip
Tuy nhiên, những nhà cung cấp linh kiện của TSMC đang phải đối mặt với những thách thức lớn đến từ đại dịch Covid-19 và nguồn cung hạn chế. Theo CEO C.C. Wei, những hãng cung cấp linh kiện này hiện không thể đáp ứng lượng chip bán dẫn cần thiết cho TSMC.
Do đó, hãng đang nỗ lực giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng với các nhà cung cấp thiết bị. TSMC liên tục trao đổi với lãnh đạo cấp cao của của các hãng này để kịp thời theo dõi tiến độ làm việc, đồng thời gửi nhân viên đến để hỗ trợ.
"Đối tác của chúng tôi đang phải đối mặt với những thách thức trong việc cung ứng do ảnh hưởng của Covid-19 lên nhân công, linh kiện và chip", ông Wei cho biết. Mặt khác, trước những diễn biến căng thẳng của đại dịch, việc kéo dài thời gian giao hàng còn ảnh hưởng đến cả những sản phẩm trọng điểm lẫn những mặt hàng cũ của hãng.
Triển vọng đơn hàng trong thời gian tới của TSMC vẫn rất tích cực do nhu cầu bán dẫn tăng.
TSMC có thể còn phải đối mặt với tình trạng chi phí gia công tăng cao do nguyên liệu đắt đỏ. Chủ tịch Mark Liu của hãng còn khẳng định ngành công nghiệp bán dẫn đang phải gánh chịu những hậu quả của việc tăng chi phí.
Dù nhu cầu linh kiện bán dẫn tăng cao, Wei nhận thấy thị trường smartphone, PC và máy tính bảng đang có dấu hiệu chững nhẹ.
"Trong khi đó, những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như điện toán hiệu năng cao (HPC) hay ôtô vẫn sẽ làm tốt", ông Wei cho hay. Theo ông, nhu cầu sản phẩm bán dẫn vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong vài năm tới nhờ những xu hướng trong ngành như 5G, điện toán hiệu năng cao.
Nhu cầu bán dẫn tăng
"Năng suất của TSMC hứa hẹn vẫn sẽ tiếp tục mạnh mẽ xuyên suốt năm 2022", vị CEO khẳng định. Đồng thời, nhiều khách hàng còn kỳ vọng lượng chip có sẵn sẽ tăng cao trong thời gian tới để phòng những rủi ro trong dịch Covid-19 và nhu cầu bán dẫn tăng.
Lợi nhuận từ mảng smartphone, đặc biệt là với đối tác Apple, tăng nhẹ 1% so với quý trước do không phải trong mùa mua sắm. Mặt khác, Apple cũng dự tính cắt giảm sản lượng iPhone và AirPod do tình hình chiến sự ở Ukraine và lạm phát tăng cao làm nhu cầu sở hữu những sản phẩm này chững lại.
Thế nhưng, các chuyên gia phân tích lại có nhiều ý kiến trái chiều về tình hình sắp tới của đại gia sản xuất chip toàn cầu này.
"Những rủi ro trong cung ứng và nhu cầu mua chip đang tăng cao. Về phía nhà cung cấp, các thiết bị bán dẫn đang dần trở nên khan hiếm do thiếu hụt linh kiện. Điều này sẽ kìm hãm khả năng phát triển của các hãng hoặc thậm chí là chặn đứng nguồn hàng. Đồng thời, lạm phát cũng là một trong những thách thức lớn", Aaron Jeng, chuyên gia tại công ty Nomura Securities cho biết. Ngoài ra, xu hướng sở hữu PC, TV hay smartphone để làm việc tại nhà cũng dần suy yếu.
Trong khi đó, Mark Li, nhà phân tích của công ty Sanford. C. Bernstein lại cho rằng nhu cầu mua các sản phẩm chủ lực của TSMC sẽ giúp hãng vượt qua mọi nhiễu loạn trên thị trường bán dẫn.
"Các đối tác như Apple, Qualcomm và MediaTek sẽ sử dụng chip trên tiến trình 4 nm của TSMC cho dòng sản phẩm flagship của họ. Trong khi đó, AMD và NVDIA sẽ đặt hàng bộ vi xử lý tiến trình 5 nm. Điều này sẽ giúp lợi nhuận của TSMC và giá bán trung bình của hãng tăng mạnh", ông Li nhận định.
Theo Dexter Thillien, chuyên gia phân tích mảng công nghệ và viễn thông tại EIU, tình trạng thiếu hụt chip vẫn sẽ tiếp diễn đến cuối năm 2022 và thậm chí là đến đầu năm 2023 do sức chứa hạn chế. Tuy vậy, xu hướng trong thời gian sắp tới vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. "Chúng ta chỉ đang ở buổi đầu của công nghệ 5G. Mặt khác, mảng kinh doanh ô tô sẽ cần sử dụng nhiều chip hơn, đặc biệt là dòng xe điện", ông khẳng định.
Nhà sản xuất chip IoT Trung Quốc vượt qua Intel, đuổi bám Qualcomm như thế nào? Các hãng sản xuất chipset IoT di động của Trung Quốc đã vượt qua những tên tuổi lớn như Intel, MediaTek và cạnh tranh mạnh với Qualcomm. Trung Quốc không chỉ tiêu thụ phần lớn trong tổng chipset IoT di động bán ra thị trường mà các nhà sản xuất chipset IoT của nước này đang vượt qua những hãng sản xuất kỳ...