Anh tranh cãi về quyết định bỏ thẻ xanh Covid-19
Thẻ xanh Covid-19 được cho là không cần thiết khi Anh hiện có tỷ lệ tiêm chủng cao, song nhiều người vẫn lo ngại về nguy cơ bùng dịch nếu chủ quan.
Chính phủ Anh tự tin tuyên bố rất ít khả năng nước này sẽ phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa dù số ca Covid-19 đang tăng. Họ cũng hủy kế hoạch yêu cầu người dân phải xuất trình thẻ xanh tiêm chủng khi muốn đến những địa điểm đông người như hộp đêm. Trước đó, chính phủ Anh từng thông báo vẫn triển khai thẻ xanh và vaccine vào cuối tháng 9, bất chấp phản đối từ một số doanh nghiệp và các chính trị gia đảng Bảo thủ.
Người dân tại một chợ hoa ở phía đông thủ đô London của Anh hôm 12/9. Ảnh: AFP .
Anh là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới và số ca nhiễm đang có xu hướng tăng trong những tháng gần đây sau khi nước này dỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế hồi tháng 7.
Hiện tại, 9 trên 10 khu vực địa phương của Anh chứng kiến “số ca nhiễm tăng lên hàng tuần”, theo Guardian .
Theo Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid, ý tưởng phải xuất trình giấy tờ trước khi vào các địa điểm vui chơi, giải trí khiến ông cảm thấy không thoải mái. Một số người phản đối còn gọi hành động này là vi phạm quyền tự do dân sự.
Javid cho biết yếu tố tiên quyết khiến chính phủ quyết định đảo ngược kế hoạch là không như các quốc gia đã triển khai thẻ xanh vaccine khác, Anh “có tỷ lệ tiêm vaccine tăng ổn định”. Theo số liệu từ trang Our World in Data, Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho 43,9 triệu người, tương đương 65,9% dân số.
Quyết định hủy kế hoạch thẻ xanh vaccine đang tạo ra không ít tranh cãi. Giám đốc điều hành Hiệp hội Ngành công nghiệp Ban đêm (NTIA) hoan nghênh động thái mới nhất của chính phủ, bày tỏ hy vọng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể “bắt đầu xây dựng lại”.
“Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp giờ đây có thể lên kế hoạch cho tương lai với một mức độ chắc chắn nhất định, lấy lại niềm tin từ khách hàng”, ông nói.
Mark Davyd, giám đốc điều hành Music Venue Trust (MVT), tổ chức đại diện cho hàng trăm địa điểm tổ chức sự kiện âm nhạc trên khắp Vương quốc Anh cũng ủng hộ quyết định của chính phủ.
“Chương trình chứng nhận vaccine kép do chính phủ đề xuất tồn tại một số thách thức về khả năng cung cấp, thực hiện, tính bình đẳng và nguy cơ tạo ra phân biệt đối xử”, Davyd nói. “MVT đã nêu những vấn đề trên lên các bộ trưởng và ban ngành trong hai tháng qua, vì thế chúng tôi hoan nghênh việc không tiếp tục thực hiện chính sách này”.
Video đang HOT
Sacha Lord, đồng sáng lập lễ hội âm nhạc Parklife kiêm cố vấn về kinh tế ban đêm cho Thị trưởng vùng Đại Manchester Andy Burnham, cho biết ông cảm thấy nhẹ nhõm với quyết định của chính phủ.
“Tôi vui vì thấy chính phủ đã lắng nghe ngành công nghiệp ban đêm và ngành tổ chức sự kiện”, Lord nói. “Kế hoạch ban đầu rất khó thực hiện và phi logic. Mặt khác, nó ẩn chứa nhiều yếu tố phân biệt đối xử và chưa rõ ràng về mặt pháp lý”.
Tuy nhiên, theo báo Times, với tỷ lệ lây nhiễm hiện tại cao gấp 12 lần mức của cùng thời điểm này năm ngoái, quyết định bãi bỏ thẻ xanh vaccine cũng như nới lỏng các biện pháp phòng dịch tiềm ẩn không ít rủi ro.
Dù rõ ràng rằng vaccine có hiệu quả ngăn bệnh trở nặng và giảm tỷ lệ nhập viện, năm học mới bắt đầu và việc người lao động trở lại nơi làm việc được dự đoán khiến tỷ lệ lây nhiễm tăng trong những tuần tới. Thêm vào đó, nguy cơ bùng phát dịch cúm trong mùa đông sắp tới kết hợp với Covid-19 vẫn có thể gây áp lực lớn lên hệ thống y tế, khiến các bệnh viện bị quá tải.
Giới chuyên gia đánh giá ngoài vaccine, cách tốt nhất để chống lại sóng lây nhiễm mùa đông là công chúng phải biết tự điều chỉnh hành vi khi số ca nhiễm tăng. Có bằng chứng cho thấy người dân tự có ý thức hạn chế tiếp xúc xã hội ở những khu vực với tỷ lệ lây nhiễm cao. Đồng thời, nhiều địa điểm đang tự đưa ra quy định riêng, áp dụng biện pháp kiểm tra tình trạng tiêm chủng như một điều kiện vào cửa, trong đó có các trận đấu giải bóng đá Premier League.
Tuy nhiên, nguy cơ đặt ra là hành động tự nguyện của người dân là chưa đủ. Tại Italy và Pháp, nơi áp dụng quy định kiểm tra tình trạng tiêm chủng khi vào các quán ăn và địa điểm công cộng, tỷ lệ lây nhiễm hiện tại thấp hơn rất nhiều so với Anh. Và điều quan trọng nhất lúc này là bằng mọi giá phải tránh được một cuộc phong tỏa khác. Nếu viễn cảnh trên xảy ra, chính phủ sẽ không bao giờ có thể chuộc lỗi, theo Times.
Cách các nước thiết lập cuộc sống "bình thường mới" bằng thẻ xanh Covid-19
Ngày càng nhiều nước trên thế giới có xu hướng xác định sống chung với Covid-19 bằng cách này hoặc cách khác và thẻ xanh Covid-19 là một trong những biện pháp đã cho thấy hiệu quả.
Nhiều nước đã triển khai hệ thống thẻ xanh và hộ chiếu vắc xin trên nền tảng số (Ảnh minh họa: AFP).
Hộ chiếu và thẻ xanh vắc xin
Gần hai năm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các nước trên thế giới đang nỗ lực mở cửa nền kinh tế trở lại khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi khó lường. Trong bối cảnh đó, hộ chiếu vắc xin và thẻ xanh vắc xin được coi là những công cụ hiệu giúp các nước mở cửa dần dần mà vẫn có thể hạn chế đà lây lan và những tác động nghiêm trọng của Covid-19.
Thẻ xanh vắc xin và hộ chiếu vắc xin đều là hình thức chứng nhận thông qua ứng dụng trên điện thoại di động hoặc giấy chứng nhận việc một người đã tiêm chủng hoặc đã có miễn dịch sau khi phục hồi Covid-19 hay trong một số trường hợp là có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Tuy nhiên, hộ chiếu vắc xin thường phục vụ cho mục đích đi lại xuyên biên giới, trong khi thẻ xanh vắc xin giống như một tấm thẻ thông hành cho phép người sở hữu đi lại trong nước, đến các địa điểm công cộng, tham gia các sự kiện.
Với mục tiêu mở cửa trở lại và xác định chung sống với Covid-19, nhiều quốc gia đã áp dụng hình thức hộ chiếu vắc xin và thẻ xanh vắc xin mặc dù việc triển khai có sự khác nhau đôi chút.
Hiện đa số các nước sử dụng cơ chế thẻ xanh vắc xin đều xây dựng dựa trên nền tảng số, cho phép người dân truy cập thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh. Sau khi quét xác nhận, người sở hữu "thẻ xanh" sẽ được phép đi vào những địa điểm công cộng như nhà hàng, trung tâm thương mại hay sân vận động, hay làm các công việc đòi hỏi phải tiêm chủng đầy đủ.
Israel
Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 và áp dụng cơ chế thẻ xanh vắc xin.
Theo đó, những người muốn đến nhà hàng, quán bar, quán cà phê hay các địa điểm công cộng khép kín khác phải có chứng nhận đã tiêm đầy đủ vắc xin, đã có miễn dịch hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Israel không bắt buộc thẻ xanh vắc xin với các sự kiện tổ chức ngoài trời bởi nguy cơ lây lan Covid-19 khi đó được cho là thấp, song những người tham gia vẫn phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội.
Israel đã dỡ bỏ cơ chế này, khi số ca nhiễm có xu hướng giảm, nhưng phải áp dụng trở lại từ cuối tháng 7 do số người mắc Covid-19 gia tăng.
EU
Nhóm du khách "khoe" thẻ xanh bằng mã QR trước khi vào Đấu trường La Mã cổ đại ở trung tâm Rome (AFP).
Nhiều nước châu Âu cũng đang áp dụng thẻ xanh vắc xin dưới dạng thẻ cứng hoặc ứng dụng điện tử để cho phép người nào đó vào nhà hàng hay các địa điểm công cộng khác như quán bar, phòng tập gym, viện bảo tàng mà không phải đeo khẩu trang hay giãn cách.
Ít nhất 14 quốc gia EU đang sử dụng thẻ xanh vắc xin gồm Áo, Síp, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Ireland và Slovenia.
Ví dụ, tại Bỉ, người sở hữu thẻ xanh vắc xin được phép tham gia các sự kiện trong không gian khép kín với số lượng lên đến 1.500 người kể từ ngày 1/9.
Tại Pháp, tất cả những người đến những nơi công cộng có sức chứa từ 50 người trở lên đều phải có thẻ xanh vắc xin. Từ ngày 9/8, những người sống ở Pháp cũng cần thẻ xanh để tham gia các sự kiện trên 1.000 người. Thẻ xanh chỉ được cấp cho người đã tiêm đủ vắc xin Covid-19, hoặc đã phục hồi Covid-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ.
Tại Đức, hầu hết những người đến các địa điểm công cộng phải có chứng nhận đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi Covid-19 hoặc âm tính với SARS-CoV-2. Trẻ em dưới 6 tuổi phải xét nghiệm định kỳ không phải áp dụng cơ chế này.
Tại Hà Lan, cơ chế thẻ xanh vắc xin chưa được chuẩn hóa hoàn toàn, nhưng chỉ những doanh nghiệp áp dụng cơ chế này mới được phép hoạt động 100% công suất.
Ngoài thẻ xanh, EU cũng ban hành Chứng nhận Điện tử Covid-19 châu Âu (EUDCC). EUDCC là tấm thẻ cho phép đi lại trên khắp các quốc gia thành viên EU, xác định 1 người đã tiêm phòng Covid-19 hay chưa, từ đó cho phép họ có thể đi lại trên khắp châu Âu.
Mỹ
Hồi tháng 4, Nhà Trắng đã bác bỏ kịch bản áp dụng cơ chế thẻ xanh vắc xin bắt buộc. Tuy nhiên, 4 bang của Mỹ đã chủ động kích hoạt cơ chế thẻ xanh vắc xin thông qua ứng dụng quét mã QR.
Một số bang cũng tự triển khai các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng. California yêu cầu tất cả công chức bang và nhân viên y tế phải có chứng nhận tiêm chủng hoặc phải xét nghiệm mỗi tuần một lần từ tháng 8. Thành phố New York cũng áp dụng biện pháp tương tự nhưng bắt đầu triển khai từ giữa tháng 9.
Trung Quốc
Trung Quốc đã triển khai hệ thống cấp giấy chứng nhận vắc xin cho phép đi lại trong nước và xuyên biên giới (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc đã triển khai hệ thống quét QR từ năm ngoái, trong đó phân chia các nhóm dân số theo màu. Màu xanh cho phép người dân đi lại mà không bị hạn chế. Người có mã màu vàng được yêu cầu tự cách ly tại nhà 7 ngày.
Nhiều địa điểm công cộng ở Trung Quốc yêu cầu phải quét QR xác định một người có đủ điều kiện đi vào hay không. Tháng 3 năm nay, Trung Quốc tiếp tục ra mắt giấy chứng nhận điện tử trong đó tích hợp thông tin về tình trạng tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm của người sở hữu. Giấy chứng nhận này cũng được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc.
Trong khi cơ chế thẻ xanh và hộ chiếu vắc xin được sự ủng hộ của nhiều chính phủ, không ít người cũng lo ngại rằng nó ảnh hưởng đến sự tự do và sự riêng tư cá nhân.
Thông điệp chính của Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20 Theo phóng viên TTXVN tại Italy, Hội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), được tổ chức tại Rome (Italy) trong 2 ngày 5 - 6/9, với thông điệp chính là "xây dựng trở lại tốt hơn" và tăng cường hợp tác, đoàn kết và bình đẳng để "không để...