Anh trai mang lợn quay về giỗ mẹ, em gái ném đi trước mặt khách
Dù anh trai mang lợn quay về giỗ mẹ nhưng tôi không nhận mà ném đi. Đời này, tôi không bao giờ quên cách vợ chồng anh đối xử t.ệ bạ.c với mẹ.
Từ nhỏ, anh tôi học giỏi, ngoan ngoãn nên bố mẹ dành nhiều ưu ái hơn. Khi anh thi đỗ đại học, bố mẹ càng tự hào “con nhà nông thi đỗ bác sĩ đa khoa”.
Anh đi học, nhiều chi phí phát sinh. Bố mẹ tôi làm lụng nhiều hơn. Bố lao lực rồi mất, mẹ vất vả gấp đôi.
Hết cấp 3, tôi xin mẹ nghỉ học, đi làm để phụ mẹ lo cho anh. Hàng tháng, tôi đưa lương cho mẹ, chỉ giữ lại một ít.
Anh tôi tốt nghiệp, được nhận vào làm ở một bệnh viện lớn. Tất cả nhờ vào mối quan hệ của bạn gái anh.
Khi công việc ổn định, anh kết hôn và sống ở Hà Nội. Vợ chồng anh được nhà vợ tặng cho một căn chung cư cao cấp. Để anh không lép vế, mẹ tôi bán bớt đất vườn, tặng con trai sổ tiết kiệm 200 triệu đồng.
Mọi việc trôi qua bình yên cho đến khi tôi lấy chồng. Nhà chồng cách nhà mẹ khoảng 50km nên hàng tháng, tôi về thăm mẹ được 2-3 lần.
Thấy mẹ tuổ.i già hiu quạnh, tôi xót thương và lo lắng từng ngày. Mỗi lúc trở gió, tôi lo bà ốm đau không con cái cạnh bên.
Bốn năm trước, chị dâu sinh con, anh trai về rước mẹ ra Hà Nội. Anh chịu rước mẹ về sống chung, tôi thấy yên tâm hơn. Nào ngờ, mẹ tôi bị chị dâu đối xử như người giúp việc.
Mẹ tôi không được vợ chồng con trai yêu thương, kính trọng. Ảnh minh họa: PX
Tết năm đó, tôi đón mẹ về quê chơi. Mấy ngày ở với tôi, bà tâm sự biết bao chuyện đau lòng.
Video đang HOT
Mẹ tôi phải giặt giũ quần áo em bé bằng tay, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén nấu cơm. Bà cố gắng làm tốt thế nào con dâu cũng không hài lòng.
Chị dâu chê mẹ tôi giặt đồ không sạch, nếu bà giặt mạnh tay thì lại sợ phai màu. Lúc nào, chị cũng bảo bụi bám nhà cửa, bắt mẹ chồng lau nhà ngày 2 lượt sáng chiều.
Mẹ tôi làm việc ra mồ hôi thì chị chê hôi hám. Chị không cho mẹ tôi ăn cơm chung. Vì mùi cơ thể của bà khiến chị buồn nôn, nuốt không trôi.
Thấy vợ quá đáng, anh tôi không khuyên can nhưng lúc mẹ đòi về quê thì ngăn cản. Anh xin bà thương con cháu, cố nhẫn nhịn.
Dù rất bực mình nhưng phận con gái đã lấy chồng, tôi không tiện can thiệp chuyện nhà anh. Mẹ tôi cũng không muốn làm lớn chuyện.
Hết Tết, mẹ tôi lại khăn gói ra Hà Nội với con trai. Hai tháng sau, bà gọi điện cho tôi, vừa ho vừa khóc nghẹn. “Con ra rước mẹ về quê. Mẹ không thể sống cùng anh con được nữa”, mẹ tôi nấc lên từng hồi.
Tôi hỏi mẹ đang ở đâu thì được biết anh trai thuê nhà nghỉ cho bà ở tạm. Chỗ đó cách nhà anh tôi không xa.
Chuyện là mẹ tôi bị cúm nặng, ho hơn 1 tuần nhưng chưa thuyên giảm. Đến đêm, bà ho càng nhiều hơn.
Chị dâu trách mẹ chồng la cà hàng xóm, tha bệnh về nhà. Chị còn bảo mẹ tôi ho cả ngày lẫn đêm gây ồn ào, không ai ngủ được.
Thấy vậy, anh trai đưa mẹ tôi ra nhà nghỉ ở tạm. Mỗi ngày, anh đưa thuố.c và cơm hộp sang cho bà.
Chẳng may, bà bị choáng, té ngã trong nhà vệ sinh nhà nghỉ. Không biết làm sao, bà đành gọi cho tôi, nhờ đón về quê.
Về quê hơn 1 năm, mẹ tôi mất do ta.i nạ.n giao thông trong lúc ra chợ bán rau. Biết tin mẹ mất, vợ chồng anh trai về khóc lóc.
Sau tang lễ, anh trai không đề cập chuyện hương khói cho bố mẹ nên tôi xin phép chồng đưa bát hương của bố mẹ đẻ về nhà thờ cúng.
Thoáng chốc, tôi đã qua 2 lần giỗ mẹ. Lần đầu, anh trai không về dự. Năm nay, anh tôi mang lợn quay về cúng giỗ.
Trước mặt quan khách, anh chê tôi cúng mẹ sơ sài. Tức giận, tôi giật lấy lợn quay rồi ném đi. Anh tức giận, đán.h tôi. Tôi hét lớn, đuổi anh ra khỏi nhà.
Khi cơn giận qua đi, tôi biết mình không nên làm như thế. Thế nhưng, tôi không nhịn nổi cơn tức bao năm. Lúc mẹ còn sống, anh không phụng dưỡng, chế.t đi rồi thì mang quà cáp đắt tiề.n về để lên mặt với em gái, họ hàng.
Tôi không xem người con bất hiếu ấy là người thân – anh trai của mình nữa.
Gọi điện nhắc chị gái đến giỗ mẹ nhưng gặp người lạ nghe máy, còn tiết lộ một tin bất ngờ khiến tôi muốn lịm đi
Mẹ tôi bất hạnh vì lúc còn sống chọn sai chồng, đến khi mất rồi lại bị con gái đối xử bạc bẽo...
Tôi sinh ra trong gia đình không hạnh phúc. Bố rượu chè bê tha, còn mẹ thì yếu đuối bệnh tật. Họ không cưới nhau vì yêu nhau, mà 2 con người lang thang không nơi nương tựa cứ thế về ở với nhau thôi.
Sau khi sinh 2 đứa con gái thì sức khỏe mẹ tôi ngày càng kém. Bán hoa quả ở chợ được bao nhiêu tiề.n thì về nhà mẹ tôi bị bố lấy hết mang đi mua rượu. Ông ấy say xỉn thì lại lôi chị em tôi ra đán.h. Gần như ngày nào cư dân xóm trọ cũng nghe tiếng chử.i bới khóc lóc và đậ.p đồ ầm ĩ phát ra từ nhà tôi.
Tuổ.i thơ của tôi trôi qua trong sợ hãi và ám ảnh. Mãi đến năm tôi 12 tuổ.i thì bố đột ngột bỏ đi, để lại 3 mẹ con chơ vơ trong xóm trọ nghèo. Nhiều người đi qua chẹp miệng bảo khổ thân mấy mẹ con không có ai để dựa, chỉ có chúng tôi biết người đàn ông ấy rời đi chính là sự giải thoát tuyệt vời mà chúng tôi mong đợi từ lâu.
Nghe mấy chú xe ôm gần nhà đồn rằng bố tôi b.ỏ v.ợ con để chạy theo người phụ nữ khác. Tôi bị bọn trẻ con trong xóm chế nhạo đủ kiểu, chúng gọi tôi là "con ông nát rượu", "con ông cặp bồ", chê tôi mặc quần áo xấu xí, lại còn nghèo ăn chẳng đủ no nên gầy như que tăm. Tính tôi nhút nhát nên chẳng cãi lại được chúng nó, đành mặc kệ cho lũ nhóc ấy nói gì cũng được. Dù sao thì tôi không phải chịu đòn roi vô cớ từ người cha vũ phu nữa. Vậy là hạnh phúc với tôi lắm rồi.
Mẹ bắt đầu cuộc sống tự do mà bà mong ước. Không ai đụng chạm gây sự nữa nên mẹ tôi được mặc những bộ đồ lành lặn, được ăn những bữa cơm tử tế và bát đĩa không phải mua mới mỗi tuần. Bà trở nên vui vẻ hơn, cười nhiều hơn, và chị em tôi cũng được chăm sóc no đủ hơn vì tiề.n mẹ kiếm được không bị ai lấy mất nữa.
Tuy nhiên những tháng ngày hạnh phúc êm ả ấy không kéo dài quá lâu. Năm tôi 19 tuổ.i, vừa vào đại học thì mẹ đột ngột qua đời. Vụ ta.i nạ.n oan nghiệt đã cướp đi người tôi trân quý nhất, tôi đau khổ đến nỗi không thể đứng vững trong đám tang của mẹ. Kể từ đó tôi chỉ còn một người thân duy nhất là chị gái, còn bố ruột thì chẳng biết ở phương trời nào.
Trái ngược với sự nhu nhược của tôi thì chị gái là một người có cá tính mạnh mẽ. Chị ấy vừa ngang bướng vừa đành hanh, có thể vì phải chịu đựng quá nhiều trận đòn từ nhỏ nên chị thêm cả chai lì nữa. Tôi là đứa khóc nhiều nhất, còn chị thì hiếm khi rơi nước mắt dù bị đán.h đau đến nứt cả da thịt. Chị thường lao ra che đỡ cho tôi và mẹ mỗi khi bố lên cơn, thế nên khắp người chị toàn sẹo chằng chịt.
Dù chị cư xử khá thô lỗ và hay to tiếng mắng mỏ nhưng tôi vẫn rất yêu thương chị vì tôi biết rõ bản chất chị không xấu. Do hoàn cảnh gia đình tôi méo mó nên chị mới biến thành người như vậy. Không cứng cỏi thô ráp như đàn ông thì làm sao gánh vác được mọi thứ sau khi bố mẹ lần lượt rời đi. Lắm lúc tôi tự trách mình quá yếu đuối, ngoài việc cắm đầu vào học ra thì chẳng giúp ích được gì cho chị. Nhưng chị gái luôn quát tôi bảo không được nghĩ ngợi nhiều, cứ chăm chỉ học hành còn tiề.n bạc mưu sinh để chị lo.
2 năm sau khi mẹ mất thì chị tôi lấy chồng. Tôi rời khỏi căn nhà cũ đầy kỷ niệm hỗn độn và sống một mình trong phòng trọ nhỏ gần trường. Chị gái hỗ trợ tôi tiề.n học phí và thuê nhà, còn lại sinh hoạt phí thì tôi đi làm thêm để tự trang trải.
Ra trường tôi may mắn được cô chủ nhiệm giúp đỡ nên tìm được một công việc tốt, lương khá ổn. Tôi chuyển sang căn phòng trọ lớn hơn và bắt đầu gom góp tiề.n để thực hiện những ước mơ riêng.
Tuy nhiên khi cuộc sống dần tốt hơn thì mối quan hệ giữa tôi và chị gái lại ngày càng xa cách. Đủ mối lo toan trong cuộc sống đã kéo khoảng cách giữa 2 chúng tôi ngày càng rộng hơn. Tôi tốt nghiệp đại học xong chị gái cũng không chu cấp nữa, thành ra tôi cô đơn một mình giữa dòng đời.
Mấy năm nay chị em tôi chỉ gặp nhau khi đến ngày giỗ mẹ. Tro cốt của mẹ gửi trên chùa nên chúng tôi mang hoa quả đồ ăn đến thắp hương, nói chuyện với nhau dăm ba câu rồi lại quay về cuộc sống riêng của mỗi người. Thi thoảng lễ Tết hoặc sinh nhật 2 đứa cháu, chị gọi điện rủ tôi sang ăn cơm cùng cho vui. Còn lại thì việc ai nấy làm, thậm chí khó khăn cũng chẳng nói với nhau và tự xử lý hết. Nhiều lúc đi làm về mệt mỏi, ngồi một mình uống cà phê xong tôi tự nghĩ có lẽ đó là cái giá của sự trưởng thành.
Hôm nay là lần giỗ thứ 6 của mẹ. Tôi ra chợ từ sớm, mua hết mọi thứ cần thiết và cả món cháo sườn mẹ thích để đem lên chùa. Trước lúc đi tôi gọi điện cho chị gái. Không ngờ người bắt máy lại là giọng đàn ông.
Tôi hỏi anh ta là ai, anh ta tự giới thiệu mình là chồng sắp cưới của chị! Sốc quá nên tôi lắp bắp nói không nên lời. Chị mình l.y hô.n lúc nào mà đã cưới chồng mới rồi?!? Người này còn tiết lộ thêm một thông tin nữa khiến tôi chấn động, đó là hôm nay chị tôi làm lễ ăn hỏi với anh ta!
Như sét đán.h giữa trời quang, tôi ngồi gục xuống trước di ảnh của mẹ. Có phải chị đã quên hôm nay là ngày giỗ của mẹ không? Mọi năm toàn là tôi nhắc chị trước 1-2 hôm, năm nay bận nhiều việc, mà lâu lắm chúng tôi cũng chẳng liên lạc hỏi thăm gì, nên có lẽ chị tôi không nhớ thật.
Nhưng điều khiến tôi buồn và thất vọng hơn chính là chuyện chị cưới thêm lần nữa mà không hề chia sẻ gì với mình. Có phải chị em tôi đã xa cách đến mức sắp thành người xa lạ không?...
Anh trai đối xử t.ệ bạ.c với vợ, tôi khuyên chị dâu l.y hô.n thì bị mắng "bạc tình, bạc nghĩa" Tôi cũng nghĩ bản thân nên rút kinh nghiệm sâu sắc sau chuyện này. Nhà tôi có 3 anh chị em, anh cả không may qua đời vì ta.i nạ.n giao thông cách đây hơn 10 năm rồi. Kể từ đó, mọi yêu thương, hy vọng bố mẹ đều đặt hết lên anh Minh, anh thứ hai trong nhà. Yêu thương và hy...