Anh tiến hành điều tra vụ độc quyền của Apple và Google
Cơ quan Thị trường và cạnh tranh của Anh (CMA) đã công bố một cuộc điều tra về sự “độc quyền” của Apple và Google trên hệ sinh thái di động, động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi một cuộc điều tra tương tự bắt đầu ở Nhật Bản.
CMA sẽ xem xét “quyền độc quyền” của Apple và Google trong việc cung cấp các hệ điều hành, bao gồm iOS và Android, App Store và Google Play Store cũng như các trình duyệt web như Safari và Chrome.
Bộ định nghĩa “hệ sinh thái di động” được coi là “cổng mà qua đó người tiêu dùng có thể truy cập nhiều loại sản phẩm, nội dung và dịch vụ”, có nghĩa là cuộc điều tra sẽ bao gồm một loạt các dịch vụ và sản phẩm.
Cuộc điều tra sẽ được mở ra ở phạm vi rộng, với những lo ngại của cơ quan giám sát về sự thống trị của hệ sinh thái di động – làm cầu nối cho việc người tiêu dùng có thể truy cập tới nhiều sản phẩm, nội dung và dịch vụ.
Điều đáng tiếc là người tiêu dùng có thể “chịu thiệt trên nhiều lĩnh vực” do sự độc quyền có mục đích, kéo theo sự lỗi thời cũng như mức chi phí cao hơn mà người dùng phải chi trả cho các dịch vụ. Hơn nữa, cuộc điều tra cũng sẽ xem xét ảnh hưởng của các công ty này đối với các doanh nghiệp khác, bao gồm cả nhà phát triển ứng dụng và nhà quảng cáo.
Động thái này diễn ra khi CMA tiến hành điều tra các chính sách App Store của Apple. Các cuộc điều tra thị trường có thể giúp đưa ra khuyến nghị cho chính phủ hoặc các cơ quan khác ở Anh, đưa ra hướng dẫn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, v.v.
Mỹ soạn 5 dự luật chống độc quyền nhằm vào Big Tech
Theo Reuters, các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đang soạn thảo 5 dự luật chống độc quyền, 4 trong số này nhằm trực tiếp vào những hãng công nghệ lớn (Big Tech).
Nguồn tin của Reuters cho biết dự luật có thể thay đổi trước khi được giới thiệu trong tuần này, hoặc cũng có khả năng bị hoãn lại. Trong số 5 dự luật đang được cân nhắc, 2 dự luật nhằm giải quyết vấn đề của các nền tảng. Chẳng hạn, Amazon tạo ra không gian cho doanh nghiệp bán sản phẩm nhưng sau đó lại cạnh tranh với họ.
Một trong hai dự luật cấm các nền tảng ưu tiên sản phẩm của mình, nếu phạm luật sẽ bị phạt 30% doanh thu tại Mỹ. Một dự luật khác ngăn cản một nền tảng mua bán sáp nhập trừ khi chứng minh được công ty họ mua không cạnh tranh với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào mà nền tảng đang có. Dự luật tiếp theo yêu cầu các nền tảng mở ra một cách cho người dùng chuyển dữ liệu nếu họ muốn, bao gồm chuyển sang dịch vụ đối thủ.
Hội đồng chống độc quyền của Hạ viện từng công bố một báo cáo vào tháng 10/2010, chỉ rõ các hành vi lạm dụng độc quyền của 4 hãng công nghệ lớn là Google, Amazon, Facebook và Apple. Báo cáo gợi ý nhiều thay đổi sâu rộng đối với luật chống độc quyền hiện nay của Mỹ.
'Chúng tôi đều sợ Google và Apple' Các nhà sản xuất ứng dụng phụ thuộc vào chợ của Apple, Google bày tỏ sự sợ hãi trước quyền lực của hai gã khổng lồ này với việc kinh doanh của họ. CEO Google Sundar Pichai (trái) và CEO Apple Tim Cook Tiểu ban chống độc quyền Thượng viện Mỹ vừa tổ chức phiên điều trần hôm 21/4. Tại đây, các nhà...