Anh thử nghiệm ‘biệt đội chó’ đánh hơi COVID-19
Một trường học ở Anh đã bắt đầu thử nghiệm việc dùng chó để đánh hơi phát hiện bệnh nhân COVID-19. Nếu thành công, đây sẽ trở thành phương pháp phát hiện bệnh không xâm lấn.
Ảnh minh họa: Reuters
Theo RT, các nhà nghiên cứu tại trường Y học Nhiệt đới và Dịch tễ London (LSHTM) sẽ tiến hành giai đoạn đầu của quá trình thử nghiệm với sự hỗ trợ của tổ chức từ thiện Chó đánh hơi Y tế và Đại học Durham.
Ở giai đoạn đầu, các nhà khoa học sẽ phải nghiên cứu về sự khác biệt trong mùi cơ thể của những người không mắc và mắc COVID-19.
Video đang HOT
Nếu tìm ra sự khác biệt, những chú chó sẽ được huấn luyện trong 6 – 8 tuần để phát hiện dấu vết virus.
Dự án được chính phủ Anh tài trợ 500 triệu bảng, với mục đích “đổi mới” các phương pháp phát hiện bệnh COVID-19.
Chó vốn nổi tiếng là loài động vật có khứu giác nhanh nhạy đến mức đáng kinh ngạc.
Suốt nhiều năm qua, chó đã được sử dụng để phát hiện ma túy và chất nổ, cũng như tìm người mất tích.
Nghiên cứu gần đây cho thấy một số cá thể chó có thể phát hiện một số dạng ung thư ở người, hoặc bệnh sốt rét và Parkinson.
Tổ chức Chó đánh hơi Y tế nói rằng có bằng chứng cho thấy mỗi con chó có thể sàng lọc tới 250 người/giờ, và có thể được huấn luyện để phát hiện mùi của bệnh “dù với nồng độ cực thấp, tương đương một muỗng cà phê đường hòa trong 2 bể bơi Olympic”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng các cá thể chó giống Labradors và Cocker Spaniels, sẽ có thể xác định được dấu vết của virus SARS-CoV-2 ngay cả trên những người mang mầm bệnh không có triệu chứng.
Vương quốc Anh hiện có số ca mắc COVID-19 cao thứ 4 thế giới, với gần 237.000 ca, và gần 34.000 người thiệt mạng.
Thử nghiệm thành công vắc-xin chống lại Covid-19 trên khỉ
Các nhà khoa học từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã tiến hành thử nghiệm thành công vắc-xin chống lại Covid-19 trên khỉ, bảo vệ khỉ khỏi bị viêm phổi do nhiễm virus corona chủng mới.
Kết quả của công trình nghiên cứu này được đăng tải trên tài nguyên bioRxiv. Các nhà khoa học cho hay, liều vắc-xin ChAdOx1-nCoV-19 duy nhất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương phổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vắc-xin bảo vệ khỉ khỏi bệnh viêm phổi.
Các nhà khoa học báo cáo rằng vắc-xin này đã được thử nghiệm đầu tiên trên chuột, sau đó các nhà sinh học bắt đầu thử nghiệm nó trên khỉ. Trong quá trình nghiên cứu, vắc-xin ChAdOx1-nCoV-19 đã được tiêm cho sáu cá thể loài linh trưởng, trải qua một bộ hoàn chỉnh tất cả các triệu chứng của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), sau đó các nhà khoa học đã chờ đợi việc sản xuất kháng thể ở động vật, mất từ 14 đến 28 ngày. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã cố gắng lây nhiễm khỉ bằng một loại virus corona thật.
7 ngày sau khi virus SARS-CoV-2 được đưa vào động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vắc-xin đã bảo vệ hoàn toàn những con khỉ khỏi virus xâm nhập vào phổi của chúng và không một con nào phát triển bệnh lý phổi hoặc viêm phổi do virus. Ngoài ra, kháng nguyên virus SARS-CoV-2 không được phát hiện trong phổi của khỉ.
Tài liệu nói rằng các thử nghiệm vắc-xin thành công cho phép giới khoa học bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào ngày 23/4, vào ngày 13/5 vừa qua, hơn một ngàn tình nguyện viên đã tham gia chương trình thử nghiệm.
Lấy máu chuột để đánh giá vaccine Covid-19 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hôm nay sẽ đánh giá mẫu máu của 50 con chuột trong thử nghiệm vaccine Covid-19. Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế, cho biết nhóm nghiên cứu lấy mẫu máu chuột đã tiêm dự tuyển vaccine Covid-19 để gửi Viện, nhằm đánh giá...