Anh: Thủ đô London khởi động chiến dịch thu hút du khách trở lại
Chiến dịch trị giá 6 triệu bảng (8,4 triệu USD) được đưa ra nhằm thúc đẩy du lịch nội địa của Anh, vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau nhiều tháng đóng cửa và phong tỏa nhằm khống chế đại dịch COVID-19.
Người dân đi dạo tại London, Anh. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 10/5, Thị trưởng thủ đô London (Anh) Sadiq Khan đã phát động chiến dịch nhằm thu hút du khách trở lại thành phố này, “đón đầu” quyết định của chính phủ dỡ bỏ các hạn chế trên khắp nước Anh.
Chiến dịch này, trị giá 6 triệu bảng (8,4 triệu USD), được đưa ra nhằm thúc đẩy du lịch nội địa, vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau nhiều tháng đóng cửa và phong tỏa nhằm khống chế đại dịch COVID-19.
Thị trưởng Khan coi sáng kiến này là chiến dịch thúc đẩy du lịch nội địa lớn nhất từ trước tới nay tại London, gửi thông điệp tới người dân London và trên khắp cả nước là thành phố đã sẵn sàng mở cửa, chào đón du khách trở lại.
Dự kiến, ngày 10/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố giai đoạn nới lỏng tiếp theo, được cho là sẽ có hiệu lực từ ngày 17/5, qua đó cho phép mở cửa trở lại các quán rượu và nhà hàng phục vụ trong nhà.
Video đang HOT
Nhiều khả năng các rạp chiếu phim và một số địa điểm giải trí trong nhà quy mô lớn cũng sẽ được hoạt động trở lại trong giai đoạn này.
Cùng ngày, sau hơn 5 tháng áp đặt hạn chế nghiêm ngặt, Ireland đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại và cho phép các hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực không thiết yếu hoạt động trở lại theo từng giai đoạn.
Như vậy, người dân Ireland đã có thể đi lại tự do trong nước, trong khi các hiệu làm tóc, cùng các cửa hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu đã được mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, khách hàng được yêu cầu phải đặt lịch hẹn trước. Các triển lãm nghệ thuật, viện bảo tàng, thư viện cũng được phép mở cửa đón công chúng.
Theo Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar, dự kiến khoảng 12.000 doanh nghiệp tại nước này được phép mở cửa trở lại vào tuần tới.
Cũng từ ngày 17/5 tới, các doanh nghiệp bán buôn cũng nối lại hoạt động và ước tính khoảng 100.000 người sẽ trở lại làm việc trong tháng 5 này.
Theo thống kê mới nhất, Ireland – quốc gia với khoảng 5 triệu dân, đã ghi nhận 252.809 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.921 người không qua khỏi.
Dữ liệu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế vào tháng 12/2020, số ca nhiễm mới của Ireland đã tăng mạnh và tháng 1 vừa qua, lần đầu tiên nước này ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao nhất trên thế giới, buộc nước này phải bước vào đợt phong tỏa thứ 3.
Thủ tướng Anh khẳng định số ca tử vong giảm nhờ phong tỏa
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 13/4 cho biết số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này giảm nhanh chủ yếu là nhờ lệnh phong tỏa kéo dài 3 tháng qua, không phải vì chương trình tiêm chủng đại trà.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Anh cũng cảnh báo số ca có thể sẽ tăng thêm một lần nữa khi các biện pháp được nới lỏng, do đó chính phủ sẽ không thay đổi lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế.
Anh đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà ngay từ tháng 12/2020 và đến nay toàn bộ người trên 50 tuổi, các nhân viên y tế và người dễ bị tổn thương đã được tiêm ít nhất 1 mũi.
Anh chỉ đứng sau Israel về tỷ lệ tiêm phòng trên tổng dân số. Việc tiêm phòng diễn ra 1 tháng trước khi thực thi lệnh phong tỏa thứ ba từ đầu tháng 1/2021 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới của virus. Từ tháng 2, số ca nhiễm mới, số ca nhập viện và tử vong hằng ngày đều đã giảm đáng kể.
Thủ tướng Johnson khẳng định: "Vai trò chính trong việc giảm tình hình dịch bệnh là nhờ lệnh phong tỏa, vì vậy, không có lý do gì để thay đổi lộ trình mở lại nền kinh tế. Khi chúng ta nới lỏng các biện pháp hạn chế, hậu quả khó tránh khỏi là số ca nhiễm tăng lên và sẽ có nhiều ca nhập viện và tử vong hơn".
Tại Nhật Bản, chính phủ có kế hoạch áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn tại tỉnh Aichi, nơi số ca nhiễm tăng trở lại. Ba tỉnh lân cận gồm Tokyo - Kanagawa, Chiba và Saitama cũng đang được cân nhắc áp dụng tình trạng bán khẩn cấp, theo đó có thể sẽ yêu cầu các nhà hàng và quán rượu đóng cửa sớm hơn.
Tại Israel, nội các nước này đã quyết định mở cửa hoàn toàn hệ thống giáo dục từ ngày 18/4 tới. Theo kế hoạch, toàn bộ giáo viên và học sinh sẽ được theo dõi, nếu một người có xét nghiệm dương tính tại trường học, toàn bộ các giáo viên và học sinh sẽ được xét nghiệm trước khi cho phép trở lại trường học.
Với tỷ lệ hơn 52% trong tổng cộng 9 triệu dân đã được tiêm vaccine, Israel đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, vì vaccine không được tiêm cho trẻ em dưới 16 tuổi nên hệ thống giáo dục được mở cửa trở lại muộn hơn các lĩnh vực khác.
Anh: Cho phép cơ sở kinh doanh không thiết yếu tại England mở cửa trở lại Ngày 5/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận các cơ sở kinh doanh mặt hàng và dịch vụ không thiết yếu tại England có thể mở cửa trở lại khi nước này tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19. Một cửa hàng tại London, Anh, đóng cửa ngày 6/6/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng....