Anh Thư: ‘Danh tiếng tự tìm đến với tôi’
“Đôi khi tôi cũng cảm thấy ‘chật’ với chiếc áo danh tiếng khi khoác nó lên người. Tuy nhiên, tôi sẽ mãi giữ gìn và trân trọng nó, sẽ không bao giờ làm bẩnchiếc áo này”, giải ba Bước nhảy hoàn vũchia sẻ.
BNHV là công cuộc vượt lên chính mình
- Sau BNHV, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?
- Tôi cảm thấy mình năng động hơn, dáng vóc được mọi người khen tươi tắn, trẻ trung và thể thao hơn nhiều. Qua cuộc thi này, tôi cũng nhận được những giá trị chân thật của tình bạn một cách rõ ràng, tôi vô cùng xúc động về điều đó. Cuộc sống là những trải nghiệm, và BNHV là một trải nghiệm thú vị trong cuộc đời tôi.
- Nhiều người nhờ truyền hình thực tế tên tuổi được hâm nóng rõ rệt. Ngoài những giá trị tinh thần thì cụ thể, chị có được “hưởng lợi” gì không sau khi tham gia BNHV?
- Tôi đến với BNHV chỉ với mong muốn được khám phá bản thân. Tôi vốn là một người tự ti, và cuộc thi này đã giúp tôi chiến thắng trong công cuộc vượt lên chính mình. Tôi nói không quá đâu, nó hoàn toàn chính xác là như vậy đấy. Tôi vui vì bạn bè và gia đình luôn ở bên cạnh trong suốt cuộc thi, tôi trẻ trung xinh đẹp hơn và vì thế công việc cũng thuận lợi hơn. Tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc khi đến với cuộc thi này. Đó là những cái được rất lớn.
- Nhiều khán giả sau khi háo hức với truyền hình thực tế đã có ý quay lưng với dạng truyền hình này sau những lùm xùm nó mang đến. Từng dính vào những việc này, chị thấy vui buồn như thế nào?
- Khán giả luôn có suy nghĩ riêng của họ, và công bằng với những phán xét. Tôi thấy truyền hình thực tế vẫn được quan tâm và theo dõi đấy chứ. Tất nhiên, những sự cố vừa qua chỉ là chuyện ngoài ý muốn, còn về cơ bản nó vẫn là món ăn tinh thần cực tốt và được quan tâm. Bản thân tôi vẫn luôn ủng hộ và theo dõi những chương trình đó.
Video đang HOT
Danh tiếng tự tìm đến với tôi
- Một ngày của chị bây giờ thường được bắt đầu như thế nào?
- Một ngày của tôi vô cùng đơn giản, thường bắt đầu bằng việc đánh thức con trai dậy, cho con ăn sáng và đưa tới trường. Sau đó thì lên công ty, hoặc đi chụp hình cho báo, đi quay quảng cáo, còn lúc nào rảnh rỗi thì đi tập thể dục, rồi cafe với bạn bè hoặc đi mua sắm gì đó.
- Chị nghĩ thế nào về hai từ “danh tiếng”?
- Danh tiếng đã tự tìm đến với tôi, tôi trở thành người của công chúng, điều mà cả dòng họ nhà tôi chưa từng xảy ra. Vì vậy, đôi khi tôi cũng cảm thấy “chật” với chiếc áo danh tiếng khi khoác nó lên người. Tuy nhiên, tôi sẽ mãi giữ gìn và trân trọng nó, sẽ không bao giờ làm “bẩn” chiếc áo này.
- Hãy thử tưởng tượng một ngày, tên của chị ít được người ta nhắc đến, liệu chị có buồn?
- Không gì có thể tồn tại mãi mãi. Tôi theo đạo Phật, tất cả mọi thứ đến với mình bởi một chữ duyên. Tôi sẽ nhẹ nhàng chấp nhận nếu duyên không còn.
- Với những người đã từng sống trong vinh quang nghề nghiệp, thì nỗi buồn bởi sự qua thời chắc dễ khiến người ta tổn thương và khó chấp nhận?
- Tất cả cảm giác đau khổ, mê chấp, sân si đều do tự mình tìm đến. Con người thường rơi vào cảm giác tuyệt vọng vì không chấp nhận sự thật. Vinh quang không thể có cả đời.
- Chị còn nhớ những ngày mình mới vào nghề không, quá khứ đó có điều gì khiến chị không bao giờ quên?
- Kỉ niệm của những ngày chập chững vào nghề là những đêm dài mày mò tập luyện với đôi giày cao gót đến sưng phồng cả chân. Là vứt bỏ đôi dép kẹp để đi vào những đôi giày cao gót trên từng cây số. Là những đêm trằn trọc vì tiếp nhận những lời khen chê. Là những ngày chạy show chóng mặt, và những câu chuyện sẻ chia với đồng nghiệp trong những chuyến lưu diễn xa nhà. Giờ thỉnh thoảng nghĩ lại, tôi vẫn mỉm cười với những kỉ niệm đó.
- Nếu được trở về quá khứ, điều gì chị muốn thay đổi và làm lại?
- Tôi không muốn thay đổi gì của trước đây, bởi với tôi nó quá đẹp và đáng nhớ.
- Và chị hài lòng với cuộc sống hiện tại?
- Tôi chưa bao giờ hài lòng với cuộc sống của mình vì tôi luôn muốn tốt hơn. Nhưng tôi không đau khổ vì điều đó.
Theo VNNew
Kiện ra tòa vì mất hơn 2 triệu USD mà con không được vào Harvard
Một cặp vợ chồng ở HongKong (Trung Quốc) đã kiện ra tòa một nhà tư vấn giáo dục ở Massachusetts sau khi người này không thể giúp con trai họ được vào học ở một trường đại học thuộc khối Ivy danh tiếng, dù đã nhận từ gia đình này tổng cộng 2,2 triệu USD.
Theo tiết lộ từ phía Gerald và Lily Chow, hai vợ chồng giàu có người Trung Quốc này đã thuê Mark Zimny và công ty tư vấn IvyAdmit Consulting Associates của ông ở thành phố Cambridge, Massachusetts (Mỹ) để giúp hai con trai họ được các trường đại học tốp đầu ở Mỹ như Harvard, Yale hay Princeton... nhận vào học.
Đơn kiện của gia đình Chow cho biết, họ gặp ông Zimny vào năm 2007 tại một sự kiện diễn ra ở trường dự bị Massachusetts, nơi cậu con trai lớn của họ theo học. Zimny đã tự giới thiệu là Giáo sư ở trường đại học Harvard và là một nhà tư vấn hàng đầu có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các trường đại học hàng top ở Mỹ, đặc biệt là trường Harvard.
Trường đại học Harvard
Theo đơn kiện, Zimny đã khuyến khích gia đình Chows ủy thác tiền cho mình, sau đó ông ta sẽ thay mặt họ tặng tiền các trường đại học để bảo đảm con họ sẽ được nhập học ở những trường danh tiếng. Để tăng khả năng thuyết phục, nhà tư vấn này còn kể cho nhà Chow những ví dụ về việc các sinh viên nước ngoài thường bị từ chối đơn ra sao và cả sự hoài nghi mà các trường khối Ivy dành cho những nhà tài trợ đến từ châu Á.
Sau hai năm liên tục chuyển tiền cho Zimny để thực hiện các hoạt động tài trợ như ông này hướng dẫn, gia đình Chow bắt đầu tỏ ra nghi ngờ tìm hiểu xem các khoản tiền đã được nhà tư vấn sử dụng ra sao. Kết quả là họ phát hiện Zimny đã không thực hiện bất cứ hoạt động tài trợ nào và nhà Chow quyết định kiện ông này ra tòa.
Trong thời gian điều tra, gia đình Chow cũng phát hiện Zimny thực chất không phải là giáo sư tại đại học Harvard như giới thiệu. Ông này chỉ có một thời gian ngắn làm trợ lý giáo sư thỉnh giảng và là một giảng viên ở Harvard nhưng đã không còn làm ở đó từ năm 2005, tức là 2 năm trước khi gặp gia đình Chow.
Đơn kiện cũng cho biết, nhiều người nằm trong danh sách mà Zimny giới thiệu là thành viên trong công ty tư vấn của ông thừa nhận có biết Zimny nhưng một số khẳng định họ chưa bao giờ làm việc cho IvyAdmit.
Bà Suzanne Rheault, một nhà tư vấn giáo dục nổi tiếng được nhiều gia đình Trung Quốc liên hệ để giúp con cái họ có cơ hội học tập ở Mỹ, phát biểu trên tờ Boston Globe rằng: "Nhiều gia đình nước ngoài không tìm hiểu hệ thống trường đại học Mỹ nên thường tìm tới các công ty tư vấn giáo dục với hy vọng "mua" được suất vào học ở các trường danh tiếng và không ít trong số họ phải trả những khoản phí không nhỏ mà chưa biết kết quả ra sao".
Theo Dantri
"Dại gì bán rẻ danh tiếng của mình" "Thực tế, thì với những người nghệ sĩ như chúng tôi tên tuổi được gây dựng bằng chính công sức và sự phấn đấu lâu dài. Thế nên, khi làm việc với những người không có tâm chẳng khác nào chúng tôi tự bán rẻ danh tiếng của mình khi bước vào cuộc chơi" - Phương Thanh chia sẻ. Làm chuyện công mà...