Anh thắt chặt các hạn chế ngừa biến thể Omicron
Ngày 28/11, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết quy định đeo khẩu trang tại các cửa hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng sẽ được áp dụng trở lại tại nước này từ ngày 30/11 trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện mang tên Omicron.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Heathrow, London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, các biện pháp hạn chế mới, bắt đầu áp dụng từ 4h ngày 30/11, quy định tất cả người nhập cảnh vào Anh sẽ phải thực hiện xét nghiệm PCR vào cuối ngày thứ hai sau khi đến Anh và phải tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả âm tính. Trong khi đó, tất cả những người tiếp xúc với các ca nhiễm biến thể mới sẽ phải tự cách ly, dù đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay chưa.
Bộ trưởng Javid xác nhận việc đeo khẩu trang sẽ là bắt buộc, nhưng không áp dụng tại các quán rượu, nhà hàng và chính phủ sẽ đánh giá lại tất cả các biện pháp hạn chế sau 3 tuần.
Cho đến nay, đã có 3 ca mắc COVID-19 với biến thể Omicron được xác định tại Anh, cùng hàng chục trường hợp nghi nhiễm khác. Trong khi 2 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được xác định có liên quan tới hoạt động đi lại tới miền Nam châu Phi, ca thứ 3 không có lịch sử đi lại trực tiếp và được xác định thông qua giải trình tự bộ gen.
Theo tờ Financial Times, biến thể mới có thể đã xuất hiện ở Anh trước khi chính thức được xác định. Một số ca ở London và một ca ở Bedfordshire hiện đang được điều tra, trong đó có một du khách trở về Anh từ Nam Phi hôm 16/11. Nếu người này được xác định mắc biến thể Omicron, điều này cho thấy biến thể mới có thể đã xuất hiện tại Anh sớm hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học và quan chức chính phủ cho biết kết quả của các xét nghiệm để đánh giá phản ứng của Omicron đối với vaccine và hệ thống miễn dịch sẽ chưa thể có trong vòng 2-3 tuần tới. Các xét nghiệm đang được tiến hành với ca mắc thứ 3 nhằm xác định ca này có liên quan đến các du khách tới từ 10 quốc gia châu Phi hiện nằm trong “danh sách cảnh báo đỏ” của Anh hay không.
Các quốc gia này gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Eswatini, Angola, Mozambique, Malawi và Zambia. Các xét nghiệm ban đầu đối với khoảng 40 du khách đến từ các quốc gia này cho thấy có sự hiện diện của Omicron. Các thử nghiệm đang được thực hiện để khẳng định phát hiện này thông qua giải trình bộ gen. Các du khách đang được yêu cầu cách ly và lấy mẫu xét nghiệm lại.
Video đang HOT
Trong khi các nhà khoa học tiếp tục đánh giá biến thể mới, chính phủ Anh vẫn chưa triển khai Kế hoạch B ngừa COVID-19, gồm các quy định về làm việc tại nhà và yêu cầu hộ chiếu vaccine đối với các sự kiện lớn. Bộ trưởng Javid cho biết những biện pháp hạn chế như vậy sẽ phải trả giá đắt cả về mặt kinh tế- xã hội, cũng như những hậu quả không liên quan đến COVID-19 như tác động tới sức khỏe tâm thần. Ông cho rằng sẽ phải rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định như vậy và hiện Anh vẫn chưa cần áp dụng các hạn chế này.
Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào ngày 24/11, với những bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể này có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn. Anh đã quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế mới khi biến thể Omicron tiếp tục lan rộng ở châu Âu và các nhà khoa học đang chạy đua để đánh giá mức độ rủi ro mới.
Giáo sư Chris Whitty, Cố vấn y tế trưởng Vương quốc Anh, cảnh báo biến thể này có thể kháng vaccine, song nhấn mạnh vaccine vẫn có khả năng ngừa các ca bệnh nặng và tử vong.
Giáo sư Stephen Powis, Giám đốc y tế quốc gia của cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), cho biết mặc dù 96 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm ở vùng England, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron “cho thấy đại dịch còn lâu mới kết thúc”. Ông cho rằng với lễ Giáng sinh đang đến gần, việc tiêm mũi tăng cường là cách tốt nhất để tiếp tục tiến bước trong cuộc chiến chống COVID-19.
Năm ngoái, Anh đã thắt chặt các biện pháp hạn chế ngừa COVID-19 ngay trước lễ Giáng sinh do các ca mắc COVID-19 gia tăng. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson cho rằng tình hình hiện nay tốt hơn rất nhiều so với Giáng sinh năm ngoái nhờ tốc độ triển khai tiêm vaccine cũng như chương trình tiêm mũi tăng cường.
Số ca mắc COVID-19 theo ngày tại Anh bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 11. Ngày 28/11, Anh ghi nhận 37.681 trường hợp mắc COVID-19 và 51 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 10.146.915 và 144.775. Trong vòng 7 ngày qua, số ca mắc mới tại nước này đã tăng 6,4%.
Nhiều nước phát cảnh báo khẩn cấp vì biến chủng SARS-CoV-2 "tồi tệ nhất"
Anh và một số nước đã áp lệnh hạn chế đi lại đối với các nước châu Phi sau khi phát hiện "biến chủng tồi tệ nhất" của virus SARS-CoV-2.
Hành khách đeo khẩu trang tại sân bay Heathrow, Anh (Ảnh: EPA).
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết các quy định hạn chế đi lại bắt đầu có hiệu lực từ trưa ngày 26/11 (theo giờ địa phương) và là biện pháp phòng ngừa để kiểm soát sự lây lan của biến chủng mới.
Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) ngày 25/11 cho biết biến chủng mới, được gọi là B.1.1.529, có một protein đột biến khác hẳn protein trong chủng virus ban đầu mà các loại vaccine sử dụng để tạo hệ miễn dịch, đồng nghĩa với việc nó có thể làm suy yếu hiệu quả của vaccine.
"Đây là biến chủng đáng lo ngại nhất mà chúng tôi gặp phải cho đến nay và các cuộc nghiên cứu khẩn cấp đang được tiến hành để tìm hiểu thêm về khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và khả năng thích ứng với vaccine của nó", Giám đốc điều hành UKHSA Jenny Harries cho biết.
Các nhà chức trách Anh gọi B.1.1.529 là biến chủng "tồi tệ nhất".
"Theo những gì chúng tôi biết, biến chủng này có lượng đột biến đáng kể, có lẽ gấp đôi số lượng đột biến mà chúng tôi đã thấy trong biến chủng Delta. Điều đó cho thấy nó có thể lây nhiễm nhiều hơn, khiến các loại vaccine hiện tại mà chúng tôi có kém hiệu quả hơn", Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cảnh báo.
Theo các nhà khoa học, biến chủng B.1.1.529 được phát hiện lần đầu ở Botswana có tới 32 đột biến ở protein gai. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.
Nhà dịch tễ học Neil Ferguson tại trường Imperial College London nói rằng B.1.1.529 có số lượng đột biến "chưa từng có" và dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm gần đây ở Nam Phi.
Với 32 đột biến, B.1.1.529 được phát hiện là biến chủng nhiều đột biến nhất từ trước đến nay của virus SARS-CoV-2. Các ca mắc B.1.1.529 cũng được phát hiện ở Nam Phi và Hong Kong trong tuần này. Một số ca nhiễm từng tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cho biết biến chủng mới là "mối lo ngại nghiêm trọng" và là nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 hàng ngày tăng theo "theo cấp số nhân", biến nó trở thành "một mối đe dọa lớn".
Anh thông báo tạm thời cấm các chuyến bay từ một số nước châu Phi, gồm Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini, từ ngày 26/11 và những công dân Anh trở về từ những quốc gia này sẽ phải cách ly.
Theo hãng tin BNO, Israel cũng cấm đi lại tới 6 quốc gia châu Phi trên, cùng với Mozambique, một nước láng giềng khác của Nam Phi.
Chính phủ Ấn Độ ngày 25/11 cũng đưa ra khuyến cáo với các bang cần cảnh giác trước biến chủng mới được phát hiện ở châu Phi, yêu cầu các bang tiến hành sàng lọc và xét nghiệm chặt chẽ đối với các hành khách quốc tế xuất phát hoặc quá cảnh qua Nam Phi, Botswana và Hong Kong.
Bộ trưởng Javid cho biết cần có thêm dữ liệu về biến chủng mới, nhưng việc hạn chế đi lại là biện pháp cần thiết để phòng ngừa. Các nhà khoa học cho biết cần có các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng xảy ra các đột biến dẫn đến hiệu quả của vaccine giảm đáng kể.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành họp khẩn để thảo luận về biến chủng mới.
"Với kinh nghiệm và hiểu biết về các biến chủng Alpha và Delta, chúng tôi biết rằng hành động sớm tốt hơn nhiều so với hành động muộn", giáo sư Ewan Birney, phó tổng giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu, cho biết.
Cho đến nay, virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, tạo ra các biến chủng, trong đó có các biến chủng được xếp vào nhóm "đáng lo ngại" do khả năng lây lan mạnh hơn, dễ tránh miễn dịch hơn hoặc có độc lực cao hơn. Biến chủng gây lo ngại nhất hiện nay là Delta - nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng vọt trên toàn cầu trong những tháng qua.
Australia xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron Giới chức y tế Australia ngày 28/11 thông báo 2 ca nhiễm COVID-19 tại bang đông dân nhAustralia ất New South Wales đã được xác nhận nhiễm biến thể Omicron. Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới được ghi nhận tại quốc gia này. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney,...