Anh thất bại trong giai đoạn đầu ứng phó với đại dịch
Phóng viên TTXVN tại London dẫn một báo cáo mới công bố của Quốc hội Anh cho biết, việc chính phủ và các nhà khoa học nước này đưa ra quyết định ủng hộ chiến lược tạo miễn dịch cộng đồng trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 là “một trong những thất bại y tế cộng đồng lớn nhất” cho tới nay của Vương quốc Anh.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo dưới tiêu đề “Những bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 cho tới nay” của Ủy ban Chăm sóc Y tế- Xã hội và Ủy ban Khoa học-Công nghệ của Quốc hội Anh đề cập tới những thành công và thất bại của Anh trong ứng phó với đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo, một số thất bại ban đầu của Anh là do các nhà khoa học và chính phủ nước này không cởi mở với các cách tiếp cận hiệu quả đã được thực hiện ở những nơi khác trên thế giới. Anh chậm đóng cửa vào tháng 3 năm ngoái so với một số quốc gia châu Âu khác và không thể thực hiện xét nghiệm và truy vết thành công như nhiều quốc gia Đông Á, đồng thời không sớm áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, điều sẽ giúp giảm sự lây lan của COVID-19 từ du khách.
Khi COVID-19 tấn công, cách tiếp cận của chính phủ Anh là quản lý sự lây lan trong cộng đồng thay vì ngăn chặn dịch, được gọi là miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, chính phủ đã quyết định trì hoãn việc phong tỏa và giãn cách xã hội trong những tuần đầu của đại dịch, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Cho tới nay, dịch COVID-19 đã khiến hơn 150.000 người tử vong ở Anh, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.
Báo cáo xác định một số nguyên nhân dẫn đến những sai sót về chính sách và tư vấn trong giai đoạn đầu của đại dịch ở Anh, gồm thiếu dữ liệu về sự lây lan của COVID-19 do thất bại của hoạt động xét nghiệm; chính phủ đánh giá thấp sự sẵn sàng của công chúng trong việc tuân thủ các quy định phòng dịch và không tham khảo các cách tiếp cận chống dịch khác trên thế giới.
Mặt khác, báo cáo cũng ca ngợi chương trình tiêm chủng của Anh và cách chính phủ nước này hỗ trợ phát triển một số loại vaccine, bao gồm Oxford-AstraZeneca. Theo báo cáo, cách tiếp cận đối với chương trình tiêm chủng của Anh – từ nghiên cứu và phát triển vaccine đến thực hiện tiêm chủng – là “một trong những sáng kiến hiệu quả nhất trong lịch sử Vương quốc Anh”, giúp cứu sống hàng triệu người ở Anh và trên toàn thế giới.
Báo cáo cho biết, sự phát triển của các phương pháp điều trị COVID-19, như dexamethasone thông qua chương trình Thử nghiệm Phục hồi, là một lĩnh vực mà phản ứng của Anh thực sự dẫn đầu thế giới, đồng thời ghi nhận nỗ lực của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và chính phủ trong việc tăng cường năng lực điều trị tích cực của các bệnh viện nhằm đảm bảo phần lớn những người cần điều trị tại bệnh viện đều được chữa trị.
Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị, gồm các kế hoạch toàn diện của chính phủ cho các trường hợp khẩn cấp trong tương lai; vai trò lớn hơn của lực lượng vũ trang trong các kế hoạch ứng phó khẩn cấp; cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về tình nguyện của chính phủ và NHS.
Bản báo cáo dài 150 trang, được 22 nghị sĩ từ các đảng Bảo thủ, Lao động và Dân tộc Scotland nhất trí, là cuộc điều tra có thẩm quyền đầu tiên về phản ứng của Vương quốc Anh đối với đại dịch. Báo cáo dựa trên 400 bản đệ trình và bằng chứng từ 50 nhân chứng, trong đó có Cố vấn trưởng khoa học của chính phủ, Sir Patrick Vallance; Giám đốc y tế vùng England, Chris Whitty; và cựu cố vấn trưởng của Thủ tướng Boris Johnson, Dominic Cummings.
Gian nan chặng đường phục hồi kinh tế của Nhật Bản
Nhật Bản đã bước vào một giai đoạn mới và đầy thách thức sau khi các biện pháp ứng phó quốc gia đối với đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ hoàn toàn lần đầu tiên sau gần nửa năm.
Video đang HOT
Trong tháng 10/2021, thống đốc các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm từng bước dỡ bỏ các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại, trong khi chính quyền trung ương, với ban lãnh đạo mới, chuyển trọng tâm sang tiêm vaccine phòng Covid-19 tăng cường khi Nhật Bản bắt đầu giai đoạn thử nghiệm chiến lược thoát khỏi đại dịch.
Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của nước này nhằm khôi phục nền kinh tế sau khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, với hơn 60% dân số được tiêm chủng đầy đủ và việc đất nước có thủ tướng mới, Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong thời gian tới.
Về triển vọng khôi phục kinh tế, nước này vẫn phải đối mặt với khó khăn trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và tình trạng thiếu lao động kéo dài.
Kinh tế Nhật Bản đang hồi phục trở lại sau khi nới lỏng giãn cách, dù còn nhiều gian nan. (Nguồn: Reuters)
Khắc phục tâm lý e ngại vaccine
Ngày 1/10, tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại 19 tỉnh và các biện pháp bán khẩn cấp được áp dụng tại 8 tỉnh khác của Nhật Bản đều hết hiệu lực. Từ đầu tháng 4 đến nay, đây là lần đầu tiên nước này ngừng thực thi các biện pháp khẩn cấp trên toàn quốc nhằm đối phó với Covid-19.
Đây cũng là lần đầu tiên tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ đồng thời chứ không phải là gia tăng ở một số khu vực nhất định, và cũng là lần đầu tiên Nhật Bản dừng thực hiện các biện pháp bán khẩn cấp nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tái bùng phát.
Vấn đề trọng tâm là liệu Nhật Bản có thể khởi động lại nền kinh tế mà không làm cho số lượng ca mắc Covid-19 tăng trở lại hay không. Mặc dù vaccine phòng Covid-19 được cho là sẽ giúp dập tắt làn sóng dịch bệnh thứ năm ở Nhật Bản, nhưng các đợt bùng phát mới gần như chắc chắn sẽ xuất hiện.
Việc thay đổi suy nghĩ của những người do dự hoặc không muốn tiêm vaccine là mục tiêu chính trong kế hoạch khởi động lại nền kinh tế của chính phủ trung ương.
Khi kế hoạch đi vào hoạt động, chính phủ sẽ không còn ngăn cản việc du lịch, ăn uống bên ngoài hoặc tham dự các sự kiện công cộng đối với những người đã tiêm chủng hoặc có thể chứng minh họ không bị nhiễm bệnh.
Cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt" này - tương tự như những gì đang xảy ra ở Mỹ hay Pháp - mặc dù có thể lôi kéo người dân tiêm phòng và ngay lập tức thúc đẩy nền kinh tế bị tàn phá, nhưng kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp địa phương và thái độ sẵn sàng tuân thủ của họ.
Koji Wada, giáo sư về y tế cộng đồng tại Đại học Y tế và phúc lợi quốc tế, thành viên hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế Nhật Bản về Covid-19 cho biết: "Tháng 10 này là giai đoạn chuyển tiếp. Khi người dân hoạt động tích cực hơn, những người chưa được tiêm vaccine sẽ ngày càng phải đối diện với nhiều nguy hiểm. Tiêm vaccine cho công chúng là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn những làn sóng dịch bệnh trong tương lai".
Hộ chiếu vaccine cũng có thể đóng vai trò nhất định, nhưng vẫn chưa thể chắc chắn về tính hợp lý của kế hoạch này.
Theo giáo sư Wada, "yêu cầu xuất trình hộ chiếu vaccine hoặc gói xét nghiệm và tiêm vaccine khi lên máy bay có thể là hợp lý, nhưng với hành khách lên xe buýt hoặc tàu cao tốc thì có lẽ là không. Khoảng thời gian này nên được dành cho việc hình dung chi tiết về những hệ thống và quy trình này, không chỉ cho trước mắt mà còn trong tương lai gần".
Chính phủ đã bắt đầu chuyển sự chú ý sang việc tiêm liều vaccine tăng cường. Nhật Bản gần đây tuyên bố rằng nước này sẽ bắt đầu tiêm mũi tăng cường cho nhân viên y tế vào cuối năm 2021 và cho người già trong năm 2022.
Với cam kết rằng tất cả những người có nhu cầu sẽ được tiêm vaccine đầy đủ vào cuối tháng 11/2021, không rõ Nhật Bản sẽ khắc phục tâm lý e ngại vaccine của người dân bằng cách nào trước khi bắt đầu tiêm mũi tăng cường.
Bản thân việc tiêm mũi bổ sung đã gây nhiều tranh cãi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi ngừng tiêm mũi vaccine tăng cường, hối thúc các nước giàu hơn trì hoãn cho đến cuối năm 2021 và thay vào đó cung cấp thêm vaccine cho các nước nghèo.
Chông gai chặng đường phục hồi kinh tế
Theo ước tính của chuyên kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu nhân thọ Dai-ichi Toshihiro Nagahama, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến Covid-19 sẽ tạo ra cú hích kinh tế tương đương 20 tỷ Yen (180 triệu USD) mỗi ngày trong và sau tháng 10/2021, tương đương hơn 7.000 tỷ Yen một năm.
Các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực sản xuất, như nhà hàng và các doanh nghiệp khác dựa trên nhu cầu trong nước, dường như đang có xu hướng phục hồi sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.
Chỉ số tâm lý kinh doanh Tankan của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, phản ánh sự chênh lệch tính theo điểm phần trăm giữa các doanh nghiệp đưa ra đánh giá thuận lợi và không thuận lợi về điều kiện kinh doanh, đã phản ánh xu hướng này. Đối với các cơ sở kinh doanh lớn không thuộc ngành sản xuất, chỉ số này đã tăng lên mức 2 và sẽ tăng lên mức 3 vào tháng 12/2021.
Đối với các nhà sản xuất Nhật Bản, vốn ngày càng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề. (Nguồn: CGTN)
Tuy nhiên, các công ty tập trung vào nhu cầu trong nước cũng dễ chịu tác động từ các vấn đề về nguồn cung, đặc biệt là lao động. Các công ty logistics đang tích cực tìm cách đảm bảo đủ nhân công để xử lý khối lượng gói hàng tăng đột biến.
Theo nhà điều hành trang mạng tuyển dụng Baitoru, số lượng việc làm bán thời gian dành cho nhân viên kho hàng hay các công việc tương đối nhẹ nhàng khác trên khắp Tokyo và 3 quận lân cận trong tháng 9/2021 đã tăng 40% so với tháng 4/2020. Nhu cầu mua sắm trực tuyến vốn được thúc đẩy trong đại dịch vẫn chưa giảm, và mùa bán hàng cuối năm bận rộn đang đến gần.
Một trong những chìa khóa dẫn đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản là chuyển nguồn tiền tiết kiệm thành chi tiêu tiêu dùng.
Theo tính toán của Goldman Sachs Nhật Bản, đến tháng 6/2021, các hộ gia đình Nhật Bản đã tiết kiệm được 34.000 tỷ Yen, tương đương 306 tỷ USD, từ các cơ hội chi tiêu bị bỏ lỡ trong đại dịch Covid-19. Chỉ khoảng 3.000 tỷ Yen trong số đó dự kiến sẽ được chi tiêu trong khoảng thời gian một năm tới.
Mặc dù nguồn tiền tiết kiệm nhìn chung đã tăng, nhưng tình trạng mất thu nhập trong thời kỳ đại dịch vẫn là gánh nặng tài chính đối với nhiều hộ gia đình.
Naohiko Baba, nhà kinh tế phụ trách về kinh tế Nhật Bản tại Goldman Sachs, cho biết: "Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm tăng nợ của hộ gia đình". Một phần khoản tiết kiệm được tích lũy trong bối cảnh đại dịch rốt cuộc sẽ được dùng để trả nợ, dẫn tới nguy cơ làm giảm chi tiêu tiêu dùng và cản trở sự phục hồi kinh tế thực sự.
Đối với các nhà sản xuất Nhật Bản, vốn ngày càng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề.
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những lĩnh vực đáng quan tâm. Chỉ số Tankan của các công ty ô tô lớn trong tháng 9/2021 giảm 10 điểm so với tháng 6/2021, xuống -7. Đối với các công ty vừa và nhỏ trong lĩnh vực này, chủ yếu bao gồm các nhà sản xuất linh kiện, chỉ số này đã giảm 4 điểm xuống còn 7 điểm.
Trong bối cảnh tình trạng thiếu chip lan tới các nhà cung cấp Đông Nam Á đang bị Covid-19 tấn công, Toyota Motor quyết định cắt giảm 40% sản lượng toàn cầu trong tháng 10/2021 so với các kế hoạch trước đó và tạm dừng hoạt động tất cả các nhà máy sản xuất xe tại Nhật Bản. Honda sẽ giảm 30% sản lượng ở Nhật Bản so với kế hoạch tháng 10 trước đó. Ngành sản xuất ô tô đình trệ đã ảnh hưởng nặng nề đến các đại lý.
Doanh số bán xe mới tại Nhật Bản giảm 32% trong tháng 9/2021 xuống mức thấp nhất so với các tháng 9 trong 53 năm qua. Vì ngành ô tô cần tập hợp đầu vào từ một loạt ngành công nghiệp khác, nên các nhà sản xuất thép, sản xuất máy móc điện và nhiều doanh nghiệp khác dự kiến cũng sẽ suy giảm.
Malaysia đổi chiến lược về miễn dịch cộng đồng Bộ Y tế Malaysia (MOH) sẽ không sử dụng công thức thông thường để tính toán tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, mà theo đó tỷ lệ này là ít nhất 80% dân số trưởng thành được tiêm vaccine. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thiếu niên từ 12 - 17 tuổi...