“Anh thanh niên năm xưa” giờ đã có vợ con rồi: Dù làm bố nhưng ký ức về bố luôn sống động, có con rồi mới hiểu lòng mẹ cha là đây
Lần đầu làm bố chắc chắn không tránh khỏi bỡ ngỡ nhưng các ông bố trẻ dưới đây đều tự nhận mình đã thay đổi rất nhiều vì thiên thần nhỏ của mình.
Trước giờ, người ta vẫn thường hay nói về mẹ mà rất ít nhắc về bố. Bởi lẽ trong một gia đình, nếu mẹ thường đại diện cho sự tồn tại dịu dàng, quan tâm nhất thì bố lại hay đóng vai hoặc là nghiêm khắc đến khó gần, hoặc là trầm mặc đến dễ bị bỏ qua. Nhưng rõ ràng, nếu xét về tình yêu thương dành cho con cái thì bố đâu kém mẹ ở điểm nào đâu. Chẳng qua cách thể hiện của bố rất khác mà thôi.
Có rất nhiều điều về các ông bố mà chúng ta không hiểu nổi, vì bố chẳng bao giờ chịu nói ra. Và phải tới tận một lúc nào đó, khi chính bản thân chúng ta cũng được trải nghiệm cảm giác mang trên mình trọng trách lớn lao với một chức vụ mới trong gia đình. Mọi thắc mắc mới như có lời giải đáp.
Hôm nay là Ngày của bố, hãy cùng lắng nghe tâm sự từ chính những thanh niên lần đầu tiên trong đời được làm bố, lần đầu tiên trong đời biết cảm giác có con là như thế nào. Đọc để biết trong mắt họ, bố là người như thế nào, và đọc để biết họ sẽ trở thành những ông bố như thế nào nhé!
01
Huy Cung (Vlogger, 25 tuổi, Hà Nội):
Bo cua mình la mot nguoi kha hai huoc nhung cung rat it noi, ong khong the hien tinh yeu voi con cai qua cu chi hay loi noi cu the bao gio. Thuc su tuoi tho cua mình luon thac mac bo co yeu minh khong hay la minh đuoc nhat o đau đo mang ve nuoi nhu loi bo treu. Đen lon minh moi nhan ra, ong vo cung yeu minh va cach yeu con cua ong la hanh đong va tham lang.
Mình còn nhớ mãi một kỉ niệm về bố, đó là hôm bo đua minh đi mua laptop đe minh buoc vao cuoc đoi sinh vien. Ong mac mot chiec ao cu, chiec ao tu rat lau roi, nhung hom đo minh moi đe y, no đa co nhieu vet rach va bung chi. Minh nghi ong thich no nen cung lau không tu mua quan ao cho ban than. Luc đo minh thuong bo lam và tu hua quyet tam phai hoc that gioi đe thay đoi hoan canh gia đinh cung nhu đap lai tinh yeu con am tham cua bo. Chiec ao rach cua bo toi gio van la đong luc đe minh co gang hon moi ngay.
Còn về cảm xúc khi lần đầu tiên làm bố đối với mình quay quanh mấy chữ bo ngo, la lam, nhieu luc van cuoi khong tin minh đa lam bo. Nhung đung la theo ban nang cung voi tinh yeu danh cho con thi moi thu no dan dan đi vao mot quy đao moi va co kha nhieu đieu thu vi.
Cuộc sống của mình trước và sau khi có con khác nhau nhiều lắm, đến mức mình còn không tưởng tượng nổi cuoc đoi minh có thể thay đoi nhieu đen the. Minh tap trung cho cong viec, bot nhung moi quan he khong can thiet, va danh nhieu thoi gian cho gia đinh nho cua minh hon. Ngay xua, minh song cho ban than minh lam, thich gi la phai co bang đuoc, khong vui thi cho tien cung khong lam, nhung gio đay minh se lam moi thu đe con minh, gia đinh minh nhan đuoc nhung đieu tot đep nhat, con ban than minh nhu the nao cung đuoc.
Minh luôn muon tro thanh ban than cua con, nghia la minh va con co the chia se moi đieu va the hien tinh cam mot cach ro rang đe con cam nhan đuoc. Co nhung viec con chua tu quyet đuoc thi minh can nghiem khac nhung cung co nhung viec minh chi chia se đe con tu lua chon ren thoi quen tu lap, co trach nhiem voi ban than. Hy vong Ben nha minh se cam nhan đuoc minh la mot nguoi ban co the yeu thuong va se chia, chu đung nhu minh va bo minh, phải mất qua lau moi co the cam nhan đuoc tinh cam cha con.
02
Trung Anh – 1997 Vlog (Vlogger, 28 tuổi, Hà Nội):
Trong mắt mình, bố là một người khá bảo thủ, hiền lành nhưng cục tính, dễ nổi nóng nhưng được cái thương con và tôn trọng ý kiến của con cái. Mình có nhiều kỉ niệm với bố lắm. Đáng nhớ nhất là hồi xưa mình dậy sớm, khoảng 4h30 sáng, giả vờ đi tập thể dục buổi sáng nhưng thật ra là để… đi chơi điện tử. Bố mình nghi ngờ nên âm thầm theo dõi xem mình đi đâu. Mình rất cẩn thận, luôn ngoái lại kiểm tra nên biết bố theo sau. Thế là hôm đó mình đi tập thể dục thật. Chốt lại 12 năm học mình chưa bị lộ chuyện đi chơi game bao giờ. (cười)
Mình chỉ sắp làm bố thôi nên không biết thực sự cuộc sống sẽ thay đổi nhiều thế nào, tuy nhiên nếu có thể, mình muốn làm 1 người mà 7 phần là bố, 3 phần là bạn để con có thể tin tưởng tâm sự, có thể nương tựa cũng như nghe lời. Bởi đôi khi con không cần bố làm bạn mà muốn bố làm bố vì con có nhiều bạn rồi, cái con cần là 1 người bố dẫn đường cho con và bảo vệ con. Ngược lại cũng như vậy, phải làm bạn với con để con mở lòng và mình lại có thêm 1 người bạn cực đáng yêu trong cả cuộc đời về sau.
03
Gia Bảo (Thợ xăm, 25 tuổi, Hà Nội):
Bố mình là một cái bóng rất lớn. Ông không bao giờ nói chuyện nhiều, chỉ im lặng và làm mọi thứ vì gia đình. Bố cũng được nhiều người quý lắm, đến tận lúc mất đi cũng vậy… Kỉ niệm với bố mà mình nhớ nhất là khi mình đi thi đại học. Hôm đó bố chở mình đi trên con Dream, nắng đẹp lắm, bố chỉ cười cũng chẳng nói gì. Mình thi tốt xong ra khoe thì bố khen mình khùng.
Nhờ bố, mình trân trọng hơn cảm giác khi chính mình cũng được làm bố. Cảm giác của mình lúc đó như cuộc sống được nối tiếp vậy. Mình sống có mục đích hơn, nhìn nhận tốt hơn, cả cuộc sống của mình như thể nằm trong hình hài bé nhỏ ấy.
Video đang HOT
Có con rồi thì việc mất ngủ vì chăm con là chuyện hiển nhiên nên dần dần rồi cũng quen. Nhưng có một thứ rất đặc biệt, đó là bất kể mình mệt hay thê thảm như thế nào, chỉ cần thấy bạn ấy là như được sạc đầy pin. Sức mạnh đấy đủ để mình dư sức làm mọi thứ tốt hơn, có mục đích hơn và suy nghĩ vững vàng hơn. Đó cũng là những điều mà mình có thể dạy lại bạn ấy sau này. Nói chung, có con và được làm bố thực sự rất kì diệu.
Mình không muốn trở thành một ông bố mà muốn trở thành một người anh, một người bạn của Sam hơn. Một người anh để dẫn dắt bạn ấy có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống. Một người bạn để luôn ngồi đấy chống cằm đợi, mỗi khi bạn ấy cần là mình có. Bởi vậy mà mình cũng hay xưng là anh Ba với bạn ấy. Cũng vui ha!
04
Phạm Hoàng Tùng ( Video creator, 27 tuổi, Hà Nội):
Bố mình là 1 người cũng bình thường không có điều gì nổi bật ngoài việc có phần hơi cực đoan trong việc dạy học cho con cái. Cả mình cả các anh mình đều bị bố mình “nhồi nhét” kiến thức từ khi còn học lớp 1. Tuy vậy, càng lớn mình (và có lẽ là các anh nữa) càng cảm thấy cũng may mắn vì bố mình ngày xưa đã quyết liệt nếu không chả biết bây giờ mình có nên người nổi không.
Có một kỉ niệm về bố mà mình nhớ lắm, đó là lần mình đào tẩu khỏi quán net khi bố mình đi tìm. Ngày hôm đó, tưởng bố đi có việc cả ngày nên mình đã lẻn đi chơi điện tử, thế rồi khi bố mình về không thấy đâu đã đi tìm mình ở quán net. Do được các anh em “phím” trước khi nhìn thấy bố từ xa, mình đã nhanh chóng trốn vào gầm bàn rồi tẩu thoát và về nhà. Thế rồi vẫn bị ăn đòn…
Riêng có con thì theo mình thực ra nó không có 1 cảm xúc cụ thể nào hết vì việc làm bố là một quá trình dài chứ không xảy ra trong thoáng chốc. Về suy nghĩ của mình, mình càng thấm thía hơn câu nói “Có con mới hiểu lòng cha mẹ”, cảm giác những việc mà bố mẹ làm hồi bé mà mình cảm thấy bức xúc, khó chịu… tất cả hiện tại trở nên hợp lý, dễ hiểu. Bởi hóa ra chung đều xuất phát từ tấm lòng lo lắng và chỉ mong những điều tốt nhất đến với con mình, đến mức nhiều lúc trở nên thái quá. Lần đầu thấy con mình đã thấy rất nhiều thứ, có sự hãnh diện, có sự sung sướng, có sự lo lắng, đặc biệt là khi bế con trên tay, mình cảm thấy thật tuyệt vời.
Cuộc sống sau khi có thiên thần nhỏ khác hẳn hồi trước đấy. Mình cần tiêu nhiều hơn, mất tự do hơn, đi đâu làm gì giờ cũng vướng con. Đó là điều xảy ra với tất cả các gia đình. Nhưng vợ mình là một người toàn tâm toàn ý với con cái và gia đình, ngoài ra còn có sự giúp đỡ của bà nội và bà ngoại nên việc chăm sóc con cũng được chu đáo và kỹ lưỡng hơn. Nói chung, tuy có nhiều thay đổi, nhưng cái mình nhận được là cảm giác sung sướng khi thấy con mạnh khỏe, vui cười; đó là nguồn động lực rất lớn để mình cố gắng vươn lên trong cuộc sống
Riêng chuyện dạy dỗ con, mình muốn trở thành 1 người đồng hành với con trong cuộc sống. Mình muốn chia sẻ với con những sở thích của mình và muốn con chia sẻ sở thích, đam mê của con để phát triển tốt nhất. Quan trọng nhất mình muốn con thực sự có sự gắn kết và tìm đến mình mỗi khi gặp khó khăn, không phải như 1 giải pháp, mà như một người cố vấn đáng tin cậy.
05
Đào Nguyễn Hoàng Long (Quản lý phòng tập, 33 tuổi, TP.HCM):
Mình nhớ mãi không quên cảnh bố từng đi theo phía sau mình một đoạn đường rất dài trong lần đầu tiên tự mình đi học bằng xe đạp. Chỉ vậy thôi nhưng mình hiểu bố thương mình thế nào, dù bố chẳng bao giờ nói ra. Đến khi làm bố của một cô con gái rồi, mình càng hiểu và thấm thía hơn nỗi lòng người làm bố. Cảm giác lần đầu lên chức hạnh phúc lắm, đến mức mình ôm con trong tay mà bất động mấy phút luôn. Nhìn con nhỏ xíu cứ như thiên thần vậy.
Thú thực, trước khi có con, mình hơi thiếu trách nhiệm với gia đình nhưng có con rồi thì giữ lời hứa với con gái là điều trên hết. Làm gì làm, mình cũng phải ôm, nói chuyện và chơi với con ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt là ôm và nói chuyện với bé trước khi ngủ.
Sau tất cả, mình muốn trở thành người bạn để hướng dẫn và đồng hành với con. Hai bố con lúc nào cũng tâm sự, kể cho nhau nghe mọi chuyện. Mình chọn trở thành một ông bố không sử dụng bạo lực để dạy con, mà dùng sự đồng cảm và động viên.
06
Trần Trung Kiên (Nhân viên hành chính, 27 tuổi, Hà Nam):
Như nhiều ông bố khác, bố mình là một người rất chiều con cái nhưng đồng thời cũng rất nghiêm khắc. Kỷ niệm với bố mình thì rất nhiều, nhưng đa phần là xoay quanh việc được bố tặng cho những món quà mà mỗi đứa trẻ đều mong nhận được khi còn bé, như chiếc ô tô điều khiển đầu tiên cho tới chiếc xe máy khi học đại học.
Lần đầu làm bố, mình có nhiều cảm xúc lắm, từ vui sướng vì nhà có thêm thành viên mới, cho tới lo lắng trong việc thay đổi sinh hoạt để nuôi dạy con. Khoảnh khắc đầu tiên khi thấy con và bế bé từ tay chị điều dưỡng là trải nghiệm lạ lẫm nhất mà mình chưa từng gặp trong đời. Bế trên tay cô con gái bé xíu sau 9 tháng đợi chờ, hít hà mùi sữa từ con bé mà phát nghiện luôn.
Sau khi có con, cuộc sống mình thay đổi khá nhiều, từ thói quen sinh hoạt đến mọi hoạt động đều xoay quanh con để tạo cho bé môi trường sống phù hợp nhất. Bản thân mình luôn muốn thành một người bạn của con, để đồng hành được với con qua từng bước phát triển, nhưng vẫn luôn giữ vai trò là người bố có thể định hướng cho con.
07
Vũ Dương Vũ (Thợ cắt tóc, 30 tuổi, Hà Nội):
Bo minh la 1 nguoi kha nghiem khac nhưng lại rat tinh cam. Bố và mình có nhiều kỉ niệm với nhau lắm, đến độ bắt chọn thì chắc cũng mất kha khá thời gian để lựa. Nhưng nhớ nhất thì chắc là hồi mình học lớp 2, lần đầu tiên mình được bố cho đi tàu và còn được bố mua cho 1 cặp bánh dày để ăn trên tàu. Nghe thì bình thường nhỉ, nhưng nó thực sự khắc sâu trong đầu mình. Và đến bây giờ khi đã lớn rồi mình vẫn thích đi du lịch bằng tàu thay vì đi ô tô hoặc máy bay. Còn kỉ niệm gần đây nhất là đợt đầy tháng con trai mình, khi thắp hương báo cáo tổ tiên, ông xúc động quá đến chảy nước mắt, đó là lần đầu tiên mình thấy bố mình khóc.
Cam xuc lan đau lam bo cua minh thuc su kho ta lắm: vui, hanh phuc, nói chung các cam giac tich cuc đeu đen voi minh khoanh khac đo. Cung kho ma đinh hinh đe noi chinh xac, minh chi nhớ lúc ấy con mình khóc rất to, đến nỗi mọi người ngoài phòng chờ đều nghe thấy. Dù trước đó cũng đã chuẩn bị tâm lí là phải nói gì đó với con, như “Chào Khoai, bố đây, cười cái bố xem nào!”, nhưng khi cô y tá bế con ra, mình chỉ biết nhìn rồi cười với con mà không nói nên lời.
Sau khi có con, quỹ thời gian mình dành cho bản thân sẽ ít đi. Thời gian riêng của 2 vợ chồng dần dần sẽ xoay quanh con. Mình cũng tự thấy bản thân là 1 ông bố khá đảm đang, mình luôn cố gắng giúp đỡ vợ những công việc chăm sóc con như thay bỉm, tắm cho con, cho con ngủ… Hoặc nhiều đêm khi ngủ cũng có thể bị đánh thức vì con tỉnh dậy chơi, hoặc vì… mùi bỉm của con, nên nhiều khi cũng thấy khá mệt mỏi đó. Dù thế nào thì từ ngày có con mỗi ngày đều là một ngày tuyệt vời đối với gia đình mình
Mình chưa định hình được bản thân sẽ trở thành một ông bố như thế nào nữa, vì nó phu thuoc vao loi song hang ngay cua minh co tich cuc hay không. Nhưng minh se co gắng đem đen su tin tuong danh cho con, mang lại cho con những đieu tot nhat, luon lam ban ben canh con đe lang nghe tam su cua con.
08
Trần Duy Hoàng (HW Engineering, 29 tuổi, Hà Nội):
Bố mình thuộc tuýp người “know-everything”, tuy ít nói và ít bộc lộ cảm xúc nhưng luôn quan tâm đến cả gia đình. Về bản thân mình thì lần đầu làm bố thấy hồi hộp lắm. Mình vẫn còn nhớ y nguyên khoảnh khắc lần đầu gặp con khi được bác sĩ cho phép vào phòng sinh cùng vợ. Lúc nhìn thấy con, đầu óc mình như kiểu rối bời, bác sĩ bảo gì thì làm nấy, chẳng nghĩ được gì sáng suốt hết.
Còn về thay đổi thì đương nhiên là phải có chứ. Từ hồi hộp, dần dần mình trở nên có trách nhiệm hơn, cảm thấy mọi sự thay đổi của bản thân mình đều hướng về con. Trước đây mình hay la cà, luôn cảm giác mình chưa có đủ quyết tâm để thực hiện mục tiêu nào hết. Hiện tại thì mình luôn coi về nhà là ưu tiên số 1. Mình cũng có thêm những áp lực mới để từ đó tạo thành tiền đề tốt cố gắng vì con.
Các thanh niên thú thật chuyện tiền nong sau cưới: Mình kiếm được tiền mình tiêu, tiền của mình vợ cũng... tiêu nốt
Dù là tiền của chồng hay của vợ thì một khi đã lấy nhau, tiền ấy coi như là tiền chung cho cuộc sống. Chẳng ông chồng nào so đo tính toán thiệt hơn. Vợ vui là mình vui!
Cái chuyện chồng đi làm về có cần đưa tiền cho vợ hay không rồi vợ giữ vai trò "tay hòm chìa khóa" có tốt hơn chồng thật không lâu nay vẫn là chủ đề được dân tình lôi ra bàn luận. Tạm thời không quan tâm khoa học chứng minh ra sao hay nghiên cứu khảo sát cho ra kết quả thế nào, chỉ biết là đàn ông còn trai thì cứ nên nộp hết lương cho vợ, nói nhanh cho nó vuông là thế!
Vừa nhân chủ đề này, lại nhân luôn dịp nghe phong thanh chuyện Hari Won ngày nào cũng đút vào ví Trấn Thành 5 triệu, các đức ông chồng cũng mở hội bàn tròn thỏ thẻ chuyện chi tiêu ở nhà mình. Hóa ra mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không phải ai cũng... sướng như Trấn Thành đâu. Kể từ những anh chồng nổi tiếng đến những anh chồng đơn giản là người bình thường cũng đều có cách phân chia tiền bạc trong gia đình riêng. Cụ thể thế nào thì cũng nghe họ tâm sự nhé!
1
Trung Anh - 1997 Vlog (Vlogger, 28 tuổi, Hà Nội): Mình đưa cho vợ mình đủ để trang trải, chi tiêu tất cả mọi thứ trong gia đình. Bao nhiêu cho đủ thì mình ước chừng thôi, nhưng không thiếu vì còn để vợ mình cất một ít để tiết kiệm nữa. Số tiền còn lại mình để làm những việc mà mình đang theo đuổi và đã vạch ra kế hoạch từ trước.
Ngược lại thỉnh thoảng vợ mình cũng đưa tiền cho mình tiêu. Chồng đưa vợ, vợ đưa chồng, nói chung là nhà mình thoải mái mà. Với cả mình thấy mỗi nhà mỗi nếp sống nên việc đưa bao nhiêu và tiêu bao nhiêu tuỳ thuộc từng nhà thôi.
2
Nhật Anh Trắng (Vlogger, 29 tuổi, Hà Nội): Thú thực thì hàng ngày mình không được vợ cho đồng nào cả. Vì... hai vợ chồng mình dùng 2 thẻ chung tài khoản ngân hàng, ai cần chi tiêu gì thì rút thôi. Về phần vợ mình, nếu không phải chi tiêu mua sắm gì đặc biệt thì mỗi ngày vợ mình chắc cũng chỉ đi chợ khoảng 100 - 200k thôi. Còn hôm nào hai vợ chồng rủ nhau đi mua sắm thì cũng phải hàng triệu đồng.
Chuyện đàn ông nên nộp lương cho vợ ấy mà, theo mình thì không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không thôi. Thế nên sẽ có những nhà vợ giữ tiền là hợp lý, có những nhà khác chồng giữ tiền sẽ hợp lý hơn, hay cũng có thể cùng giữ tiền, dùng chung tài khoản như nhà mình thì mình cũng thấy hợp lý.
3
Huy Cung (Vlogger, 25 tuổi, Hà Nội): Mình không nộp lương cho vợ theo nghĩa đen nhưng vợ mình check được thông tin tài khoản ngân hàng. Cuối tháng là vợ lại đưa 1 bảng thống kê chi tiêu gia đình vừa khít số dư tài khoản. Vợ mình tính chuẩn lắm. Không để tháng mình thiếu hay dư tiền cả... tất cả đều vừa vặn.
Mình nghĩ đàn ông đưa tiền cho vợ giữ là tốt chứ. Mình mà cầm tiền thì 2 ngày thôi, nhà mình chết đói hết. Bản năng của phụ nữ là gom góp tiết kiệm, nên để phụ nữ giữ tiền cho gia đình là chính xác. Nhưng cũng mong, chị em thương chồng vất vả kiếm tiền. Có những khoản chi riêng cafe, giải trí, bạn bè, công việc, mong chị em đừng khó khăn quá.
4
Nguyễn Phi Hùng (Quay phim, 28 tuổi, Hà Nội): Thường thì tiền lương mình sẽ đưa cho vợ 1 phần, khoảng 50%, còn lại mình đóng tiền nhà, tiền điện nước và giữ lại 1 phần nhỏ để chi tiêu linh tinh. Còn lại vợ mình sẽ lo chi tiêu ăn uống và mua sắm những đồ thiết yếu trong nhà. Nói chung ai cũng cần chi tiêu thôi, nhưng mỗi người chi tiêu vào một thứ khác nhau, chồng chi tiêu những thứ liên quan đồ đạc trong nhà cần sắm sửa, vợ lo chi tiêu ăn uống cho cả nhà.
Mỗi ngày thì chắc mình chi tiêu ít hơn 200k vì vợ lo ăn uống cho cả hai hết rồi. Đôi lúc mình cũng cafe, đổ xăng hay đi lại cần di chuyển taxi hoặc mua sắm linh tinh gì đấy, và đương nhiên tự chi tiêu bằng tiền của mình. Vợ không cho, hết tiền mới xin vợ. Còn vợ mình một ngày chi tiêu chắc cũng tầm 200k, nhà có 2 đứa ăn ba bữa hết tầm đó, vì nấu một bữa cơm tối nhưng chia đôi để ăn tối và trưa hôm sau mang đi làm. Ngoài ra bà ý hay mua sắm quần quần áo áo, khoản này thì chẳng biết tiêu thêm bao nhiêu nữa.
Mà toàn mình cho tiền vợ mình ấy chứ. Vợ mình mà đưa tiền cho mình thì chỉ có khi mình hết tiền thì mình xin thôi. À, thỉnh thoảng bà ý cho mấy nghìn gửi xe thì có.
5
Phạm Hoàng Tùng (Video creator, 27 tuổi, Hà Nội): Mình co đua lương cho vo hàng tháng, nhưng vẫn chủ động giữ lại một ít để tiêu, chủ yếu dành cho việc đổ xăng, ăn uống, thỉnh thoảng nạp game nữa. Ở nhà mình thì vo mình quan ly chi tieu, ngoai ra nhung khoan tien can đong hang thang nhu tien đien tien nuoc, chi phi cho giup viec thi minh tra. Vi vo minh kha la mu cong nghe, khong biet chuyen khoan.
Mình chẳng để ý một ngày vợ mình tiêu mất bao nhiêu tiền nữa, vì vo minh neu co tieu thi cung tieu cho gia đinh thoi, ma tieu cho gia đinh, cho ban than, cho con thi cang nhieu cang tot chu. Tuy nhien neu khi nao can chi tieu nhieu hon bình thường, vo minh đều se bao đe minh đua them neu con tien.
6
Trần Hoàng (Content creator, 28 tuổi, Hà Nội): Mình với vợ độc lập tài chính. Nói chung, đi làm không phải đưa lương cho vợ, đồ chung ai mua gì thì cứ trả tiền thôi. Vợ thích gì thì cứ bảo là mình mua, mình thích gì vợ cũng mua cho, hoặc vợ cứ tự mua cho mình thôi. Những lúc đưa tiền chủ yếu là mình đi rút tiền mặt xong đưa vợ để vợ khỏi phải rút, hoặc ngược lại, vợ hỏi xem còn tiền mặt tiêu không, nếu không thì "Ra chị cho tiền này, ngoan hầu hạ chị tốt thì chị lại cho thêm".
7
Trần Huy Chương (Nhân viên văn phòng, 28 tuổi, Nam Định): Tháng nào mình cũng nộp lương cho vợ đều đặn nhưng mình luôn giữ 1 khoản nhỏ cho mình nên hàng ngày không cần vơ cho tiền nữa. Mình để vợ có quyền tự chủ chi tiêu, mình chỉ quan tâm đến khoản tiết kiệm hàng năm của gia đình thôi.
Việt kiều Canada bị tạt axit đón con: Chồng phẫu thuật, ở ngoài vợ bầu cấp cứu vì chảy máu Một năm rưỡi trôi qua kể từ vụ án Việt kiều Canada bị tạt axít, cắt gân chân gây chấn động, anh Võ Duy Nghiêm và vợ đã đón chào thiên thần nhỏ như một liều thuốc tinh thần. Đã hơn 1 năm rưỡi trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ việc Anh Võ Duy Nghiêm (26 tuổi - Tom) Việt kiểu...