Anh tăng cường an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Anh đã huy động hàng nghìn cảnh sát để tăng cường an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nươc công nghiêp phát triên hàng đâu thê giơi (G7) dự kiến diễn ra cuối tuần này tại Cornwall, phía Tây Nam vùng England.
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 ở London, Anh, ngày 5/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng cảnh sát đã dựng nhiều hàng rào thép và các biện pháp hạn chế khác nhằm phong tỏa nhiều tuyến đường và những con phố ven biển dẫn đến vịnh Carbis, khu nghỉ dưỡng nhỏ ven biển, nơi diễn ra sự kiện trên. Cảnh sát Devon và Cornwall cho biết tổng số nhân viên an ninh được huy động để bảo đảm an toàn cho hội nghị này lên tới hơn 10.000 người.
Anh triển khai các biện pháp an ninh nói trên trong bối cảnh mối đe dọa khủng bố vẫn hiện hữu. Anh đang ban hành mức cảnh báo nguy cơ khủng bố ở cấp độ 3, có nghĩa là có khả năng xảy ra một cuộc tấn công.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vấn đề trước mắt là giải quyết những cuộc biểu tình có thể xảy ra trong thời gian diễn ra sự kiện, để tránh ảnh hưởng đến hội nghị này. Cảnh sát cho biết họ sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn nhằm bảo đảm an ninh cho hội nghị, đồng thời tuyên bố sẽ xử phạt nghiêm khắc bất kỳ ai vi phạm trật tự công cộng.
Hội nghị lần này là cuộc gặp theo hình thức trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới trong gần 2 năm qua. Hội nghị, dự kiến kéo dài từ ngày 11-13/6 tới, sẽ tập trung thảo luận về tình hình đại dịch COVID-19 và vấn đề biến đổi khí hậu.
Hàng trăm cựu lãnh đạo thúc giục G7 hỗ trợ vaccine Covid-19
Hàng trăm cựu lãnh đạo thế giới viết thư kêu gọi G7 hỗ trợ chi phí tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn cầu, đặc biệt với các nước nghèo.
"Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp các nước thu nhập thấp và trung bình dễ dàng tiếp cận vaccine Covid-19 không phải một hành động từ thiện, mà vì lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia", hơn 100 cựu tổng thống, thủ tướng và ngoại trưởng trên thế giới viết trong thư ngỏ hôm 6/6.
Trong thư, các cựu lãnh đạo nhận định hợp tác toàn cầu trong phòng chống đại dịch Covid-19 đã không thành công vào năm 2020, nhưng năm 2021 có thể mở ra một kỷ nguyên mới. Những cựu lãnh đạo ký tên trong thư có cựu thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair cùng cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki Moon.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine CoronaVac tại Caracas, Venezuela, hôm 28/5. Ảnh: AFP.
Bức thư được công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh từ ngày 11/6, nơi Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo các nước thành viên còn lại trong G7 gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo G7 gặp nhau kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra trong ba ngày, với một loạt chủ đề được thảo luận, trong đó trọng tâm là việc nhóm này sẽ dẫn dắt sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch như thế nào.
Các cựu lãnh đạo kêu gọi các nước G7 phải đảm bảo chi trả khoản tiền khoảng 30 tỷ USD mỗi năm trong vòng hai năm để chống lại đại dịch Covid-19 toàn cầu. "Đối với G7, chi trả khoản tiền trên không phải để làm từ thiện mà là tự bảo vệ chính mình, để ngăn dịch bệnh lây lan và quay trở lại đe dọa tất cả chúng ta", cựu thủ tướng Anh Brown nhấn mạnh.
Một cuộc thăm dò trước đó của tổ chức từ thiện Save the Children cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada đối với việc G7 sẽ chi 66 tỷ USD cho chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu. Người tham gia khảo sát tại Anh và Mỹ có tỷ lệ ủng hộ cao nhất là 79%, theo sau là người dân ở Pháp với 63%.
Sau khi bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, Covid-19 đã xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 174 triệu người nhiễm và hơn 3,7 triệu người chết.
Kế hoạch 50 tỷ USD phủ rộng vaccine Covid-19 toàn cầu Kế hoạch do IMF đề xuất hướng tới mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 60% dân số thế giới vào cuối năm 2022, qua đó phục hồi kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ khó phục hồi sau đại dịch nếu không chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Tiêm chủng là giải pháp cho cả hai vấn đề này. Đó là...