Anh tặng 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho nước nghèo
Thủ tướng Boris Johnson cho biết Anh sẽ gửi 20 triệu liều vaccine Covid-19 đến các nước đang phát triển vào cuối năm nay, trong nỗ lực xóa bỏ “hố sâu” chênh lệch vaccine toàn cầu.
Tuyên bố đưa ra ngay khi ông Johnson đến Rome để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), hôm 30/10. Thủ tướng Anh nhận được sự ủng hộ của nhiều nước đang phát triển, một số đang trải qua tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu và phải “vật lộn” để tiêm chủng Covid-19 cho cộng đồng, tụt lại so với các nước phương Tây.
Tại cuộc họp của nhóm G7 hồi đầu năm nay, Anh cho biết sẽ phân phối ít nhất 100 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển, một phần trong cam kết tỷ liều – kế hoạch được các chuyên gia cho là quá chậm và thiếu tham vọng.
Anh đã giao 10 triệu liều vaccine AstraZeneca cho cơ chế Covax, 10 triệu liều nữa sẽ được giao trong tuần tới, nâng tổng số vaccine viện trợ lên 30,6 triệu liều trong năm. Dự kiến năm 2022, Anh sẽ tặng thêm ít nhất 20 triệu liều vaccine AstraZeneca và 20 triệu liều Johnson & Johnson cho các nước, thông qua Covax.
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine AstraZeneca tại Nairobi, Kenya, ngày 8/8. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
“Giống như gã khổng lồ thức giấc, nền kinh tế đang hồi sinh trở lại, nhưng tốc độ phục hồi thế nào còn phụ thuộc vào việc chúng ta vượt qua Covid-19 nhanh đến đâu”, ông Johnson nói với các lãnh đạo G20. “Ưu tiên hàng đầu của G20 là thúc đẩy phân phối vaccine nhanh chóng, công bằng toàn cầu”.
Tiêm chủng vaccine phòng chống Covid-19 được coi là nhiệm vụ quan trọng nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế, thương mại và du lịch. Hiện các quốc gia phương Tây đang bỏ xa những nước đang phát triển, nhiều nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp và số ca nhiễm tăng nhanh.
100 cựu lãnh đạo và bộ trưởng các nước đã kêu gọi Thủ tướng Italy Mario Draghi, người đang chủ trì cuộc họp G20, giải quyết tình trạng bất bình đẳng về vaccine. Họ cho rằng Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Anh và Canada nên chuyển 240 triệu liều vaccine chưa sử dụng đến các nước có nhu cầu cao hơn. Đến cuối tháng 2 năm sau, khoảng 1,1 tỷ liều vaccine sẽ được chuyển đến các nước đang phát triển.
Thế giới ghi nhận 247,2 triệu ca mắc, trên 5 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 31/10, thế giới đã ghi nhận 247.266.717 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó số ca tử vong đã vượt 5 triệu.
Số ca đang phải điều trị hiện là hơn 18,2 triệu ca, trong đó có hơn 73.000 ca trong tình trạng nguy kịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là ba nước bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là hơn 46,7 triệu ca, ở Ấn Độ là hơn 34,2 triệu ca và ở Brazil hơn 21,8 triệu ca. Về số ca tử vong, Mỹ đứng đầu với 766.117 ca, tiếp đến là Brazil với 607.764 ca, Ấn Độ 458.219 ca.
Châu Á hiện là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất (hơn 79,3 triệu ca), nhưng châu Âu là khu vực có nhiều ca tử vong nhất (1.302.039 ca). Số ca tử vong ở châu Á bằng Nam Mỹ (hơn 1,17 triệu ca). Bắc Mỹ ghi nhận 1.147.801 ca tử vong trong số hơn 56,2 triệu ca nhiễm.
Tại châu Á, đợt dịch lần này vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngày 31/10, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân (Harbin), thuộc tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Quốc), đã quyết định ngừng hình thức học trực tiếp đối với các cấp học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở trong một tuần, bắt đầu từ ngày 1/11, để kiểm soát dịch COVID-19. Quyết định trên được đưa ra sau khi Sở Y tế tỉnh Hắc Long Giang ngày 30/10 ghi nhận 19 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Trong khi đó, Chính phủ Lào đã quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch đến ngày 14/11, đồng thời lên kế hoạch để sớm mở cửa lại các trường học trên cả nước. Theo quyết định mới, việc tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly và nhập viện vẫn sẽ tiếp tục, trong khi các cửa khẩu và trạm kiểm soát biên giới sẽ vẫn đóng cửa; tiếp tục ngừng cấp thị thực cho khách du lịch và thăm thân, trong khi các nhân viên ngoại giao, nhân viên các tổ chức quốc tế, chuyên gia và nhà đầu tư có nhu cầu nhập cảnh khẩn cấp sẽ được cấp phép nhập cảnh nhưng phải tuân thủ tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19 của Chính phủ Lào.
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào nêu rõ trong bối cảnh dịch bệnh đã và đang lây lan ở 17/18 tỉnh thành trên cả nước, với số ca mắc mới lên tới trên 500 người/ngày trong suốt tháng 10 vừa qua, tăng 27,6% so với tháng 9/2021, việc kéo dài các biện pháp hạn chế là cần thiết để người dân Lào và công dân nước ngoại đang sống ở Lào được bảo vệ tối đa khỏi đại dịch, đồng thời giúp giảm thiểu các trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã công bố danh sách sửa đổi gồm 63 các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, theo đó du khách đã tiêm chủng đầy đủ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này có thể nhập cảnh theo chương trình mở cửa không cần cách ly từ 1/11. Để được miễn cách ly, du khách phải ở tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ theo danh sách sửa đổi trong ít nhất 21 ngày liên tiếp, đến Thái Lan bằng đường hàng không, có chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 được công nhận trước ít nhất 14 ngày và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR trong 72 giờ trước khi tới Thái Lan.
Ngoài ra, du khách cũng phải có bảo hiểm y tế với hạn mức chi trả ít nhất 50.000 USD, có xác nhận đặt phòng ở Thái Lan, xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 24 giờ sau khi tới Thái Lan và có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi được phép đi lại ở Thái Lan. Như vậy, du khách sẽ phải lưu trú trong các khách sạn được cấp phép 1 đêm để chờ kết quả xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR.
X
Tại Campuchia, Ủy ban Quốc gia về tiêm vaccine ngừa COVID-19 thông báo chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 5 tuổi sẽ chính thức được khởi động từ ngày 1/11. Đây sẽ là chiến dịch tiêm chủng thứ 5 liên tiếp sau khi đợt đầu tiên được bắt đầu từ ngày 10/2 vừa qua cho người trên 18 tuổi; đợt hai từ ngày 1/8 cho thanh thiếu niên tuổi từ 12-17; từ ngày 17/9 với trẻ em từ 6-12 tuổi; trong khi lực lượng tuyến đầu chống dịch được tiêm mũi tăng cường vào đầu tháng 8. Hiện chưa có thông báo về số lượng trẻ em 5 tuổi được tiêm trong đợt này, nhưng chiến dịch tiêm chủng thứ 5 cho thấy quyết tâm của Campuchia trong việc đạt mục tiêu tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 91% trong tổng 16 triệu người dân nước này vào cuối năm nay.
Cùng ngày, Hàn Quốc đã bắt đầu tiêm phòng cho trẻ 12 đến 15 tuổi bằng vaccine của hãng Pfizer. Đây là một trong các biện pháp được áp dụng nhằm hiện thực hóa kế hoạch 3 giai đoạn "Chung sống với COVID" mà Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố. Hàn Quốc cũng sẽ tiêm mũi nhắc lại cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như bệnh nhân ung thư máu, bệnh nhân ghép tạng và những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch từ ngày 1/11.
Tại châu Âu, Nga ngày 31/10 ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 40.993 ca nhiễm mới và 1.158 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm tại Nga hiện là hơn 8,5 triệu ca, thấp hơn con số 9 triệu ca nhiễm tại Anh - nước bị ảnh hưởng nhiều nhất châu Âu. Tuy nhiên, tổng số ca tử vong tại Nga (238.538 ca) cao nhất châu lục, tiếp đến là Anh với 140.558 ca và Italy là 132.074 ca.
Tại Mỹ, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thông báo du khách nước ngoài dưới 18 tuổi đến Mỹ bằng máy bay không cần tự cách ly sau khi nhập cảnh. Giám đốc CDC Rochelle Walensky đã ký quyết định sửa đổi về quy định cách ly đối với trẻ em nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ. Cụ thể, trẻ dưới 18 tuổi chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 không cần tự cách ly trong vòng 7 ngày sau khi nhập cảnh. Trước đó, một chỉ thị của CDC đã khiến nhiều người nước ngoài lo lắng trẻ em sẽ bắt buộc phải cách ly trong 1 tuần lễ sau khi đến Mỹ.
Các nước Đông Nam Á rục rịch mở lại biên giới Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang rục rịch mở cửa lại biên giới để đón khách du lịch, dù dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Indonesia đầu tháng này đã mở cửa lại đảo du lịch Bali để đón du khách quốc tế (Ảnh: EPA). Thái Lan là một trong những nước Đông Nam Á đầu...