Anh suýt xảy ra khủng hoảng toàn diện
Sự thất thoát từ gói tài chính “ngân sách nhỏ gọn” của bà Lizz Truss là mối đe dọa thực sự đối với tình trạng ổn định tài chính của nước này.
Ngày 21/10, bà Liz Truss đã từ chức Thủ tướng Anh chỉ sau 45 ngày nhậm chức, khiến bà trở thành nhà lãnh đạo tại vị ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Ảnh: AFP
Đó là tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey trên kênh truyền hình Channel 4 hôm 3/11 vừa qua.
Theo ông Bailey, Vương quốc Anh đã tiến sát với nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế tổng thể sau khi chính sách của cựu Thủ tướng Liz Truss được công bố.
Ông cho hay: “Tôi nghĩ rằng tại thời điểm mà chúng tôi can thiệp, chúng ta chỉ còn cách nguy cơ khủng hoảng chỉ vài giờ”.
Video đang HOT
Gói tài chính “ngân sách nhỏ gọn” của bà Truss đã đưa ra các khoản cắt giảm thuế lớn nhất kể từ năm 1972, song không giải thích về cách chính phủ sẽ hoàn trả thế nào. Các biện pháp này đã khiến giá trị của đồng bảng Anh lao dốc xuống mức thấp nhất mọi thời đại so với đồng USD, cũng như khiến trái phiếu chính phủ Anh sụp đổ.
Ngân hàng Trung ương Anh đã can thiệp bằng cách thông báo mở rộng hoạt động mua trái phiếu khẩn cấp để khôi phục các điều kiện thị trường có trật tự.
“Tình hình trở nên không ổn định và ảnh hưởng đến các loại quỹ, chẳng hạn như hưu trí. Vì vậy, chúng tôi phải can thiệp nhanh chóng”, Thống đốc Bailey nói.
Cuộc phỏng vấn của ông diễn ra chỉ vài giờ sau khi cơ quan quản lý này tăng lãi suất từ 2,25% lên 3% để kiềm chế lạm phát tăng vọt.
Ông Bailey cũng cảnh báo rằng nước Anh đang phải đối mặt với cuộc suy thoái dài nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép dữ liệu, báo hiệu tương lai khó khăn ở phía trước đối với Vương quốc Anh và các hộ gia đình.
Các nước Tây Balkan ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt tại Đức
Những thỏa thuận không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (phải) và Thủ tướng Albania Edi Rama (trái) về Hội nghị Tây Balkans tại Đức ngày 3/11. Ảnh: EPA-EFE
Sáu nhà lãnh đạo khu vực Tây Balkan đã ký 3 thỏa thuận quan trọng trong khuôn khổ Tiến trình Berlin hôm 3/11, gửi đi những tín hiệu tích cực trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực dự kiến diễn ra tại Albania vào tháng 12 này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các quan chức hàng đầu của EU - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel - đã cùng các nhà lãnh đạo đến từ Serbia, Kosovo, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Albania tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Tiến trình Berlin.
Ông Scholz, người chủ trì hội nghị, cho biết: "Châu Âu không có Tây Balkan không hoàn chỉnh, và các nước trong khu vực nên tin tưởng vào Tiến trình Berlin". Thủ tướng Đức lưu ý rằng khu vực Tây Balkan "thuộc về phần tự do và dân chủ của châu Âu", nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nhu cầu gia nhập EU từ lâu của họ.
Cuộc họp trên, được khởi xướng vào năm 2014 dưới thời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan và một số nước EU, cũng như thúc đẩy sự hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực.
Trong thông cáo chung của cuộc họp, các bên tham gia đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo về Tiến trình Berlin vào năm 2023 tại Albania. Nước này cũng sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan sắp tới vào ngày 9/12/2022.
Sau hai năm đàm phán căng thẳng, các nước đã đạt được thỏa thuận nhân cuộc họp ở Berlin lần này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại tự do của công dân trong toàn khu vực và sự công nhận lẫn nhau về trình độ chuyên môn của các bác sĩ, nha sĩ và kiến trúc sư. Hiện tại, việc công nhận những nội dung như vậy có thể khiến người đăng ký phải trả tới 500 euro.
Các thỏa thuận trên không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra.
Thủ tướng Scholz cho biết ông hy vọng rằng thỏa thuận mới về sự thừa nhận lẫn nhau sẽ mở đường cho sự hòa giải hơn nữa giữa hai bên. "Đã đến lúc phải vượt qua các cuộc xung đột khu vực, vốn đã khiến các nước bị chia rẽ trong một thời gian dài, và quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia phải được đẩy mạnh", ông Scholz nêu rõ.
Phát biểu tại Berlin, Thủ tướng Albania Edi Rama đã ca ngợi vai trò của ông Scholz trong quá trình đàm phán 3 hiệp định trên.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen nói: "EU tiếp tục ủng hộ Tây Balkan - cả trong giai đoạn thuận lợi và khó khăn. Chúng tôi đang đầu tư vào cấu trúc kinh tế của khu vực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và trở nên xanh hơn, mạnh mẽ hơn và bền vững hơn từ cuộc khủng hoảng hiện nay".
Chứng khoán thế giới trượt dốc sau khi Anh tăng lãi suất kỷ lục Chứng khoán thế giới đồng loạt trượt dốc vào cuối phiên giao dịch ngày 3/11, vài giờ sau khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) công bố mức điều chỉnh lãi suất cao nhất trong 33 năm kèm cảnh báo tình trạng suy thoái ở Anh sẽ kéo dài đến giữa năm 2024. Hoạt động giao dịch tại Sàn chứng khoán New York,...