Anh: Số lượng bằng hạng nhất đại học tăng kỷ lục
Cơ quan Thống kê Giáo dục đại học Anh mới đây công bố khoảng 1/3 sinh viên đạt bằng hạng nhất (first-class), cấp cao nhất trong xếp loại bằng cử nhân đại học tại Anh.
Sinh viên học trực tuyến khi các trường đại học đóng cửa.
Số lượng bằng hạng nhất đã tăng từ 28% vào năm 2019 lên 35% vào năm 2020, bất chấp nỗ lực của chính phủ giảm “lạm phát” bằng cấp. Kết quả này nhờ các trường đại học áp dụng cách cho điểm “không gây tổn hại” để bảo đảm sinh viên không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Chính sách này cho phép sinh viên nhận được điểm tổng kết không thấp hơn điểm đánh giá trong năm. Tuy nhiên, một số trường phản đối kế hoạch này.
Đại diện Nhóm các trường đại học Russell cho biết: “Tất cả sinh viên của chúng tôi đều được xếp loại công bằng. Do đó, chúng tôi không cho rằng chính sách này là cần thiết hoặc phù hợp”.
Nicola Dandridge, Giám đốc điều hành Văn phòng Sinh viên Anh, đánh giá xu hướng “lạm pháp” bằng cấp đẹp đã bắt đầu chậm lại trước đại dịch Covid-19. Việc cho điểm sinh viên trong năm 2020 không làm ảnh hưởng đến tình hình lạm phát trong tương lai.
Dandridge cho biết: “Việc cho điểm sinh viên năm nay phải đáp ứng hai yếu tố là tầm quan trọng của bằng cấp và áp lực đặc biệt sinh viên phải chịu trong năm nay”.
Theo dữ liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia, sức khỏe tinh thần của sinh viên Anh tiếp tục xấu đi. 63% người cảm thấy tinh thần trở nên kém hơn từ đầu học kỳ mùa thu 2020. Khoảng 60% sinh viên chưa thể trở lại trường học kể từ kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Loạn bằng cấp khiến sinh viên Mỹ hoang mang, khó tìm việc
Những bạn trẻ có đủ động lực và trí tuệ để học tập tốt lại ít được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Video đang HOT
Zing trích dịch bài đăng từ The Washington Post, đề cập đến những khúc mắc giữa đào tạo sinh viên với nhu cầu của thị trường lao động Mỹ.
Ngày càng nhiều giáo viên trung học Mỹ tận tình hướng dẫn học sinh cách thức vào đại học và chuẩn bị cho một tương lai xán lạn.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ chỉ chạm đến đại học thôi là không đủ, theo quan điểm của Jay Mathews, Thạc sĩ nghiên cứu khu vực Đông Á đến từ ĐH Harvard (Mỹ), cây bút kỳ cựu thuộc chuyên mục giáo dục của The Washington Post.
Nhiều sinh viên Mỹ chưa được hướng dẫn kỹ năng cần thiết để vào đời. Ảnh: AJ Mast.
Theo kết quả nghiên cứu mới của Tổ chức phi lợi nhuận Strada Education Network, vì nhiều lý do đáng ngạc nhiên, những sinh viên có đủ động lực và trí tuệ để học tập tốt lại ít được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, từ trung tâm học thêm đến trường đại học lớn, đều mong muốn duy trì thời gian học của sinh viên để họ đóng học phí càng lâu càng tốt.
Không nắm được yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bài nghiên cứu có tên Bridge Builders: How Intermediaries Can Connect Education and Work in a Post Pandemic World, cung cấp ví dụ về một số chương trình đảm bảo các trường cao đẳng, đại học dạy sinh viên những kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn. Thế nhưng, những sáng kiến hữu ích đó không mấy phổ biến.
"Không phải người lao động không được đào tạo bài bản, mà là họ được đào tạo quá mức so với công việc của họ. Đó là một trong những vấn đề khó hiểu nhất nhưng lại ngày càng phổ biến trên thị trường nước Mỹ", trích nội dung báo cáo.
Mọi người thường nghĩ rằng các giảng viên, nhà giáo dục cao đẳng hệ 2 năm và đại học hệ 4 năm sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để bàn luận, xác định chính xác những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Nhưng thực tế thì ngược lại.
Nhiều cơ sở giáo dục thiếu kết nối đào tạo với các doanh nghiệp, công ty. Ảnh: Getty.
"Một số khoa trong trường đại học, cao đẳng ít khi bàn về những gì họ làm được khi nói đến chất lượng đầu ra. Họ dành nhiều thời gian để thiết lập nên chương trình học mới, trong khi thị trường lao động cần kết quả đào tạo hiệu quả ngay lập tức.
Mặt khác, các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc mô tả chính xác những gì họ cần ở ứng viên hoặc tiếp cận đúng đối tượng", báo cáo nêu ra.
Từ lâu, ông Mathews nghĩ rằng các chương trình dạy nghề hiệu quả nhất ở bậc trung học và đại học là những khóa do doanh nghiệp hoặc công đoàn đứng ra tổ chức.
Tuy nhiên, chúng rất khó được thực hiện bởi một phần các nhà giáo dục công lập không tin tưởng doanh nghiệp, công ty tư nhân.
Quá nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cơ sở giáo dục cấp hơn 738.400 loại chứng chỉ khác nhau ở Mỹ.
Điều đó làm gia tăng sự hoang mang giữa các sinh viên về chương trình học nào sẽ phù hợp nhất cho công việc mơ ước của họ, cũng như khiến các công ty lại gặp khó khăn trong việc xác định loại bằng cấp cụ thể mà họ muốn.
Theo báo cáo, 35 triệu học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ có kỹ năng phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhưng lại thiếu bằng cấp đại học 4 năm.
Trong khi đó, người sử dụng lao động nghĩ rằng tấm bằng cử nhân hoặc chứng chỉ giáo dục chính thức sẽ đơn giản hơn việc xem xét kỹ kinh nghiệm, kỹ năng của từng ứng viên. Vì vậy, nhiều người không có cơ hội được nhận công việc mà họ hoàn toàn có khả năng làm.
Tấm bằng cử nhân được các nhà tuyển dụng đề cao hơn kinh nghiệm và kỹ năng. Ảnh: Getty.
"Hơn 1/2 nhà tuyển dụng khẳng định sẽ bỏ qua những ứng viên không có bằng cử nhân đại học, ngay cả đối với những công việc chỉ cần kỹ năng trung bình hoặc từ trước đến nay vốn không yêu cầu bằng cấp", trích báo cáo.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho biết sinh viên đại học công lập "gặp bất lợi trong việc tìm hướng đi cho riêng mình, bao gồm việc có quá nhiều môn học và nhận được ít hướng dẫn, tư vấn cụ thể".
Mặt khác, một số chương trình đào tạo ở các bang như Arizona, Texas... đã đạt được một số thành công nhất định.
Chính quyền bang Montana cung cấp dữ liệu hữu ích cho sinh viên tìm kiếm con đường tương lai đúng đắn. Trong đó, các nhà chức trách phát hiện rằng sinh viên ở một số ngành có thể kiếm được nhiều hơn sau 5 năm tốt nghiệp chỉ với bằng cấp hệ ngắn hạn và ít tốn kém.
Tại thành phố Mobile (bang Alabama), chính quyền không khuyến khích mọi người từ bỏ bằng cử nhân đại học. Tuy nhiên, họ cố gắng làm cho bằng cử nhân và các loại chứng chỉ khác phù hợp hơn với yêu cầu nghề nghiệp.
Sự nhầm lẫn và rườm rà trong thị trường việc làm Mỹ sẽ chỉ có xu hướng gia tăng trong thời điểm phục hồi sau đại dịch. Những thanh niên Mỹ xứng đáng nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và chính xác hơn từ giảng viên, đồng thời các doanh nhân cũng có trách nhiệm dẫn dắt thế hệ trẻ đi đúng hướng.
Người trẻ Trung Quốc kiệt sức vì 'tấm thẻ vàng' học vấn "Phân tầng đẳng cấp" trong giáo dục trở thành áp lực lớn cho không ít người trẻ Trung Quốc. Họ tin rằng có bằng cấp cao sẽ mang đến cơ hội việc làm, dễ dàng thăng tiến. Tại Trung Quốc, bằng cấp và danh tiếng của ngôi trường từng theo học là một trong những yếu tố được đa số công ty coi...