Anh sẽ viện trợ Việt Nam xây dựng các thành phố thông minh
Chiều 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp Đặc phái viên về thương mại của Thủ tướng Anh, ông Edward Vaizey, đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp ông Edward Vaizey. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Ông Edward Vaizey gửi lời chia buồn tới Chính phủ, nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đánh giá kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm liền, Đặc phái viên của Thủ tướng Anh khẳng định Chính phủ Anh rất coi trọng vai trò của Việt Nam trong hợp tác, phát triển. Anh mong muốn được hỗ trợ các kỹ năng về kinh tế cho người dân Việt Nam, năng lực quản trị minh bạch cũng như được tham gia vào phát triển hạ tầng với công nghệ hiện đại.
Ông Edward Vaizey cho biết ông vừa làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng và thống nhất sẽ viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Thịnh vượng để Bộ Xây dựng Việt Nam triển khai các tòa nhà thông minh, dự án thành phố thông minh.
Video đang HOT
Theo ông Edward Vaizey, Anh đang tiến hành các thủ tục để tách ra khỏi Liên minh châu Âu, tuy nhiên các lợi ích mang lại cho hai bên ở Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) cần được duy trì tại một hiệp định về thương mại giữa Việt Nam và Anh.
Hiện tại, Anh vẫn đang là thành viên của Liên minh châu Âu và Anh sẵn sàng thúc đẩy các cam kết giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.
Ông Edward Vaizey bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tích cực hỗ trợ Anh tiếp cận với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP)
Cảm ơn lời thăm hỏi của Đặc phái viên của Thủ tướng Anh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đang ngày càng phát triển tốt đẹp.
Phó Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Anh đã ủng hộ Việt Nam trong ký, phê chuẩn Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam, cho rằng đây là Hiệp định thương mại tự do có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh bảo hộ thương mại đang gia tăng trên thế giới.
Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Cho rằng quan hệ thương mại hai chiều giữa hai bên còn khiêm tốn khi kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Anh năm 2017 chỉ đạt trên 6,1 tỷ USD, đầu tư trực tiếp của Anh ở Việt Nam mới chỉ đạt 3,7 tỷ USD, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị hai nước cần tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ này hơn nữa. Anh tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng vốn là một thế mạnh của đất nước này.
Nhấn mạnh các bộ, ngành của Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp Anh đầu tư tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn tiếp nhận nhiều hơn nguồn vốn từ Quỹ Thịnh vượng của Anh để triển khai các dự án và hàng hóa của Việt Nam thâm nhập được nhiều hơn vào các kệ hàng của chuỗi siêu thị Marks Spencer./.
Theo vietnamplus
Tổng thống Trump có thể đưa Mỹ tái gia nhập TPP
Một năm sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các quan chức nước này xem xét khả năng gia nhập hiệp định TPP sửa đổi, mang tên CPTPP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: GOP)
Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump hồi năm ngoái đã rút Mỹ khỏi hiệp định TPP, gọi đây là một thỏa thuận "tồi tệ". Tuy nhiên, vào ngày 12/4, trong một phiên họp với các nghị sĩ về lĩnh vực nông nghiệp, ông Trump đã yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow xem xét khả năng gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thượng nghị sĩ bang Nebraska Ben Sasse, người tham dự cuộc họp, cho hay ông Trump cho rằng đây là thời điểm thích hợp để Mỹ có thể đàm phán tham gia CPTPP.
Thượng nghị sĩ Pat Roberts, Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp, Dinh dưỡng và Lâm nghiệp Thượng viện, cho biết ông "rất ấn tượng" khi ông Trump đã cử 2 trợ lý nghiên cứu việc tái gia nhập CPTPP. Theo ông Roberts, đây sẽ là tin tức tốt lành đối với các nông trang trên khắp nước Mỹ.
Các nông dân ở Trung Tây Mỹ, phần lớn trong đó là người ủng hộ ông Donald Trump, đã bày tỏ sự lo ngại họ sẽ bị vướng vào cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh khi Trung Quốc áp dụng mức thuế suất mới lên mặt hàng đậu tương và một số mặt hàng nông nghiệp khác. Vì vậy, CPTPP được cho sẽ mang lại lợi ích cho nền nông nghiệp Mỹ nói chung và các bang làm nông nghiệp ở Mỹ nói riêng.
Tuy nhiên, động thái của ông Trump cũng vướng phải ý kiến trái chiều. Chủ tịch nghiệp đoàn lao động Afl-Cio Richard Trumka chia sẻ trên Twitter rằng CPTPP được cho là không có lợi cho các công nhân và người lao động Mỹ, và Washington không nên tái gia nhập.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP năm ngoái, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Canada đạt thoả thuận với Mỹ cứu khu vực thương mại tự do 1,2 nghìn tỉ USD Tối 30.9, Canada đồng ý ký thoả thuận về cải tổ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mỹ vào phút chót, cứu thoả thuận thương mại 3 bên với Mexico và cứu khu vực thương mại tự do 1.2 nghìn tỉ USD suýt sụp đổ sau gần 1/4 thế kỷ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada...