Anh sắp thử nghiệm phơi nhiễm nCoV
Anh sẽ cho các tình nguyện viên phơi nhiễm nCoV để tìm hiểu thêm về virus, sau khi cơ quan y đức của nước này cho phép triển khai thử nghiệm.
Anh ngày 17/2 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép tình nguyện viên tiếp xúc với nCoV để thúc đẩy nghiên cứu y tế về đại dịch. Thử nghiệm sẽ bắt đầu trong vòng một tháng tới, 90 tình nguyện viên khỏe mạnh 18-30 tuổi sẽ phơi nhiễm nCoV trong môi trường được kiểm soát, Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh ra thông cáo ngày 17/2.
Một nhân viên tại cơ sở y tế ở Anh hồi năm ngoái. Ảnh: hVIVO .
Thử nghiệm nhằm xác định lượng virus nhỏ nhất cần thiết để gây lây nhiễm, thăm dò phản ứng miễn dịch của cơ thể và tìm hiểu cách virus lây từ người sang người.
Những người tham gia sẽ được giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ và nhà khoa học 24/7. Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng virus được sử dụng sẽ là loại đã lây lan ở Anh vào năm ngoái chứ không phải là biến thể mới xuất hiện gần đây. Chính quyền Anh cấp ngân sách 46,6 triệu USD cho thử nghiệm này.
Thử nghiệm được kỳ vọng giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về Covid-19, như phản ứng miễn dịch cần thiết để chống lại virus, giúp hỗ trợ phát triển vaccine và phương pháp điều trị. Những người muốn tham gia được yêu cầu đăng ký qua trang web UK Covid Challenge.
“Mặc dù đã có những tiến bộ rất tích cực trong việc phát triển vaccine, chúng tôi muốn tìm ra những loại vaccine tốt nhất và hiệu quả nhất để sử dụng lâu dài”. Bộ trưởng Kinh doanh Kwasi Kwarteng cho biết. Ông nói rằng nghiên cứu sẽ “giúp các nhà khoa học nâng cao hiểu biết về cách nCoV tác động đến con người và cuối cùng có thể thúc đẩy phát triển nhanh chóng vaccine”.
Video đang HOT
Chính quyền Anh cho biết các cơ sở nghiên cứu lâm sàng của họ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ virus một cách an toàn. Sau khi giai đoạn đầu của nghiên cứu kết thúc, vaccine đã được chứng minh là an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng có thể được cung cấp cho một lượng nhỏ tình nguyện viên đã tiếp xúc với nCoV, nhằm giúp xác định vaccine hiệu quả nhất.
“Mục đích cuối cùng của chúng tôi là xác định loại vaccine và phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất trong việc đánh bại căn bệnh này, nhưng chúng tôi cần sự hỗ trợ của tình nguyện viên”, nghiên cứu viên chính Chris Chiu, từ Đại học Hoàng gia London, cho biết.
Anh, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi Covid-19 với hơn 118.000 ca tử vong, là quốc gia phương Tây đầu tiên bắt đầu chiến dịch tiêm chủng. Họ đạt cột mốc quan trọng vào cuối tuần trước khi 15 triệu người có nguy cơ cao đã được tiêm mũi đầu tiên. Chính phủ nhắm mục tiêu tiêm thêm cho 17 triệu người vào cuối tháng 4, gồm tất cả người ngoài 50 tuổi.
VUI-202012/01 khiến trên 40 quốc gia hạn chế đi lại với Anh
Kể từ sau khi Anh thông báo phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là VUI-202012/01, trên 40 quốc gia trên thế giới đã cấm hoặc hạn chế đi lại với nước này nhằm ngăn chặn biến thể được cho là lây lan bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhanh hơn.
Khu vực cửa khẩu thông thương giữa Pháp với Anh dẫn tới cảng Dover ở Kent, Đông Nam Anh đóng cửa ngày 21/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Scotland đã đóng cửa biên giới với những khu vực còn lại của Vương quốc Anh trước khi chủng mới được công bố.
Trong khi đó, Pháp ngày 23/12 cho phép công dân các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) được phép vào nước này từ Anh nhưng phải có kết quả xét nghiệm âm tính, cho phép những lái xe tải bị mắc kẹt trong 2 ngày bởi lệnh cấm trở về nhà. Mọi công dân Anh, ngoại trừ tài xế xe tải, xe buýt và tàu hỏa - những người sống ở các nước thành viên EU, không được phép vào Pháp.
Đức cũng cấm tất cả những người đến từ Anh và Nam Phi, những nơi đã xuất hiện biến thể của virus SARS-CoV-2, đến ngày 6/1/2021. Bất kỳ ai nhập cảnh vào Đức cần phải có xét nghiệm âm tính.
Ireland cấm các chuyến bay đến từ Anh cho đến ngày 31/12 tới. Tất cả những người đến Ireland từ Anh kể từ ngày 8/12 tới đều phải tự cách ly trong vòng 14 ngày.
Hà Lan dù đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại từ Anh nhưng tất cả những người đến Hà Lan, trong đó có cả công dân EU, cần phải thực hiện xét nghiệm PCR và có kết quả âm tính ngay trước khi vào nước này. Họ cũng cần phải tự cách ly trong vòng 10 ngày. Hiện Hà Lan đã phát hiện một ca nhiễm chủng mới VUI-202012/01.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang tạm ngừng các chuyến bay, riêng Tây Ban Nha chỉ cho phép các công dân nước này từ Anh trở về nước cho đến ngày 5/1/2021. Ba Lan cũng cấm tất cả các chuyến bay đến từ Anh.
Italy đình chỉ tất cả các chuyến bay đến từ Anh cho đến ngày 6/1 và cấm nhập cảnh đối với những người đã ở Anh trong 14 ngày qua. Hiện Italy đã có 1 ca nhiễm chủng mới nói trên và người này vừa trở về từ Anh.
Tại Nga, Moskva cũng ngừng các chuyến bay đến và đi từ Anh trong vòng 1 tuần.
Những nước còn lại ở châu Âu như Phần Lan và Áo dừng các chuyến bay trong vòng 2 tuần, trong khi Thụy Sĩ ngừng cho đến khi có thông báo tiếp theo, trong khi đó những người đã đến từ Anh hoặc Nam Phi đã được yêu cầu cách ly.
Các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Litva, cũng như Hungary và Luxembourg cũng tạm ngừng các chuyến bay, trong khi các quốc gia Balkan như Croatia, Macedonia, Albania cùng với Bulgaria đình chỉ các chuyến bay cho đến ngày 31/1/2021.
Romania cấm các chuyến bay đến và đi từ Anh trong 2 tuần cũng như CH Séc. Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch tạm ngừng các chuyến bay trong vòng 48 giờ. Thụy Điển đã đóng cửa biên giới với Đan Mạch, nước đã phát hiện 9 ca nhiễm chủng mới của virus SARS-CoV-2.
Bỉ cũng đã đình chỉ hoạt động hàng không và dịch vụ đường sắt Eurostar đến và đi từ Anh. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đình chỉ những chuyến bay đến từ Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Nam Phi.
Ủy ban châu Âu đã kêu gọi các nước thành viên EU mở cửa trở lại biên giới với Anh và thay thế lệnh phong tỏa bằng việc yêu cầu xét nghiệm bắt buộc khi nhập cảnh.
Tại châu Á, Ấn Độ đã ngừng tất cả các chuyến bay cho đến ngày 31/12 tới. Bất kỳ ai từ Anh đến Ấn Độ bằng các chuyến bay quá cảnh đều phải thực hiện xét nghiệm. Hong Kong (Trung Quốc) cấm tất cả các chuyến bay đến từ Anh và gia hạn thời gian cách ly đối với những hành khách đến từ Anh trong 2 tuần qua.
Tại châu Mỹ, Canada đã cấm tất cả các chuyến bay của Anh trong vòng 72 giờ. Honduras tuyên bố tạm thời cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Anh và Nam Phi từ ngày 23/12.
Ở Trung Đông, Saudi Arabia và Oman tuyên bố đóng cửa hoàn toàn biên giới trong vòng ít nhất 1 tuần. Israel cũng thông báo cấm nhập cảnh đối với những người nước ngoài đến từ Anh, Đan Mạch và Nam Phi, trong khi Jordan ngừng các chuyến bay của Anh trong vòng 2 tuần như Iran. Kuwait thêm Anh vào danh sách những quốc gia có "nguy cơ cao" và cấm tất cả các chuyến bay đến và đi từ đây.
Tại châu Phi, Maroc, Algeria và Tunisia cũng cấm tất cả các chuyến bay đến từ Anh. Riêng Algeria quyết định ngừng hồi hương công dân của nước này. Mauritius cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Anh và Nam Phi.
Tại khu vực Mỹ Latinh, El Salvador cấm nhập cảnh đối với những người đã ở Anh hoặc Nam Phi trong 30 ngày qua. Panama và Paraguay cũng có quyết định tương tự. Riêng Peru cấm tất cả các chuyến bay đến từ khu vực châu Âu và bất kỳ người nước ngoài nào đã ở Anh trong vòng 2 tuần qua. Chile và Argentina cấm các chuyến bay đến từ Anh, trong đó bất kỳ ai không có giấy phép cư trú ở Chile mà đã ở Anh trong 2 tuần qua cũng bị cấm.
* Ngày 23/12, Anh đã cho phép sử dụng bộ kit tự xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 của Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) nhằm phát hiện các ca mắc bệnh mà không có triệu chứng, trong bối cảnh nước này đang cân nhắc áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn nhằm kiềm chế sự lây lan của biến thể mới. Dự kiến, bộ kit này có thể có kết quả sau 30 phút.
Anh và EU chính thức đạt thỏa thuận Brexit Hãng tin Sky News dẫn nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về việc về việc Anh rời khỏi EU (gọi tắt là Brexit). Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (phải) và Thủ tướng Anh Boris Johnson trong cuộc gặp tại Brussels, Bỉ, ngày 9/12/2020. Ảnh:...