Anh ra tối hậu thư cho Nga
Ngoại trưởng Anh William Hague tối qua (27/5) đã ra tối hậu thư cho Nga về vấn đề Syria. Theo ông Hague, Moscow cần phải nhanh chóng can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Syria trước khi quá muộn. Nhà ngoại giao hàng đầu nước Anh cũng cảnh báo, vụ thảm sát ít nhất 108 người, trong đó có 32 trẻ em ở Houla, đã đưa Syria tiến sát bờ vực của một cuộc nội chiến.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sắp có cuộc họp khẩn về Syria
Phát biểu ngay sau khi lên máy bay tới thủ đô Moscow để gặp gỡ người đồng cấp Sergei Lavrov trong ngày hôm nay (28/5), Ngoại trưởng Anh cho biết, Nga đang phải đối mặt với một sự lựa chọn hết sức khó khăn giữa một bên là sử dụng ảnh hưởng của mình đối với chính quyền của Tổng thống Assad và bên kia là để cho khu vực ảnh hưởng cuối cùng của họ ở Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Kêu gọi Moscow ủng hộ nhiệt thành cho kế hoạch hòa bình 6 điểm của Liên Hợp Quốc do cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đứng ra làm trung gian, ông Hague cho rằng: “Nga có ảnh hưởng lớn đối với chính quyền Syria.
Video đang HOT
“Chúng ta có nhều bất đồng về quan điểm ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Nga ủng hộ kế hoạch của ông Annan và vì thế, tôi hy vọng Nga sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của mình để buộc chính quyền của Tổng thống Assad thực thi kế hoạch đó”, Ngoại trưởng Anh phát biểu.
“Sẽ không có lợi cho Nga hay bất kỳ người nào trên thế giới nếu để Syria rơi vào tình hình bạo lực đẫm máu hơn và tiến gần tới một cuộc nội chiến toàn diện”, ông Hague nhấn mạnh thêm.
Các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu đều đang đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Assad gây ra vụ thảm sát hơn 100 người ở thành phố miền trung Houla cách đây 3 ngày.
Ngày hôm qua, chính quyền Syria đã lên tiếng phủ nhận họ có liên quan đến vụ thảm sát nói trên. “Chúng tôi kịch liệt lên án vụ thảm sát của lực lượng khủng bố”, ông Jihad Makdessi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria, cho biết. Theo ông Makdessi, chính phủ Syria đã thành lập một ủy ban pháp lý quân sự để điều tra vụ việc và sẽ sớm có kết quả trong 3 ngày nữa.
Ông Makdissi nhấn mạnh, không có xe tăng hay xe thiết giáp nào của quân chính phủ tiến vào thành phố Houla trong những ngày qua. Lực lượng chính phủ ở đây đang được đặt trong tình trạng tự vệ. Phát biểu này của ông Makdissi đối ngược với những cáo buộc của phe nổi dậy. Phe nổi dậy tố cáo rằng, quân chính phủ đã tiến hành một cuộc tấn công thảm sát, gây ra cái chết của hơn 100 người. Vụ việc này ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của các cường quốc phương Tây.
Nga nghi ngờ phương Tây và phe nổi dậy Syria
Trong khi phương Tây ra sức chỉ trích chính quyền Syria thì Nga tỏ ra nghi ngờ bản chất của vụ thảm sát và sự dính líu của quân chính phủ Syria. Từ trước đến giờ, Moscow tin rằng, phương Tây đang bênh vực, ủng hộ cho phe nổi dậy Syria.
Phó Đại diện ngoại giao của Nga tại Liên Hợp Quốc – ông Igor Pankin phát biểu: “Chúng tôi cần phải tìm hiểu xem liệu có đúng vụ việc đó là do chính phủ Syria gây ra. Có những bằng chứng cho thấy, đa số những người bị giết bị chém, bị chặt hoặc bị hành quyết”. Như vậy, ít có khả năng quân chính phủ tấn công, giết chết những người này.
Ngay từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ Syria nổ ra từ hồi đầu năm ngoái, các cường quốc thế giới đã mâu thuẫn với nhau về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Trung Đông. Nếu như các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tục gây sức ép đòi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức thì Nga với sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc lại tìm cách chống lại nỗ lực thay đổi chính quyền ở đây. Nga – vốn là một đồng minh thân thiết của Syria, kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây vào chính trường đất nước Trung Đông. Nga tuyên bố sẽ không để các cường quốc phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai.
Không chỉ ủng hộ bằng lời nói, Nga còn có rất nhiều hành động cụ thể để “chống lưng” cho chính quyền của Tổng thống Assad. Nga được cho là tiếp tục cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria. Nước này cùng với Trung Quốc cũng liên tiếp bác bỏ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm lên án chính quyền Syria. Moscow tố cáo, phương Tây phiến diện, đứng về một bên trong cuộc khủng hoảng ở Syria.
Theo VNMEdia
Khi những nước nhỏ dám thách thức Trung Quốc
Trung Quốc là cường quốc số 1 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và là siêu cường số 2 thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, người ta đã chứng kiến siêu cường này bị "thách thức" bởi các nước nhỏ hơn mình rất nhiều lần.
Philippines tập trận với Mỹ trong thời điểm diễn ra cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, chiếm tới hơn 1/7 dân số toàn cầu. Nước này cũng là quốc gia có lãnh thổ rộng hàng top 5 thế giới. Vì vậy, bản thân Trung Quốc đã là một nước lớn. Với sức mạnh kinh tế và quân sự không ngừng tăng trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc dần khẳng định vị thế là siêu cường số 1 của khu vực Châu Á tiềm năng. Nước này được cho là cũng đang cạnh tranh vị trí bá chủ thế giới với Mỹ.
Với sức mạnh và ảnh hưởng như trên, nhiều cường quốc như Mỹ, Nga.. còn phải có đôi phần kiêng nể Trung Quốc. Vậy mà mới đây, một số nước nhỏ đã dám ngạo nghễ thách thức Trung Quốc. Điều này đã khiến Bắc Kinh thực sự bối rối.
Triều Tiên dội gáo nước lạnh vào Trung Quốc
Hồi giữa tháng 5, truyền thông thế giới được dịp "nổi sóng" trước một sự kiện gây sốc liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên.
Trung Quốc và Triều Tiên vốn được coi là một trong những cặp đồng minh gắn bó bền vững hàng đầu thế giới. Trung Quốc vừa là đồng minh lớn nhất cũng vừa là nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên. Quan hệ giữa hai nước này được gắn bó bởi lợi ích sống còn. Bình Nhưỡng cần Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với các cường quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh cần Bình Nhưỡng với tư cách là vùng đệm an toàn cho Trung Quốc. Những tưởng mối quan hệ Trung-Triều sẽ không bao giờ có thể rạn nứt nhưng mới đây, người ta đã chứng kiến mâu thuẫn hiếm hoi nổi lên giữa hai nước này.
Có thể nói, Triều Tiên đã khiến nhiều người kinh ngạc khi dám công khai bắt giữ một loạt tàu thuyền và 29 ngư dân Trung Quốc. Không những thế, Bình Nhưỡng còn đòi phải được trả tiền bồi thường trước khi thả các tàu thuyền và ngư dân của nước đồng minh. Bình Nhưỡng cho biết, họ bắt giữ ngư dân Trung Quốc vì những người này đã dám xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Triều Tiên để đánh bắt cá. Tuy nhiên, các chủ thuyền Trung Quốc khăng khăng khẳng định, tàu thuyền của họ bị bắt khi đang đánh bắt cá trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước họ.
Chưa rõ ai đúng ai sai trong vụ việc trên nhưng vụ bắt giữ tàu thuyền Trung Quốc của Triều Tiên đã khiến Bắc Kinh bẽ mặt. Điều này được thể hiện rõ qua phản ứng lặng lẽ của Trung Quốc trong vụ lùm xùm với Triều Tiên này.
Tại sao Bình Nhưỡng lại dám dội một gáo nước lạnh vào Bắc Kinh khi mà họ đang phải phụ thuộc rất nhiều vào đồng minh của mình, cả trên mặt trận kinh tế lẫn ngoại giao? Khi một nước nhỏ dám thách thức một cường quốc thì có hai lý do, hoặc là họ có chỗ dựa, hai là họ có lý do chính đáng có thể được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Trong trường hợp Triều Tiên, việc nước này cáo buộc tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm lãnh hải không rõ có đúng hay không nhưng Bình Nhưỡng hiểu tầm quan trọng của họ đối với an ninh Trung Quốc.
Tuy vậy, việc Triều Tiên dội gáo nước lạnh vào Trung Quốc không có nghĩa là nước này muốn phá hỏng mối quan hệ đồng minh tốt đẹp với cường quốc số 1 Châu Á. Bình Nhưỡng vẫn nỗ lực củng cố quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, nước này khó chịu trước những hoạt động "vi phạm lãnh thổ" của tàu thuyền Trung Quốc trong thời gian qua. Hơn nữa, Triều Tiên còn đang bất mãn với Trung Quốc khi đồng minh lớn này gần đây có nhiều động thái quay lưng lại với họ. Bắc Kinh đã thẳng thừng lên án Bình Nhưỡng về vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng 4 vừa rồi. Chưa hết, Trung Quốc còn đang lặng lẽ gây sức ép, buộc Triều Tiên từ bỏ kế hoạch tiến hành vụ thử hạt nhân mới.
Philippines thách thức Trung Quốc
Ngoài Triều Tiên, một nước nhỏ nữa dám thách thức siêu cường Trung Quốc là Philippines. Suốt từ tháng 4 đến giờ, người ta chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt giữa Bắc Kinh và Manila vì tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Với tư cách là nước lớn, Trung Quốc đã dùng rất nhiều cách để gây sức ép và uy hiếp Philippines nhằm buộc nước này phải nhượng bộ trong cuộc đối đầu mới nhất ở vùng tranh chấp. Ngoài việc liên tiếp tung ra những lời cảnh báo, đe dọa, Bắc Kinh còn phô trương sức mạnh quân sự của mình để thị uy đối phương.
Tuy nhiên, Manila không hề tỏ ra nao núng trước những "đòn gió" của Trung Quốc. Mặc dù luôn thể hiện thái độ mềm mỏng, thận trọng nhưng Philippines vẫn cho thấy rõ sự quyết tâm của họ trong việc "bảo vệ chủ quyền" ở bãi cạn Scarborough.
Trong cuộc đối đầu với một nước lớn như Trung Quốc hiện nay, Philippines đã khá khôn khéo khi thể hiện thái độ lúc mềm mỏng lúc lại rất cứng rắn. Trong khi liên tục bày tỏ mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough, Manila cũng kiên quyết không "bỏ qua" cho bất kỳ hành động "hiếu chiến" hay là "vi phạm chủ quyền" nào của đối phương.
Trong hơn 6 tuần qua, Manila đã nhiều lần thẳng thắn tố cáo Trung Quốc quấy rối tàu thuyền và vi phạm lãnh hải của họ. Mới đây nhất, hôm 23/5, Philippines đã không ngần ngại tố cáo Trung Quốc đang tìm cách uy hiếp nước này bằng việc huy động một số lượng lớn tàu thuyền đến vùng tranh chấp. Manila cũng tố cáo Trung Quốc không thực thi lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này tuyên bố áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8 ở nhiều khu vực thuộc Biển Đông.
Khi Trung Quốc cảnh báo Philippines không được lôi bên thứ 3 vào tranh chấp Biển Đông. Ngay lập tức, Manila đã phản pháo bằng tuyên bố sẽ tiếp tục "trông cậy" vào bên thứ 3 trong nỗ lực giải quyết cuộc tranh chấp hiện nay ở bãi cạn Scarborough.
Bản thân việc Philippines tăng cường quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ trong thời gian diễn ra cuộc đối đầu với Trung Quốc cũng chính là một minh chứng rõ ràng về sự thách thức của nước này đối với cường quốc láng giềng. Sự hậu thuẫn của Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới, là một trong những "vũ khí" giúp Philippines trở nên tự tin hơn khi đối đầu với Trung Quốc.
Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough (còn được Manila gọi là bãi cạn Panatag hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Bắc Kinh). Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Theo VNMedia
Yemen: Quân chính phủ giành lại thành phố Zinjibar Ngày 21/4, quân chính phủ Yemen đã giành lại được phần lớn thành phố chiến lược Zinjibar. Các binh ỹ kiểm tra những xe cộ đi lại trên một đường phố ở thủ đô Sanaa ngày 14/4. (Ảnh: THX/TTXVN) Các quan chức quân đội cho biết không quân Yemen đã oanh kích tỉnh miền Nam Abyan, tiêu diệt ít nhất 12 tay súng...