Anh, Pháp và Đức để ngỏ các biện pháp trừng phạt Iran
Anh, Pháp, Đức mới đây đã tuyên bố sẵn sàng khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran để ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Quang c ảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) mới đây, đại sứ các nước phương Tây nói trên tại LHQ cho rằng Iran cần giảm tốc chương trình hạt nhân nhằm tạo môi trường chính trị thuận lợi cho đàm phán. Các đại sứ tuyên bố sử dụng mọi công cụ ngoại giao để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, bao gồm cả việc khôi phục biện pháp trừng phạt nếu cần thiết.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA) Rafael Grossi bày tỏ quan ngại Iran có kế hoạch tăng cả sản lượng và mức độ tinh khiết uranium làm giàu sát mức sản xuất vũ khí.
Ngày 10/12, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã đệ trình báo cáo lên HĐBA về việc thực hiện nghị quyết năm 2015, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một giải pháp hòa bình cho hồ sơ hạt nhân Iran trong bối cảnh tình hình Trung Đông đang xấu đi. Nghị quyết này ghi nhận thỏa thuận của Iran với Nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trự HĐBA là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng Đức) về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tehran để đổi lấy các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận thỏa thuận nói trên, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), và tái áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Iran. Tehran sau đó đã thu hẹp việc thực hiện cam kết trong thỏa thuận này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thỏa thuận đổ vỡ. Từ đó đến nay, các nước còn lại tham gia thỏa thuận đã nỗ lực thúc đẩy nhiều vòng đàm phán để vãn hồi tình thế, nhưng chưa đạt được kết quả.
Đầu tuần này, Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani hối thúc các nước châu Âu từ bỏ chính sách gây áp lực và đối đầu, thay vào đó tăng cường biện pháp ngoại giao, tập trung vào việc xây dựng lại niềm tin để giải quyết bế tắc hiện nay. Trong khi đó, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cho rằng Anh, Đức và Pháp không có quyền viện dẫn “cơ chế khôi phục” các lệnh trừng phạt.
4 nước lên án Iran sản xuất uranium gần cấp độ vũ khí
Reuters hôm qua đưa tin Mỹ, Anh, Đức và Pháp ngày 28.12 ra tuyên bố chung lên án việc Iran gia tăng sản xuất uranium được làm giàu ở mức độ cao với độ tinh khiết lên tới 60%, gần với mức được sử dụng làm nhiên liệu vũ khí hạt nhân.
Trong tuyên bố, 4 nước không đề cập hậu quả Iran có thể phải đối mặt khi tăng sản lượng uranium như trên, nhưng kêu gọi đảo ngược quá trình này, và nhấn mạnh họ vẫn "cam kết thực hiện một giải pháp ngoại giao" cho tranh cãi về chương trình hạt nhân của Tehran.
Cơ sở làm giàu uranium Natanz ở Iran. Ảnh Reuters
Tuyên bố chung được đưa ra sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá trong một báo cáo ngày 26.12 rằng Iran đã đảo ngược quá trình giảm tốc độ sản xuất uranium được làm giàu cao với độ tinh khiết lên tới 60%. Đáp lại, Iran ngày 27.12 khẳng định báo cáo của IAEA "không có gì mới" và Iran đang thực hiện chương trình của mình "theo quy định".
Iran khoe tên lửa hành trình mới sau khi bị Mỹ tố phóng UAV vào tàu chở hóa chất gần Ấn Độ
G7 lên án Iran tấn công Israel, Tel Aviv nói không muốn chiến tranh Các lãnh đạo của nhóm G7 đã lên án cuộc tấn công của Iran vào Israel, đồng thời tuyên bố sẽ nỗ lực ngăn chặn "sự leo thang không thể kiểm soát" ở khu vực Trung Đông. Italia, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G7, hôm 14/4 đã triệu tập một cuộc họp của những người đứng đầu nhóm (gồm...